11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt

Nguồn: Women’s rights activist Emma Goldman is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Emma Goldman, một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ và công lý xã hội, đã bị bắt ở New York vì diễn thuyết và phân phát tài liệu về kiểm soát sinh sản. Bà bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Comstock năm 1873, vốn cấm phân phát dụng cụ và thông tin về kiểm soát sinh sản qua đường bưu điện hoặc vượt qua ranh giới tiểu bang. Bên cạnh việc ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ, Goldman, người sau đó bị kết tội và giam giữ, còn là người đi đầu trong nhiều phong trào và tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa vô chính phủ, tự do ngôn luận, và vô thần. Được đặt biệt danh là “Emma Đỏ,” Goldman với những tư tưởng cấp tiến đã bị bắt nhiều lần vì các hoạt động xã hội của mình. Continue reading “11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt”

Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản

Nguồn: Leta Hong Fincher, “Young Chinese Women Are Defying the Communist Party,” New York Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải kết hôn bắt đầu khi Amiee mới ngoài 20 tuổi.

Đến năm 25 tuổi, cha mẹ buộc tội cô làm họ mất mặt trước mọi người, vì lúc đó cô vẫn chưa có kế hoạch kết hôn. Cha cô cảnh báo rằng phụ nữ sẽ mất giá trong mắt đàn ông khi họ gần 30 tuổi, khi mà – theo tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc – thời kỳ phù hợp để sinh con của họ đã qua. Năm Amiee 29 tuổi, mẹ cô dọa sẽ nhảy lầu nếu cô không chịu tìm một người chồng. Continue reading “Phụ nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản”

31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’

Nguồn: Abigail Adams urges husband to “remember the ladies”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một bức thư viết cho chồng, John Adams, Abigail Adams đã kêu gọi ông và các thành viên khác của Quốc hội Lục địa đừng lãng quên những người phụ nữ của đất nước, trong lúc đấu tranh giúp Mỹ giành độc lập khỏi Vương quốc Anh.

Đệ nhất Phu nhân tương lai đã viết: “Em hy vọng rằng anh đã tuyên bố độc lập. Và, nhân tiện, trong bộ luật mới mà em cho rằng anh sẽ là người soạn thảo, em mong anh sẽ nhớ đến những người phụ nữ, hãy rộng lượng và thoải mái với họ hơn những gì tổ tiên anh đã làm. Đừng để quyền lực vô hạn đó rơi vào tay các ông chồng. Hãy nhớ rằng, mọi đàn ông sẽ trở thành bạo chúa nếu họ có thể. Nếu phụ nữ không được quan tâm và chú ý đặc biệt, chúng em sẽ quyết tâm kích động một cuộc nổi loạn, và sẽ không tự ràng buộc mình bởi bất kỳ luật nào mà phụ nữ không có tiếng nói hoặc không được đại diện.” Continue reading “31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’”

Marie Stopes: Nhà nữ quyền tiên phong về kế hoạch hóa gia đình

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marie Stopes (1880 – 1958) là một nhà vận động cho quyền phụ nữ và là người tiên phong trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.

Marie Stopes sinh ngày 15/10/1880 ở Edinburgh, có cha là nhà khảo cổ học và mẹ là một học giả uyên bác – một người đấu tranh tích cực cho quyền bầu cử của phụ nữ. Trên con đường trở thành một nhà cổ thực vật học, Marie đã học tại các đại học ở London và Munich, sau đó tới Manchester và trở thành nữ thành viên đầu tiên của Khoa Khoa học của trường. Năm 1911, bà kết hôn với Reginald Ruggles Gates. Tuy nhiên, mối quan hệ nhanh chóng tan vỡ khi Marie phát hiện chồng bà mắc chứng liệt dương. Cuộc hôn nhân đã không thể tiếp tục và kết thúc vào năm 1914. Continue reading “Marie Stopes: Nhà nữ quyền tiên phong về kế hoạch hóa gia đình”

26/08/1920: Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua

Nguồn: 19th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1920, bản Tu chính án thứ 19, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, chính thức được thông qua và đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Bainbridge Colby. Bản Tu chính án là đỉnh điểm của hơn 70 năm đấu tranh của những nhà hoạt động vì quyền bầu cử của phụ nữ. Hai mục của nó được viết đơn giản như sau: “Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc hạn chế bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ Tiểu bang nào trên cơ sở giới tính” và “Quốc hội sẽ có quyền thực thi điều khoản này thông qua ban hành pháp luật phù hợp.”

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được hình thành vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia tích cực vào hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 07 năm 1848, 200 người đấu tranh mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để thảo luận về các quyền của phụ nữ. Continue reading “26/08/1920: Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua”

07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Jeannette Rankin becomes first U.S. congresswoman, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1916, nhà nữ quyền người Montana Jeannette Rankin được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của đất nước này giành được một ghế trong Quốc hội liên bang.

Sinh ra và lớn lên trong một trang trại gần Missoula, Montana, Rankin là con gái của những bậc cha mẹ cấp tiến, họ đã khuyến khích bà suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của các cơ hội mà phụ nữ thường được cho phép vào đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Montana và Trường Thiện nguyện New York, Rankin làm việc một thời gian ngắn trong vai trò một nhân viên xã hội trước khi tham gia tích cực vào một nỗ lực trên phạm vi toàn quốc nhằm giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Continue reading “07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên”

25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

Logo-Stop-Violence-Against-Women

Nguồn:International day to eliminate violence against women,” History.com (truy cập ngày 24/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 25 tháng 11 hàng năm làm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ. Nghị quyết này, được đưa lên bởi Cộng hòa Dominica, nhằm kỷ niệm ngày ba chị em Maria, Teresa, và Minerva Mirabel bị sát hại dã man (theo lệnh của Tổng thống độc tài Dominica Rafael Trujillo) năm 1960. Trong khi phụ nữ ở các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã kỷ niệm ngày này kể từ năm 1981, đến năm 1999 nó mới được tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận. Continue reading “25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ”