Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Erasmus là một nhà văn, học giả và là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Hà Lan.

Erasmus (Gerrit Gerritszoon) là con ngoài giá thú của một linh mục và được ghi nhận sinh năm 1466 tại Rotterdam. Năm 1492, ông được phong linh mục và theo học tại Paris. Từ năm 1499, Erasmus trở thành một học giả độc lập, đi từ thành phố này sang thành phố khác để giảng dạy và trao đổi với các nhà tư tưởng trên khắp châu Âu. Continue reading “Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Copernicus là một nhà thiên văn học người Ba Lan nổi tiếng với lý thuyết “Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ chứ không phải Trái đất.”

Nicolaus Copernicus sinh ngày 19/02/1473 tại Thorn (Torun ngày nay), Ba Lan, và có cha là một thương nhân và quan chức địa phương. Khi Copernicus lên 10, cha ông mất và chú của ông – một giáo sĩ – đã đảm bảo cho Copernicus có được một nền tảng giáo dục tốt. Năm 1491, ông đến Học viện Krakow (nay là Đại học Jagiellonia) và đến Ý vào năm 1496 để học luật. Khi còn là sinh viên tại Đại học Bologna, ông đã ở cùng một giáo sư toán học là Domenico Maria de Novara, người đã truyền cho Copernicus niềm đam mê về địa lý và thiên văn học. Continue reading “Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm”

Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marie Curie (1867 – 1934) là một nhà vật lý và nhà hóa học gốc Ba Lan, đồng thời là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Cùng với chồng là Pierre, bà được trao giải Nobel năm 1903 và tiếp tục nhận được một giải Nobel khác vào năm 1911.

Marie Sklodowska sinh ngày 07/11/1867 tại Warsaw và là con của một giáo viên. Năm 1891, bà tới Paris để học toán và vật lý tại Đại học Sorbonne, nơi bà gặp Pierre Curie – giáo sư của Khoa Vật lý. Họ kết hôn vào năm 1895 và cùng nghiên cứu về phóng xạ, vốn dựa trên thành quả của nhà vật lý người Đức Roentgen và nhà vật lý người Pháp Becquerel. Continue reading “Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel”

Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Van Leeuwenhoek (1632 – 1723) là một thương nhân dệt may người Hà Lan và là nhà tiên phong của ngành vi sinh vật học.

Antonie van Leeuwenhoek sinh ngày 24/10/1632 tại Delft. Năm 1648, ông tập sự tại xưởng của một thương nhân dệt và có lẽ đó là nơi lần đầu ông nhìn thấy kính lúp – vốn được dùng bởi các thương nhân ngành dệt may để đếm mật độ sợi vải, từ đó kiểm soát chất lượng. Năm 20 tuổi, ông trở về Delft và quyết định trở thành một người buôn vải. Ông trở nên giàu có và được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của quận trưởng tại Delft vào năm 1660, rồi trở thành một viên chánh thanh tra địa chính chín năm sau đó. Continue reading “Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học”

Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến ​​trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Bậc thang (Step Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.

Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang. Continue reading “Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên”

Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Nỗ lực vận động của Norton (1808 – 1877) về quyền nuôi con và các điều kiện ly hôn đã đưa bà trở thành nhà đấu tranh cho nữ quyền nổi tiếng dưới thời Victoria.

Caroline Sheridan sinh ngày 22/03/1808 tại London trong một gia đình lớn nhưng nghèo khó. Bà là cháu gái của nhà soạn kịch Richard Brinsley Sheridan. Năm Caroline lên tám, cha bà qua đời và bỏ lại gia đình với những gánh nặng lớn về tài chính. Vì vậy, khi George Norton, một nghị sĩ quốc hội của Đảng Bảo thủ đại diện cho Guidford, cầu hôn Caroline vào tám năm sau, mẹ bà đã tác thành cho cuộc hôn nhân này. Dù không muốn nhưng vì gia đình, Caroline đã chấp nhận. Continue reading “Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria”

Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Tutankhamun* (1336 BC – 1327 BC) là pharaoh thứ 11 của vương triều Ai Cập Cổ đại thứ 18. Ông ít được biết đến và chỉ nổi tiếng sau khi lăng mộ ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter vào năm 1922.

Mộ của Tutankhamun tiết lộ rằng ông chỉ khoảng 17 tuổi khi qua đời và nhiều khả năng đã thừa kế ngai vàng lúc tám hoặc chín tuổi. Ông cũng được cho là con trai của Akhenaten, thường được biết đến như vị ‘vua dị giáo’, người đã thay thế việc thờ cúng thần ‘Amun’ theo truyền thống bằng vị thần mặt trời ‘Aten’, từ đó khẳng định uy quyền của mình trên tư cách là pharaoh theo một cách mới. Continue reading “Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại”

Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francis Bacon (1561 – 1626) là một triết gia, chính khách người Anh và là người tiên phong của tư tưởng khoa học hiện đại.

Sinh ngày 22/01/1561 tại London, Francis Bacon là con trai của Nicholas Bacon, Quốc tỉ thượng thư (Keeper of the Great Seal) của nữ hoàng Elizabeth I. Ông từng học tại Đại học Cambridge và Học viện Luật sư Gray’s Inn, sau đó trở thành nghị sĩ quốc hội vào năm 1584. Tuy nhiên, ông không được Nữ hoàng Elizabeth chú ý và sự nghiệp chỉ phát triển khi James I lên nắm quyền năm 1603. Sau khi được phong tước hiệp sĩ trong năm này, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ liên tiếp nhau mà cao nhất là chức Quốc tỉ thượng thư như cha ông. Continue reading “Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh”

Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward IV (1442 – 1483) từng hai lần làm vua nước Anh và đã đánh bại Nhà Lancaster để đưa Nhà York lên ngai vàng nước Anh.

Sinh ngày 28/04/1442 tại Rouen, Pháp, Edward là con trai của Richard Plantagenet, Công tước xứ York. Cha của Edward từng là nhân vật dẫn đầu nhà York trong các cuộc Chiến tranh Hoa hồng chống lại nhà Lancaster – bắt đầu vào năm 1455. Khi Richard Plantagenet bị giết tại Trận Wakefield năm 1460, Edward thừa hưởng quyền kế vị. Với sự ủng hộ của Bá tước Warwick nhiều quyền lực, vốn được coi là người có ảnh hưởng lớn tới việc định đoạt ngôi vương, Edward đã đánh bại nhà Lancaster trong một loạt trận đánh mà đỉnh điểm là Trận Towton năm 1461. Sau khi lật đổ vua Henry VI, Edward lên ngôi với tên hiệu là Edward IV. Continue reading “Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh”

Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ông Gary Locke (tên chữ Hán: Lạc Gia Huy) Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc nhiệm kỳ 2011-2014 đã trở thành nhân vật làm rung chuyển dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này. Ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh lần đầu trong tư cách Đại sứ, giới truyền thông và hàng trăm triệu dân mạng Trung Quốc đua nhau đưa tin và bàn tán về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình. Gary Locke đi đâu cũng có nhiều người Trung Quốc bám theo chụp ảnh, đưa tin, khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

Vì sao có chuyện như vậy? Continue reading “Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ”

Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius I (10 BC – 54 AD) là vị hoàng đế đã biến Anh trở thành một phần của Đế chế La Mã. 

Claudius sinh ngày 1 tháng 8 năm 10 TCN tại Gaul (nay là Pháp) trong một gia đình hoàng gia La Mã. Tiberius, hoàng đế thứ hai của Rome, là chú của ông. Những hạn chế về thể chất như tật đi khập khiễng và nói lắp đã khiến ông bị gia đình đối xử khinh miệt và không được xem như một hoàng đế tương lai. Khi Caligula, người kế vị của Tiberius bị ám sát vào tháng 1 năm 41 SCN, Đội cận vệ Praetorian đã tìm thấy Claudius trong cung điện và tuyên bố ông là hoàng đế. Viện nguyên lão đã cố chống lại Claudius trong hai ngày nhưng sau đó đã chấp nhận ông. Continue reading “Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh”

Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Richard Nixon (1913-1994) là tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ và là người duy nhất từng từ ​​chức – một quyết định liên quan đến vụ bê bối Watergate. Nhiệm kỳ tổng thống của ông còn được đánh dấu bởi sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Sinh ngày 09/11/1913 tại California, Richard Milhous Nixon học luật và sau đó làm việc cho một công ty luật ở Mỹ. Năm 1940, ông kết hôn với Patricia Ryan và họ có với nhau hai con gái. Trong Thế chiến II, Nixon phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Tới năm 1946, ông được bầu vào Quốc hội và đã giành được một ghế trong Thượng viện vào năm 1950, đại diện cho bang California. Continue reading “Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức”

Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Archimedes (khoảng 287 – 212 TCN) là một triết gia, nhà toán học và nhà phát minh người Hy Lạp, người đã viết nên các công trình quan trọng về hình học, số học và cơ học.

Archimedes sinh ra ở Syracuse thuộc bờ biển phía đông Sicily và học tập tại Alexandria, Ai Cập. Sau khi trở về Syracuse, ông gần như dành trọn phần đời còn lại vào việc nghiên cứu và thí nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Continue reading “Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh”

Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Mới đây Michael Bloomberg đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 trong thành phần Đảng Dân chủ.  Bloomberg cho biết trước đây ông từng nói sẽ không ra tranh cử, nhưng nay lại thay đổi quyết định bởi lẽ ông không nghĩ rằng các ứng viên Tổng thống đại diện đảng Dân chủ hiện nay có thể đánh bại được ông Trump.

Vài nét tiểu sử

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình Do Thái bình thường. Khi còn là sinh viên đại học, ông vừa đi học vừa tự kiếm sống bằng mọi cách, kể cả lao động chân tay. Từ hồi ấy ông đã say mê môn tin học và tỏ ra có năng khiếu xuất sắc trong lĩnh vực này. Continue reading “Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khu nhà Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên khuất trong một ngõ hẹp ở làng Lai Xá, ngoại thành Hà Nội. Cổng vào không có bất cứ trang trí hoặc màu sắc nào gây chú ý, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Từ trong đến ngoài, tất cả đều giản dị, khiêm tốn. Nhưng khi nghe giới thiệu, mới biết cách bài trí ở đây rất công phu và đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch cổ lát lối đi trong mảnh vườn xinh xinh có cái tên đầy thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới sự bố trí các kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Văn Huyên-Vi Kim Ngọc trong bốn tầng nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu nhớ và nghĩ về tiền nhân. Đây là điều đầu tiên người xem cảm nhận được khi đi vào khoảnh sân và mảnh vườn khu Bảo tàng. Continue reading “Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  “

Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”

Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 18/04/2008, cuốn phim tài liệu “Svetlana nói về Svetlana” (Svetlana About Svetlana) bắt đầu được chiếu tại Liên hoan Phim Wisconsin ở thành phố Madison thủ phủ bang Wisconsin (Mỹ).

Svetlana là tên gọi bà Svetlana Allilueva, con gái duy nhất của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô suốt 29 năm từ năm 1924 cho tới năm 1953 khi ông qua đời.

Svetlana có một cuộc đời trôi nổi rất phức tạp. Con người này tính tình kỳ cục, cáu bẳn, thất thường, “có chút điên” – như con trai bà nhận xét mẹ. Bà mai danh ẩn tích tại một thị trấn nhỏ ở bang Wisconsin miền Bắc nước Mỹ suốt hai chục năm. Continue reading “Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin”

Tướng Robert E. Lee và Tướng Ulysses S. Grant

Tác giả: Anh Phạm

Giữa tháng 8 năm 2017, những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng đã tuần hành tại Charlottesville, bang Virginia, Hoa Kỳ nhằm chống lại một kế hoạch loại bỏ một tượng đài Robert Lee, tướng cầm đầu quân đội Hợp bang miền Nam (Confederate Army, ủng hộ chế độ nô lệ) trong cuộc nội chiến Mỹ kéo dài 4 năm (1861 đến 1865). Cuộc biểu tình dẫn đến các đụng độ bạo lực khiến một người chết và hàng chục người bị thương. Tổng thống Donald Trump lên tiếng phản đối bạo lực với những lời lẽ gây tranh cãi nhiều hơn, dẫn đến việc một vài Tổng Giám Đốc của các công ty lớn xin rời khỏi uỷ ban cố vấn về kinh tế của Tổng thống. Thực sự, Robert E. Lee là ai? Nếu tìm hiểu chút ít về Robert Lee, không thể không nhắc đến Ulysses Grant, tướng cầm đầu của quân đội Liên bang (Union Army, ủng hộ việc bỏ chế độ nô lệ) do Tổng Thống Abraham Lincoln chỉ định để chiến đấu trong cuộc nội chiến nhằm thống nhất đất nước. Hãy cùng nhau tìm hiểu về hai người Mỹ vĩ đại này. Continue reading “Tướng Robert E. Lee và Tướng Ulysses S. Grant”