Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Horatio Kitchener (1850 – 1916) là một chỉ huy quân sự và chính khách người Anh. Ông từng là Bộ trưởng Chiến tranh trong những năm đầu của Thế chiến I và từng tập hợp quân đội ở quy mô lớn chưa từng có. Kitchener cũng xuất hiện trên tấm áp phích tuyển quân nổi tiếng nhất của Anh từng được xuất bản.

Horatio Kitchener sinh ngày 24/06/1850 tại Hạt Kerry, Ireland, từng du học tại Thụy Sĩ và theo học tại Học viện Quân Sự Hoàng gia ở Woolwich. Năm 1871, ông gia nhập lực lượng Kỹ sư Hoàng gia. Kitchener từng tham gia một chiến dịch bất thành nhằm giải cứu Tướng Charles Gordon tại Khartoum những năm 1884 – 1885, và được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Sudan vào năm 1886. Sáu năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của quân đội Anh  tại Ai Cập. Năm 1896, Kitchener bắt đầu tái chiếm Sudan trong cuộc đối đầu với lực lượng al-Mahdi, đỉnh điểm là Trận Omdurman và việc chiếm lại Khartoum vào năm 1898. Kitchener sau đó đã trở thành Toàn quyền Sudan và một anh hùng dân tộc. Continue reading “Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I”

Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pablo Picasso (1881 – 1973) là một danh họa người Tây Ban Nha và được xem là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông đã thử nghiệm một loạt các trường phái và đề tài trong sự nghiệp của mình, đáng chú ý nhất là “Trường pháp Lập thể”.

Pablo Ruiz sinh ngày 25/10/1881 tại Malaga và là con trai của một giáo viên mỹ thuật. Sau này, ông lấy tên thời thiếu nữ của mẹ mình là Picasso. Picasso lớn lên ở Barcelona và sớm thể hiện tài năng nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ. Đầu những năm 1900, ông đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha trước khi định cư tại Paris vào năm 1904. Tại đây, ông đã thử nghiệm nhiều trường phái và sáng tạo ra phong cách của riêng mình, thể hiện trong các giai đoạn sự nghiệp ‘Màu Lam’ (Blue Period) và ‘Màu Hồng’ (Rose Period) của ông. Continue reading “Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20”

William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Tuke (1732 – 1822) là một nhà từ thiện hàng đầu thuộc phái Giáo hữu và đã nghiên cứu ra các phương pháp nhân đạo hơn để điều trị bệnh tâm thần.

William Tuke sinh ngày 24/03/1732 tại York trong một gia đình hàng đầu theo phái Giáo hữu. Từ khi còn nhỏ, ông đã tham gia vào công việc buôn bán trà và cà phê của gia đình. Ngoài việc kinh doanh, Tuke còn dành rất nhiều thời gian để theo đuổi hoạt động từ thiện.

Khi một tín đồ phái Giáo hữu chết trong điều kiện tồi tàn và thiếu nhân đạo của Bệnh viện tâm thần York Asylum, Tuke đã được mời đến và kinh hoàng khi chứng kiến cảnh tượng ở đây. Mùa xuân năm 1792, ông kêu gọi Hiệp hội Giáo hữu tiến hành cách mạng hóa việc điều trị cho người bị bệnh tâm thần. Ông đã huy động đủ kinh phí để mở Bệnh viện tâm thần York Retreat vào năm 1796 – một cơ sở trị bệnh cho người mất trí. Continue reading “William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần”

George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Reginald Starr (1904 – 1980) là một kỹ sư mỏ người Anh và là một trong những đặc vụ thời chiến xuất sắc nhất của Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE).

George Reginald Starr sinh năm 1904 tại Shropshire, có cha là người Mỹ và mẹ là người Anh. Ông trở thành kỹ sư mỏ trong những năm 1920 và công việc này đã đưa ông đi khắp miền bắc nước Pháp và Bỉ trong những năm 1930. Sau khi người Anh di tản khỏi Dunkirk trong Thế chiến II, ông gia nhập Quân đội và khả năng ngôn ngữ đã sớm đưa ông đến với Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE). Continue reading “George Starr: Đặc vụ Anh xuất sắc trong Thế chiến II”

Harold II: Vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Harold (1020 – 1066) là vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh và bị giết bởi William, Công tước xứ Normandy trong Trận Hastings.

Harold sinh ra vào đầu những năm 1020 và là con trai của Godwine, Bá tước xứ Wessex. Ông đạt được tước hiệu như cha của mình vào năm 1053 và trở thành người quyền lực thứ hai ở Anh chỉ sau quốc vương. Ông cũng là trung tâm của sự phản đối chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của người Norman ở Anh khi vua Edward (được gọi là ‘Người xưng tội’ vì lòng sùng đạo của ông) đã khuyến khích điều này. Continue reading “Harold II: Vị vua người Anglo-Saxon cuối cùng của Anh”

Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khufu (2609 TCN – 2584 TCN), hay còn có tên Hy Lạp là Cheops, là vị pharaoh Ai Cập thứ hai của Vương triều thứ Tư. Ông nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) tại Giza.

Khufu có tên đầy đủ là Khnum-Khufwy, nghĩa là ‘[thần] Khnum bảo vệ tôi’. Ông là con trai của Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I và được cho là có ba đời vợ. Khufu nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp tại Giza – một trong bảy kỳ quan của thế giới. Ngoài điều đó ra thì người ta biết rất ít về ông. Đáng tiếc thay, bức tượng duy nhất của ông còn sót lại đến ngày nay là tác phẩm điêu khắc hoàng gia Ai Cập nhỏ nhất từng được phát hiện: một bức tượng bằng ngà cao 7,5cm được tìm thấy ở Abydos. Continue reading “Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza”

Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Oscar Wilde (1854 – 1900) là một tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà phê bình người Anh-Ireland và là nhân vật nổi tiếng ở London vào cuối thế kỷ 19.

Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde sinh ngày 16/10/1854 tại Dublin, có cha là một bác sĩ phẫu thuật thành đạt và mẹ là một nhà văn, nhà thơ ủng hộ các phong trào dân tộc và nữ quyền. Wilde từng học tại trường Trinity College ở Dublin và Magdalen College ở Oxford. Khi ở Oxford, Wilde bắt đầu quan tâm đến thẩm mỹ, nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, ông tới London để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Continue reading “Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19”

Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Erasmus là một nhà văn, học giả và là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Hà Lan.

Erasmus (Gerrit Gerritszoon) là con ngoài giá thú của một linh mục và được ghi nhận sinh năm 1466 tại Rotterdam. Năm 1492, ông được phong linh mục và theo học tại Paris. Từ năm 1499, Erasmus trở thành một học giả độc lập, đi từ thành phố này sang thành phố khác để giảng dạy và trao đổi với các nhà tư tưởng trên khắp châu Âu. Continue reading “Erasmus: Học giả lỗi lạc ủng hộ Cải cách Tin Lành”

Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến ​​trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Bậc thang (Step Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.

Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang. Continue reading “Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên”

Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Nỗ lực vận động của Norton (1808 – 1877) về quyền nuôi con và các điều kiện ly hôn đã đưa bà trở thành nhà đấu tranh cho nữ quyền nổi tiếng dưới thời Victoria.

Caroline Sheridan sinh ngày 22/03/1808 tại London trong một gia đình lớn nhưng nghèo khó. Bà là cháu gái của nhà soạn kịch Richard Brinsley Sheridan. Năm Caroline lên tám, cha bà qua đời và bỏ lại gia đình với những gánh nặng lớn về tài chính. Vì vậy, khi George Norton, một nghị sĩ quốc hội của Đảng Bảo thủ đại diện cho Guidford, cầu hôn Caroline vào tám năm sau, mẹ bà đã tác thành cho cuộc hôn nhân này. Dù không muốn nhưng vì gia đình, Caroline đã chấp nhận. Continue reading “Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria”

Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francis Bacon (1561 – 1626) là một triết gia, chính khách người Anh và là người tiên phong của tư tưởng khoa học hiện đại.

Sinh ngày 22/01/1561 tại London, Francis Bacon là con trai của Nicholas Bacon, Quốc tỉ thượng thư (Keeper of the Great Seal) của nữ hoàng Elizabeth I. Ông từng học tại Đại học Cambridge và Học viện Luật sư Gray’s Inn, sau đó trở thành nghị sĩ quốc hội vào năm 1584. Tuy nhiên, ông không được Nữ hoàng Elizabeth chú ý và sự nghiệp chỉ phát triển khi James I lên nắm quyền năm 1603. Sau khi được phong tước hiệp sĩ trong năm này, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ liên tiếp nhau mà cao nhất là chức Quốc tỉ thượng thư như cha ông. Continue reading “Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh”

Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward IV (1442 – 1483) từng hai lần làm vua nước Anh và đã đánh bại Nhà Lancaster để đưa Nhà York lên ngai vàng nước Anh.

Sinh ngày 28/04/1442 tại Rouen, Pháp, Edward là con trai của Richard Plantagenet, Công tước xứ York. Cha của Edward từng là nhân vật dẫn đầu nhà York trong các cuộc Chiến tranh Hoa hồng chống lại nhà Lancaster – bắt đầu vào năm 1455. Khi Richard Plantagenet bị giết tại Trận Wakefield năm 1460, Edward thừa hưởng quyền kế vị. Với sự ủng hộ của Bá tước Warwick nhiều quyền lực, vốn được coi là người có ảnh hưởng lớn tới việc định đoạt ngôi vương, Edward đã đánh bại nhà Lancaster trong một loạt trận đánh mà đỉnh điểm là Trận Towton năm 1461. Sau khi lật đổ vua Henry VI, Edward lên ngôi với tên hiệu là Edward IV. Continue reading “Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh”

Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius I (10 BC – 54 AD) là vị hoàng đế đã biến Anh trở thành một phần của Đế chế La Mã. 

Claudius sinh ngày 1 tháng 8 năm 10 TCN tại Gaul (nay là Pháp) trong một gia đình hoàng gia La Mã. Tiberius, hoàng đế thứ hai của Rome, là chú của ông. Những hạn chế về thể chất như tật đi khập khiễng và nói lắp đã khiến ông bị gia đình đối xử khinh miệt và không được xem như một hoàng đế tương lai. Khi Caligula, người kế vị của Tiberius bị ám sát vào tháng 1 năm 41 SCN, Đội cận vệ Praetorian đã tìm thấy Claudius trong cung điện và tuyên bố ông là hoàng đế. Viện nguyên lão đã cố chống lại Claudius trong hai ngày nhưng sau đó đã chấp nhận ông. Continue reading “Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh”

Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Richard Nixon (1913-1994) là tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ và là người duy nhất từng từ ​​chức – một quyết định liên quan đến vụ bê bối Watergate. Nhiệm kỳ tổng thống của ông còn được đánh dấu bởi sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Sinh ngày 09/11/1913 tại California, Richard Milhous Nixon học luật và sau đó làm việc cho một công ty luật ở Mỹ. Năm 1940, ông kết hôn với Patricia Ryan và họ có với nhau hai con gái. Trong Thế chiến II, Nixon phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Tới năm 1946, ông được bầu vào Quốc hội và đã giành được một ghế trong Thượng viện vào năm 1950, đại diện cho bang California. Continue reading “Richard Nixon: Tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức”

Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Archimedes (khoảng 287 – 212 TCN) là một triết gia, nhà toán học và nhà phát minh người Hy Lạp, người đã viết nên các công trình quan trọng về hình học, số học và cơ học.

Archimedes sinh ra ở Syracuse thuộc bờ biển phía đông Sicily và học tập tại Alexandria, Ai Cập. Sau khi trở về Syracuse, ông gần như dành trọn phần đời còn lại vào việc nghiên cứu và thí nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Continue reading “Archimedes: Triết gia, nhà toán học Hy Lạp cổ đại lừng danh”