Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn

Nguồn:Obituary: Li Peng died on July 22nd”, The Economist, 25/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhật ký của Lý Bằng vào ngày 27 tháng 4 năm 1989 ghi lại khoảnh khắc sự cố biểu tình Thiên An Môn tác động trực tiếp tới ông. Trên đường về nhà từ văn phòng thủ tướng ở Bắc Kinh, chiếc xe của ông đã bị chặn bởi những người biểu tình. Người lái xe và vệ sĩ của ông – và ông vui mừng vì có họ bên cạnh lúc đó – phải tìm đường khác.

Sau nhiều ngày biểu tình ủng hộ dân chủ của các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, chính phủ vẫn chưa có hành động nào. Không ai đến đánh đập và bắt giữ những người biểu tình như từng xảy ra một lần duy nhất trước đó trong giai đoạn cai trị của Đảng Cộng sản – trong một đợt biểu tình quy mô lớn cũng tại chính Thiên An Môn. Đó là vào năm 1976, khi người dân đang thương tiếc sự qua đời của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý cũng đã khóc thương ông Chu, có lẽ nhiều hơn nhiều người khác, vì Chu đã chăm sóc ông từ khi ông còn là một đứa trẻ sau khi cha ông bị giết, hi sinh vì cuộc đấu tranh của cách mạng. Đạo đức và nguyên tắc của Chu đã ảnh hưởng sâu sắc đến Lý sau này. Continue reading “Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn”

Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’

Tác giả: Hồ Anh Hải

Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh của bà là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918). Mẹ Duras là bà Mary Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Campuchia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Mary và các con. Continue reading “Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’”

Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nếu các nhà khoa học thuỷ lợi Trung Quốc hồi những năm 1950 đều dám nói thật thì chắc chắn nhân dân hai bờ sông Hoàng Hà sẽ không phải gánh chịu một tai hoạ – hồ nước Tam Môn Hiệp,[1] một công trình xây dựng sai lầm làm cho đời sống nhân dân các vùng liên quan điêu đứng khổ sở mấy chục năm qua và không biết còn bao lâu nữa mới hết.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc thừa nhận thất bại của công trình thuỷ lợi Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng đã làm cho người Trung Quốc biết đến cái tên Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli, 黄万里, 1911-2001), được đánh giá là một trong số không nhiều nhà khoa học chân chính của Trung Quốc. Sự vĩ đại của Hoàng Vạn Lý không phải ở chỗ ông dự kiến được công trình Tam Môn Hiệp sẽ thất bại, mà là ở chỗ trong khi tập thể chuyên gia thuỷ lợi Trung Quốc đều đánh mất lập trường đúng đắn, thì một mình ông dám bảo vệ chân lý và lương tâm của mình, dám chống lại “ý dân” và ý kiến của lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?

Nguồn: Julian Assange: journalistic hero or enemy agent?”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Julian Assange, người bị lôi ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4 sau gần bảy năm ẩn trốn ở đó, trông yếu ớt và luộm thuộm, và ông cũng không phải là một vị khách dễ chịu. Ông bị cáo buộc đã trét phân lên tường của tòa đại sứ quán và bỏ bê chú mèo của mình, bên cạnh những hành vi không lành mạnh khác, theo lời vị Bộ trưởng Ngoại giao đầy bức xúc của Ecuador. Mặc dù vậy, những người ủng hộ ông cho rằng việc trục xuất và bắt giữ ông là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí. Những người khác thì nghĩ rằng đó là một sự trả giá quá trễ đối với một người đã tạo ra tình trạng hỗn loạn thông tin lên phương Tây, gây nên sự bất ổn của nền dân chủ Mỹ. Vậy Assange là một nhà báo anh hùng, một nhà hoạt động liều lĩnh hay thậm chí là một đặc vụ của kẻ thù? Continue reading “Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?”

Lý Nhuệ: Thư ký Mao Trạch Đông, người phê bình Đảng CSTQ

Nguồn: Obituary: Li Rui died on February 16th”, The Economist, 02/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một giấy mời mà Lý Nhuệ (Li Rui) không thể bỏ qua. Ông cũng không muốn làm vậy. Khi Mao Trạch Đông gửi một chiếc máy bay tới đón ông đến dự một cuộc gặp riêng lần đầu tiên giữa hai người vào năm 1958, ông mới 41 tuổi và đang lên nhanh. Vị trí thứ trưởng thủy lợi và thủy điện khiến ông trở thành thứ trưởng trẻ nhất trong chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn non trẻ.

Nhưng cũng như lần trước, sự nghi ngờ vẫn phảng phất. Nỗ lực lần trước của ông nhằm tham gia cùng Mao là một kỷ niệm chua chát. Sau khi vất vả trường chinh cuối những năm 1930 từ quê nhà Hồ Nam tới Diên An, thành trì kháng chiến của Mao, ông đã bắt đầu viết các bài xã luận trên tờ Giải phóng của cách mạng. Continue reading “Lý Nhuệ: Thư ký Mao Trạch Đông, người phê bình Đảng CSTQ”

Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại

Nguồn: Binyamin Netanyahu: a parable of modern populism”, The Economist, 30/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người hâm mộ gọi ông là Nhà ma thuật, Người chiến thắng, thậm chí là “melekh yisrael”, nghĩa là “Vua của Israel”. Binyamin Netanyahu là chính trị gia tài năng nhất của Israel trong vòng một thế hệ qua. Ông là thủ tướng nắm quyền lâu thứ hai của đất nước, và nếu ông thắng cử lần thứ năm vào ngày 9 tháng 4, ông sẽ đánh bại kỷ lục của người cha sáng lập đất nước, David Ben Gurion.

Thường được gọi với biệt danh “Bibi”, ông có tầm quan trọng vượt ra ngoài Israel, và không chỉ bởi vì ông nói thứ tiếng Do Thái và tiếng Anh hoàn hảo và có thế đứng tốt ở Trung Đông hỗn loạn ngày nay. Ông quan trọng bởi vì ông hiện thân cho thứ chính trị dân tộc chủ nghĩa cơ bắp, chủ nghĩa sô vanh và sự phẫn nộ của giới tinh hoa từ lâu trước khi chủ nghĩa dân túy theo kiểu đó trở thành một thứ sức mạnh trên toàn cầu. Ông Netanyahu có thể đếm trong số các bạn bè và đồng minh của mình những người như Donald Trump và Narendra Modi, chưa kể các chính trị gia châu Âu từ Viktor Orban ở Hungary đến Matteo Salvini ở Ý. Continue reading “Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại”

Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng

Nguồn: Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan’s strongman, resigns”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu một lãnh đạo nắm quyền suốt 30 năm, sẽ thật hợp lý khi cho rằng ông ta sẽ chỉ rời chức vụ đó sau một cuộc đảo chính hoặc trong một cỗ quan tài. Nhưng Nurultan Nazarbayev, 78 tuổi, người đã lãnh đạo Kazakhstan từ năm 1989, đang cố gắng tìm cách thứ ba. Vào ngày 19/03/2019, ông đã lên sóng truyền hình để tuyên bố nghỉ hưu và từ bỏ chức tổng thống của quốc gia Trung Á giàu dầu mỏ này. Thông báo này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, không chỉ đối với Kazakhstan mà còn đối với khu vực: Ông Nazarbayev là nhà lãnh đạo thời kỳ Xô viết cuối cùng còn nắm quyền. Khi người cựu công nhân ngành thép này lên làm lãnh đạo, Kazakhstan vẫn còn là một phần của Liên Xô. Ông chủ trì việc giành độc lập cho Kazakhstan vào năm 1991 và đã nắm quyền kể từ đó tới giờ. Continue reading “Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng”

Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn

Tác giả: Phan Bùi Bảo Thy

Ngô Đình Cẩn (1910 – 1964), là người con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em (6 trai, 3 gái) của quan thượng thư triều Nguyễn, Micae Ngô Đình Khả và bà Anna Phạm Thị Thân. Cuối năm 1955, khi người anh thứ 4 trong gia đình là Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách “hợp pháp” để trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thì ở miền Trung Việt Nam, Ngô Đình Cẩn bắt đầu tác oai tác quái.

Với bản tính thâm độc, tàn bạo và vô luân, với chức danh “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong nước và hải ngoại” được ông anh Tổng thống bổ nhiệm, Ngô Đình Cẩn đã gieo rắc vô vàn nỗi tang thương cho những người yêu nước và nhân dân vô tội ở miền Trung và cao nguyên Trung phần. Người đời gọi Cẩn là “bạo chúa miền Trung”, tội lỗi của Cẩn và gia đình họ Ngô trong 9 năm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam đã được nhiều sách, báo ở trong và ngoài nước ghi lại. Continue reading “Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn”

Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chính phủ Anh Quốc chính thức xin lỗi thiên tài

Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời. Tình trạng ấy khiến dân chúng nước Anh phẫn nộ. Cuối tháng 8/2009, nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hai bản thỉnh nguyện yêu cầu Chính phủ Anh chính thức xin lỗi Alan Turing. Hai bản thỉnh nguyện này đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell…

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II và thể theo nguyện vọng của công chúng, ngày 10/9/2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của Phủ Thủ tướng Anh. Continue reading “Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học”

Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 3/2018, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng chương trình có tên “Tin tưởng Trung Quốc” (Trust in China), một show diễn lớn được quảng cáo ầm ỹ về quá trình chuẩn bị lâu tới 12 tháng, về chuyện mời được dàn văn nghệ sĩ và MC ngôi sao có giá trị phòng vé (box-office value) tới 50 tỷ Nhân dân tệ tham gia biểu diễn…

Tác phẩm xuất phát từ ý tưởng sáng tạo mới: trình diễn dưới hình thức nghệ thuật nghe-nhìn những bức thư gửi người thân do các đảng viên cộng sản TQ viết để chứng minh họ có “tính người”, họ thật đáng yêu, dễ gần chứ không hề khô khan thiếu tình cảm. Theo giới thiệu, đây là những đảng viên được coi là anh hùng dân tộc, xuất hiện sau ngày thành lập Đảng CSTQ (1/7/1921). Continue reading “Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông”

Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo New York ngày 3/4/2018 đăng bài viết dưới tiêu đề “Anna Chennault, thế lực đứng sau sân khấu chính trị ở Washington, đã qua đời ở tuổi 94”. Bài báo hé lộ một vài góc khuất trong cuộc đời đầy ắp sự kiện của bà Anna Chennault, tên chữ Hán là Trần Hương Mai (Chen Xiangmei), vợ góa của Trung tướng Không quân Mỹ Claire Chennault, vị chỉ huy phi đội Hổ Bay từng lập công lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Trần Hương Mai là nhân vật chống cộng nổi tiếng, nhất là trong thế giới người Mỹ gốc Hoa, từng bỏ nhiều công sức ủng hộ Quốc dân đảng Trung Quốc, Đảng Cộng hòa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong bộ ảnh lưu niệm của bà có những bức ảnh chụp chung với các Tổng thống Mỹ Kennedy, Nixon, Ford [và Reagan], với Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover, với Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam Westmoreland, và với Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ… Continue reading “Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ”

Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Đức chiếm kỷ lục về giết đồng loại: ứng với mỗi chữ trong tự truyện của Hitler Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi) – bản tuyên ngôn của phát xít Đức – có 125 người bị chúng giết, ứng với mỗi chương sách này có 1,2 triệu người chết. Trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng chống phát xít, một nhà lãnh đạo Chính phủ CHLB Đức nói: Đó không phải là chiến tranh, mà là một cuộc tàn sát!

Đầu sỏ tội phạm lớn nhất gây ra cuộc đại tàn sát đó là trùm phát xít Adolf Hitler. Có thể nói không có Hitler thì không có chủ nghĩa phát xít Đức. Cho nên trước hết hãy xem xét con người Hitler. Continue reading “Những điều ít biết về cuộc đời Adolf Hitler”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới

Tác giả: Tâm Chánh

Từ một chuyên gia cải tạo XHCN đến nhà lãnh đạo đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười là một trường hợp độc đáo, vị trí chính trị của bản thân ông hầu như đối nghịch với công trạng của ông trước đó.

Người cộng sản chính thống

Thuộc thế hệ những nhà hoạt động tiền khởi nghĩa, xuất thân nông dân, gia nhập đảng cộng sản rồi trở thành lãnh đạo cao nhất ông Đỗ Mười là một hình mẫu về một người cộng sản chính thống.

Là một người tù Hoả Lò nổi tiếng, là lãnh đạo kháng chiến ở vùng đồng bằng sông Hồng, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo trung ương như một nhân tố đỏ đầy năng lượng.
Từ đó cuộc đời cách mạng của Đỗ Mười gần như chỉ làm hai đại sự cải tạo quan hệ sản xuất và đổi mới. Continue reading “Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới”