Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?

Nguồn: Lynn Kuok, “How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law”, Brooking Institution, 11/2019.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.[1] Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ. Continue reading “Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?”

‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden

Tác giả: Châu Kỳ (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tóm tắt: Một loạt chính sách đối với Trung Quốc được tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng trong bốn năm cầm quyền đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung – Mỹ. Mặc dù chiến dịch tái tranh cử của Trump đã thất bại, nhưng “di sản chính trị” mà Trump để lại vẫn tác động sâu sắc đến định hướng của chính quyền Biden và quan hệ Trung – Mỹ trong lương lai. Hiện tại, Trung Quốc được giới chiến lược và ngoại giao Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trước nhiều thách thức nghiêm trọng mà Mỹ phải đối mặt và ảnh hưởng từ chủ trương chính sách cơ bản của Biden, chính quyền Biden chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối với Trung Quốc, mà trọng tâm là hợp tác với các đồng minh để ứng phó với những thách thức từ phía Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền Biden cũng sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong một số vấn đề toàn cầu. Continue reading “‘Di sản chính trị’ của Trump và triển vọng chính sách TQ dưới thời Biden”

Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan

Nguồn:  Anne Patterson, Ali Jehangir Siddiqui, Syed Mohammad Ali, “Afghanistan’s Future Depends on the United State and Pakistan Working Together”, Foreign Policy, 16/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Theo một thỏa thuận được ký với Taliban hồi tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan trước tháng 5 năm nay. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tuân thủ thỏa thuận hòa bình này, nhưng phải đối mặt với một số thách thức khó khăn do tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao và các cuộc đàm phán trong nội bộ Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Để việc rút quân của Mỹ khả thi hơn nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận Mỹ-Taliban, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sửa đổi với công thức chia sẻ quyền lực tạm thời và đề xuất có sự tham gia của các nước chủ chốt trong khu vực. Diễn biến trong những tuần tới sẽ quyết định liệu chính quyền Biden có thể tuân thủ thời hạn rút quân hay không. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rõ ràng là sau 20 năm không có chính phủ nào ở Afghanistan có thể thành công nếu không có sự tham gia của Taliban và không có tiến trình hòa bình nào ở Afghanistan có thể đi đến thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ từ Pakistan. Continue reading “Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan”

Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi bắt buộc”- Our relationship with China will be competitive when it should be, collaborative when it can be, and adversarial when it must be. (Antony Blinken).

Tôi đã viết loạt bài “Dự báo Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Biden” đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế (31/12-3/1/2021). Bài này cập nhật một số đặc điểm hình thành và triển khai chính sách của Biden, liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Tuy còn quá sớm để bình luận về chính sách của Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ đầu (bốn năm), nhưng có đủ cơ sở để đánh giá những gì đang diễn ra trong “tuần trăng mật” (100 ngày). Cơ sở đó chủ yếu dựa trên một số nguồn dữ liệu đề cập dưới đây. Continue reading “Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0”

Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?

Nguồn: Rebecca Beitsch và Maggie Miller, “Biden signals another reversal from Trump with national security guidance”, The Hill, 03/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Nhà Trắng đã công bố Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời vào thứ Tư (03/03/2021), nhấn mạnh nhu cầu xây dựng liên minh và củng cố dân chủ, một sự bác bỏ ngầm chính sách “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Trump.

“Chúng ta sẽ chỉ thành công trong việc thúc đẩy các lợi ích của Mỹ và duy trì các giá trị phổ quát của chúng ta bằng cách làm việc vì mục tiêu chung với các đồng minh và đối tác thân cận nhất, và bằng cách đổi mới các nguồn sức mạnh quốc gia lâu dài của chúng ta,” Tổng thống Biden viết.

Chiến lược nêu ra một loạt các vấn đề mà chính quyền Biden hy vọng sẽ giải quyết, bao gồm đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế do đại dịch, bất bình đẳng chủng tộc, các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và việc gia tăng sử dụng các công nghệ mới nổi và các cuộc tấn công mạng của các đối thủ nước ngoài nhắm vào Hoa Kỳ. Continue reading “Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?”

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Continue reading “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan”

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Nguồn: Dispersal orders”, The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến ​​này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này. Continue reading “Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?”

Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Jongsoo Lee phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối phó với áp lực phải chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Đâu là những thách thức chính về an ninh quốc gia và kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và phát triển? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng ASEAN trở nên giống Liên minh Châu Âu hơn trong việc phát triển một chính sách đối ngoại chung? Các quốc gia thành viên ASEAN muốn hội nhập sâu rộng hơn trong những lĩnh vực nào? Continue reading “Việt Nam, ASEAN và Đối đầu Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: David J. Garrow, “When Martin Luther King Came Out Against Vietnam”, The New York Times, 04/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”

Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường

Nguồn: Dominic Ziegler, “South-East Asian countries are trapped between two superpowers”, The Economist, 17/11/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng.

Không khu vực nào trên thế giới có nguy cơ hứng chịu sự cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều hơn so với 11 quốc gia Đông Nam Á. Và sự cạnh tranh đó sẽ gia tăng trong năm 2021.

Một mặt, nhiều người trong khu vực cảm thấy lo lắng trước mong muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giành lại vị trí trung tâm mà Trung Quốc từng có ở Đông Á trước khi bị phương Tây và Nhật Bản phế truất trong thế kỷ 19 và 20. Trung Quốc không chỉ đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và trên biển của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, nơi phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Trung Quốc đi qua. Ông Tập còn kêu gọi “người châu Á điều hành công việc của châu Á”, một cách nói cho việc Trung Quốc sẽ điều hành châu Á. Như một ngoại trưởng Trung Quốc từng phát biểu tại một cuộc họp của ASEAN: “Trung Quốc là một nước lớn còn [các anh] là các nước nhỏ, và đó là một thực tế”. Continue reading “Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường”

Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc

Nguồn: Rana Foroohar, “Wishful thinking on China will not serve American interests”, Financial Times, 07/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây nhiều năm tại Bắc Kinh, tôi đã phỏng vấn giám đốc điều hành của một công ty công nghệ sạch châu Âu, lúc đó đang là công ty dẫn đầu thị trường tại Trung Quốc. Tôi hỏi vị giám đốc điều hành ông thấy công việc kinh doanh tiến triển như thế nào, và ông ấy nói rằng cảm thấy lạc quan – công ty sẽ ở vị trí thứ tư trong vòng 5 năm tới. Tôi giật mình. Tại sao tụt từ vị trí dẫn đầu xuống vị trí thứ tư là một tin tốt? Và làm thế nào ông ấy có thể biết chính xác như vậy về tương lai? Đó là bởi vì theo vị giám đốc điều hành, đây là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nói với ông ấy là sẽ xảy ra khi các đối thủ cạnh tranh địa phương tiến vào thị trường.

Đó là một trong nhiều khoảnh khắc trong hai thập niên qua khiến tôi tự hỏi tại sao các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ từng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đơn giản chấp nhận vị trí của mình trong hệ thống thương mại và trật tự thế giới hiện có. Tại sao một quốc gia rộng lớn, với lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, hệ thống chính trị độc đáo và thị trường khổng lồ lại không tạo ra các quy tắc riêng của mình? Continue reading “Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (13/11/20): Trung Quốc ít hi vọng ở Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cho đến tận hôm 13/11/2020, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa công nhận Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ít nhất về mặt chính thức, ứng viên đảng Dân chủ chỉ mới được giới truyền thông dự đoán là người chiến thắng.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cuối cùng cũng tuyên bố Trung Quốc “gửi lời chúc mừng” tới Biden và đối tác tranh cử Kamala Harris. “Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ”, ông nói trong cuộc họp báo thường kỳ, đồng thời nhắc lại rằng “kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ sẽ được định đoạt bởi luật pháp và thủ tục của Hoa Kỳ.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (13/11/20): Trung Quốc ít hi vọng ở Biden”

Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

Nguồn: US to build anti-China missile network along first island chain”, Nikkei Asia, 05/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí thông thường chống lại Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa tấn công chính xác dọc theo cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” như một phần của khoản chi 27,4 tỷ USD sẽ được xem xét cho chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong sáu năm tới.

Các khoản chi này sẽ là thành phần chính trong đề xuất thành lập Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đệ trình lên Quốc hội.

“Mối nguy lớn nhất đối với tương lai của Hoa Kỳ tiếp tục là sự xói mòn khả năng răn đe thông thường”, tài liệu cho biết. “Nếu không có biện pháp răn đe thông thường hiệu quả và mang tính thuyết phục, Trung Quốc sẽ càng được khuyến khích hành động tại khu vực và trên toàn cầu để lật đổ lợi ích của Mỹ. Khi cán cân quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ gánh thêm nhiều rủi ro có thể khiến các đối thủ tự tin đơn phương cố gắng thay đổi nguyên trạng.” Continue reading “Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”

Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Chester Pach, “Lyndon Johnson’s Living Room War”, The New York Times, 30/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 31/05/1967, phát thanh viên của đài ABC Frank Reynold đã phát sóng một đoạn phim quay từ Việt Nam theo cách bất thường. Ông nói với người xem rằng họ đang chứng kiến một điều chưa từng có – một cuộc chiến mà truyền hình đã mang vào tận phòng khách của họ.

Một vài bản tin truyền hình về cuộc chiến quả là đáng lo ngại, chẳng hạn như câu chuyện theo sau phần giới thiệu của Reynold – hình ảnh về một nỗ lực điên cuồng nhưng vô ích nhằm cứu mạng sống của một lính thủy quân lục chiến trong trận đánh tại Cồn Tiên, gần khu phi quân sự.

Reynold tuyên bố rằng các nhà báo có trách nhiệm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam cùng “tất cả những điều kinh khủng của nó,” nhưng mục tiêu của họ không phải là gây sốc cho người xem, cũng không phải để tạo ra thứ tin tức giật gân. Thay vào đó, Reynold tin rằng câu chuyện tối hôm ấy cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa những người lính Mỹ đang cùng chiến đấu ở Việt Nam. Continue reading “Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”