Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá

Nguồn: Why a weakening yuan is rattling markets“, The Economist, 05/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Milton Friedman từng nói hồi những năm 1960 rằng tỷ giá hối đoái tự do có thể dẫn đến “thương mại quốc tế tự do hơn … và giảm thuế quan”. Trong trường hợp Trung Quốc, logic của ông đang bị đảo ngược. Việc áp thuế quan đang dẫn đến tỷ giá hối đoái tự do hơn. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ sớm áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ đô la của Trung Quốc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Bốn ngày sau, Trung Quốc đáp trả bằng cách cho tỷ giá đồng nhân dân tệ được giảm tự do, một điều rất hiếm khi xảy ra. Đồng nhân dân tệ đã xuống dưới ngưỡng bảy nhân dân tệ đổi một đô la Mỹ, một ngưỡng tâm lý quan trọng, lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Và giá cổ phiếu ở Mỹ cũng đã giảm theo, với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 2%. Continue reading “Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá”

Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 01/08/2019 chứng kiến đợt leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Có thể rút ra một số nhận định từ động thái mới này của Mỹ.

Thứ nhất, trái với nhận định của một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hoặc chí ít không leo thang cuộc chiến, bởi nếu không có thỏa thuận hoặc cuộc chiến leo thang thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thương, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của ông Trump. Continue reading “Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung”

Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: Andrew Wiest, “Charlie Company and the Small-Unit War”, The New York Times, 16/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Cedar Falls. Chiến dịch Junction City. Chiến dịch Scotland. Với sự hiện diện của gần 500.000 lính Mỹ tính đến cuối năm, năm 1967 thường được nhớ đến là thời điểm mà Tướng William Westmoreland gây áp lực chiến tranh lên kẻ thù thông qua các chiến dịch lớn khắp miền Nam Việt Nam. Từ Chiến khu C đến Đăk Tô đến Cồn Tiên, giao tranh ác liệt trong các trận đánh lớn đã thống trị mọi trang nhất báo chí Mỹ. Năm ấy, lực lượng Hoa Kỳ có 9.377 người chết và 12.716 người bị thương, gần gấp đôi con số của năm trước đó.

Nhưng thực tế Chiến tranh Việt Nam đối với hầu hết lính Mỹ lại hoàn toàn khác. Đối với họ, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến mà người lính bị kiệt sức trong hành trình dai dẳng tìm kiếm những kẻ thù không muốn bị phát hiện, cày xới khắp những đồng lúa, sục sạo trong những khu rừng rậm, những túp lều. Nhưng thường thì các đợt tuần tra đơn thuần chỉ là những “cuộc đi bộ dài dưới ánh mặt trời nóng nực”, có thể giúp họ bắt được một số người tình nghi là Việt Cộng, nhưng tuyệt nhiên chẳng có cuộc đối đầu nào. Cũng có thể có những người lính bị dính bẫy, mất một chân chỗ này, một chân chỗ nọ. Hay có thể là vài vụ bắn tỉa nho nhỏ. Continue reading “Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam”

Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn. Continue reading “Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?”

Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi khi Bắc Kinh dường như kiềm chế không tiến hành các hành động gây hấn đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Trung Quốc lại bắt đầu dương oai diễu võ trong những tuần gần đây. Từ giữa tháng 6, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối các tàu Việt Nam đang phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản tại Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam coi là thềm lục địa của mình nhưng Trung Quốc đòi là một phần thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Từ ngày 3 tháng 7, Trung Quốc cũng đã cử tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 để thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí tại một khu vực rộng lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống  tàu khảo sát này có ít nhất ba tàu Hải cảnh, khiến Việt Nam phải gửi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của mình tới hiện trường để theo dõi đội tàu Trung Quốc. Cuộc đối đầu này gợi nhớ đến một cuộc tranh chấp tương tự vào năm 2014 vốn đưa quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Continue reading “Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn”

Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?

Nguồn: Min Xinpei, “The US Needs to Talk About China”, Project Syndicate, 22/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả những thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện, thay đổi hệ trọng nhất là việc áp dụng một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Trump đã thay thế cho một chính sách hợp tác kéo dài hàng thập niên, không chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột vũ trang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã gán cho Trung Quốc tên gọi “đối thủ” cạnh tranh chiến lược và “cường quốc đối địch”. Nhưng đó không chỉ là quan điểm của Trump: đối với giới chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa – cũng như một số nghị sĩ Đảng Dân chủ – Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với vị thế vượt trội toàn cầu và lợi ích sống còn của nước Mỹ. Continue reading “Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?”

Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump

Nguồn: Chris Horton, “Taiwan’s Status is a Geopolitical Absurdity”,  The Atlantic, 09/07/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Sau 9 năm xây dựng, hơn 400 nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ đã dọn vào các văn phòng tại Đài Bắc, một khuôn viên trị giá 250 triệu đô la Mỹ được xây chìm vào một ngọn đồi xanh tốt và được bảo vệ bởi lính thủy đánh bộ Mỹ. Các nhân viên sẽ cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ ở Đài Loan và giúp người Đài Loan xin visa để thăm Mỹ, như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nhưng đây không phải là một đại sứ quán hay lãnh sự quán – ít ra chính thức thì không phải như vậy. Đây là Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, cái tên thường làm người khác nghĩ rằng đây là một viện nghiên cứu chứ không phải là một phái bộ ngoại giao. Đây là kết quả của một thỏa hiệp địa chính trị, tuy không phải là vấn đề lớn nhất mà Đài Loan phải đối mặt, nhưng cũng đủ để phác họa tình cảnh trớ trêu mà hòn đảo này phải gánh chịu. Continue reading “Biến đổi trong quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Đài dưới thời Trump”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn

Nguồn: Keyu Jin, “The Art of Wait and See”, Project Syndicate, 11/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những người hiện đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại cuối cùng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không nên hồi hộp nín thở. Trái ngược với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang nghĩ, người Trung Quốc vẫn chưa bước vào đường cùng, và sẽ không đột nhiên nhượng bộ trước các đòi hỏi của Trump.

Một cuộc đàm phán thành công thường đòi hỏi mỗi bên phải hiểu được quan điểm của bên còn lại. Người ta có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan trong cách tiếp cận cuộc tranh chấp của Trung Quốc cho đến lúc này, nhưng nếu không có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tư duy ngắn hạn và dài hạn của Trung Quốc thì sẽ có rất ít tiến triển. Continue reading “Thương chiến Mỹ – Trung và nghệ thuật của sự kiên nhẫn”

Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’

Nguồn: Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah”, The New York Times, 28/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tên thật là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương của mùa Thu.” Còn chúng tôi gọi cô là Hannah Hà Nội – giọng nữ chính trong chương trình tuyên truyền của Bắc Việt qua làn sóng phát thanh nhắm vào quân nhân Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam, cố gắng thuyết phục họ rằng chiến tranh là trái đạo đức và hãy buông bỏ vũ khí mà trở về quê nhà.

Công việc của Hannah là khiến người ta thư giãn pha chút lo lắng, chứ không phải dụ dỗ hay quyến rũ. Tiếng Anh của cô gần như hoàn hảo và bất cứ gã đàn ông nào cũng sẽ “sa ngã” khi nghe tiếng cô qua radio và chẳng thể nào quay đi. “Các anh có khỏe không, chàng lính Mỹ vô danh?”- cô hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 06/1967. “Tôi thấy rằng hầu hết các anh đều không được biết nhiều về diễn biến của cuộc chiến, chẳng một ai cho các anh lời giải thích rành rọt cho sự hiện diện của các anh ở đây. Không gì khó hiểu hơn là bị ra lệnh bước vào một cuộc chiến để rồi phải mất mạng hay thương tật cả đời mà chẳng có lấy một ý niệm, dù là mờ nhạt nhất, về những chuyện đang xảy ra.” Continue reading “Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’”

Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

Nguồn: America and China resume talks in a bid to end their trade war”, The Economist, 29/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.

Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20”

Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Andrew J. Nathan “How China Really Sees The Trade War”, Foreign Affairs, 27/06/2019

Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là ‘bạn của tôi’. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.

‘Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách’, Trump thích nói thế. Tuy nhiên  theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi. Continue reading “Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”

Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

Nguồn: Brett McGurk, “American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, 05/06/2019.

Lược dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu “Chính sách ngoại giao từ nguồn cội” tại Viện Claremont hôm 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn lời cựu Tổng thống John Quincy Adams để lý giải cho thứ “chủ nghĩa hiện thực” trong chính sách ngoại giao dưới thời Trump, thứ mà các chính quyền tiền nhiệm của George W. Bush và Barrack Obama không có. Năm 1821, ông Adams, khi ấy cũng là Ngoại trưởng, đã viết rằng Mỹ “không đi ra nước ngoài tìm quái vật để tiêu diệt. Mỹ là người bảo trợ cho tự do và độc lập của tất cả”.

Theo ông Pompeo, chính sách ngoại giao của Trump dựa trên truyền thống tốt đẹp này của thế hệ lập quốc Hoa Kỳ, nhấn mạnh “chủ nghĩa hiện thực, tự kiểm soát, và tôn trọng”. Pompeo cho rằng Trump “không có ý định dùng vũ lực để phổ biến mô hình Hoa Kỳ”. Thay vào đó, Trump muốn Hoa Kỳ trở thành một hình mẫu. Ông nói “Sự hấp dẫn khó cưỡng của mô hình Mỹ là thứ mà tôi quảng cáo hằng ngày”. Ông cũng trích dẫn lời tiên dự của Tổng Thống Geogre Washington rằng nền dân chủ Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhận được “sự tán thành, yêu mến, và đón nhận của mọi quốc gia vốn xa lạ với nó”. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”