Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)

Harry-Dexter-White-cropped-for-home-page

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: Phần 1

“Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ”

Vào mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC).[1] Vào sáng ngày 13 tháng Tám, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ: Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)

white

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đến lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra và dẫn theo đó là thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính trị gia, học giả và các nhà kinh tế học lại bắt đầu tưởng nhớ đến hệ thống Bretton Woods. Vào tháng Bảy năm 1944, ngay giữa Thế chiến II, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu ở thị trấn hẻo lánh thuộc New Hampshire này để gây dựng nên một thứ chưa từng có trước đây: một hệ thống tiền tệ toàn cầu được điều hành bởi một cơ quan quốc tế. Bản vị vàng hồi cuối thế kỉ 19 – nền tảng được tạo dựng một cách tự nhiên của quá trình toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất – đã sụp đổ trong cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Các nỗ lực để hồi sinh nó vào những năm 1920 chỉ toàn gặp phải những thất bại thảm hại. Các nền kinh tế và việc trao đổi thương mại sụp đổ; căng thẳng biên giới ngày càng tăng. Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)”

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ

aipac

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “AIPAC in Decline”, Project Syndicate, 9/10/2015. 

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sức mạnh trong vận động hành lang của Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (The American Israel Public Affairs Committee – AIPAC) tại Hoa Kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc AIPAC được cho là có khả năng kiểm soát các quyết định chính sách của Hoa Kỳ là một truyền thuyết kiểu “làng Potemkin”,[1] được đồn thổi bởi cả những người bạn và kẻ thù. Thực tế, vì Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nên ảnh hưởng của AIPAC mới bị đe dọa như bây giờ – mặc dù bản thân ông sẽ không gặp phải vấn đề gì.

Những tuyên bố về quyền lực ngầm của AIPAC đã từ lâu định hình các phân tích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ví dụ, Steve Walt và John Mearsheimer, trong bài luận nổi tiếng của mình có tựa đề “Nhóm vận động hành lang Israel” (The Israel Lobby) khẳng định rằng chính AIPAC đã tạo ra cuộc chiến tranh Iraq. Continue reading “Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?

2015-10-25-02

Nguồn: “How did Washington, D.C., get its name?”, History.com (truy cập ngày 26/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi Washington, Đặc khu Columbia (Washington, D.C.) trở thành thủ đô của Mỹ vào năm 1800, Quốc Hội đã phải họp ở nhiều địa điểm khác nhau, tiêu biểu như các thành phố Baltimore, Trenton, và New York. Sau nhiều năm tranh luận giữa các lãnh đạo của quốc gia non trẻ về việc chọn nơi “đóng đô” cố định, Quốc Hội đã thông qua Đạo luật Thủ đô (Residence Act) vào tháng 7 năm 1790, theo đó quyết định thủ đô sẽ được đặt tại một nơi bên bờ Sông Potomac và cho phép Tổng thống George Washington toàn quyền chọn ra vị trí cuối cùng. Tổng thống cũng được quyền chỉ định ba ủy viên để giám sát quy trình xây dựng thủ đô mới, và tháng 12 năm 1800 được chọn làm hạn chót cho việc hoàn thành xây dựng trụ sở lập pháp cho Quốc Hội và tư dinh cho Tổng thống. Continue reading “Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?

A man protesting the Trans-Pacific Partnership (TPP) holds a sign over U.S. Trade Representative Michael Froman (R) as he testifies before a Senate Finance Committee hearing on "President Obama's 2015 Trade Policy Agenda" on Capitol Hill in Washington January 27,  2015. The top U.S. trade official urged Congress to back the administration's trade agenda on Tuesday and said an ambitious Pacific trade pact is nearing completion.  Froman said the administration looked to lawmakers to pass bipartisan legislation allowing a streamlined approval process for trade deals, such as the 12-nation Trans-Pacific Partnership.  REUTERS/Kevin Lamarque   (UNITED STATES - Tags: POLITICS BUSINESS CIVIL UNREST) - RTR4N6JM

Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.) Continue reading “Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?”

Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?

2015-10-20-1

Nguồn: “How did the bald eagle become America’s national bird?”, History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Lý do đại bàng đầu trắng trở thành biểu tượng quốc gia của Mỹ bắt nguồn từ năm 1782 khi nó xuất hiện trên con dấu chính thức[1] của nước này. Không lâu sau khi Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ được ký vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc hội Lục địa đã giao cho Benjamin Franklin, Thomas Jefferson, và John Adams nhiệm vụ thiết kế con dấu chính thức cho quốc gia mới thành lập. Tuy nhiên, không mẫu dấu nào do ba vị khai quốc công thần này thiết kế được Quốc hội phê chuẩn, và hai ủy ban sau đó được giao nhiệm vụ này cũng thất bại. Giữa tháng 6 năm 1782, nhiệm vụ này được giao lại cho Charles Thomson, thư ký Quốc hội. Continue reading “Vì sao đại bàng đầu trắng là loài vật biểu trưng của Mỹ?”

Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?

2015-10-14-1

Nguồn: “Where did the dollar sign come from?”, History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không ai biết chắc chắn biểu tượng đồng đô-la Mỹ ($) có từ đâu, và đã có nhiều giả thuyết được đưa ra trong một thời gian dài. Lời lý giải được chấp nhận rộng rãi nhất, theo Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ, là biểu tượng này bắt nguồn từ đồng pê-sô Tây Ban Nha, vốn được dùng làm đơn vị đo lường giá trị cơ bản ở các thuộc địa Bắc Mỹ vào cuối những năm 1700. Những tài liệu viết tay có từ thời đó cho thấy đồng pê-sô – tên đầy đủ là “peso de ocho reales” hay “đồng tám real” ở Bắc Mỹ – được viết tắt là PS. Người ta tin rằng dần dần chữ PS đã được viết quen tay với chữ S nằm trên chữ P, tạo thành hình gần giống biểu tượng $. Biểu tượng $ xuất hiện lần đầu trên văn bản từ sau năm 1800, và đã được sử dụng rộng rãi khi tờ tiền giấy đô-la Mỹ đầu tiên được ban hành năm 1875. Continue reading “Biểu tượng đồng đô-la Mỹ có từ đâu?”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”

Bức điện Zimmermann là gì?

2015-10-03

Nguồn: “What was the Zimmermann Telegram?”, History.com (truy cập ngày 3/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Phần lớn các nhà sử học đều cho rằng tính đến đầu năm 1917 việc Mỹ tham gia vào Thế Chiến I là không thể tránh khỏi, nhưng việc đi đến quyết định tham chiến rõ ràng đã bị đẩy nhanh bởi một bức thư nổi tiếng của ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1917, các chuyên gia giải mật mã của Anh đã chặn được một bức điện mật của Zimmermann gửi cho Heinrich von Eckardt, đại sứ Đức ở Mexico. Bức thư truyền cho đại sứ Eckardt một số chỉ thị mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: nếu nước Mỹ trung lập tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh. Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ, và đổi lại Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất ở Texas, New Mexico và Arizona”. Ngoài ra, von Eckardt còn được dặn phải dùng Mexico làm trung gian để lôi kéo Đế quốc Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến của Đức. Continue reading “Bức điện Zimmermann là gì?”

Những mơ hồ về chủ nghĩa đế quốc

Nguồn: Ben Denison, “Empire of Confusion“, War on the Rocks, 24/08/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Nước Mỹ có phải là một đế quốc

Mối quan hệ quyền lực không ổn định thực chất không phải là hệ quả tạo ra bởi các đế quốc. Đã đến lúc cần rõ ràng hơn trong cuộc tranh luận về đế quốc, từ cả giới học giả và các nhà hoạch định chính sách.

Tyrone Goh và James Lockhart đã làm khá tốt khi nêu lên lịch sử và hiện trạng hiện nay của cuộc tranh luận về đế quốc Mỹ, chỉ trích sự không chính xác của ngôn ngữ và tính khái niệm hoá của cuộc tranh luận này trong nhiều ngành nghiên cứu khác nhau. Nguồn gốc của vấn đề, thật không may, dường như cũng đến từ sự lựa chọn của các nhà hoạch định chính sách chứ không chỉ đơn thuần là lựa chọn từ các học giả. Trong khi những thảo luận hiện tại là khá lộn xộn và không rõ ràng, một cái nhìn sâu hơn vào cấu trúc của mối quan hệ bên trong một trật tự do đế quốc dựng nên có tiềm năng đưa ra một kiến giải rõ ràng hơn. Sự chặt chẽ về mặt định nghĩa liên quan đến nội hàm của một cấu trúc (các mối quan hệ quốc tế) do đế quốc tạo ra sẽ chỉ có thể bổ sung và làm dày thêm những quan điểm của cả giới học giả và hoạch định chính sách xoay quanh mô hình đế quốc hiện đại và sự thống trị mang yếu tố nước ngoài (foreign rule). Continue reading “Những mơ hồ về chủ nghĩa đế quốc”

Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?

2015-10-01

Nguồn: “Why do we vote on a Tuesday in November?”, History.com (truy cập ngày 1/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại được tổ chức vào ngày thứ Ba? Câu trả lời nằm ở những người nông dân Mỹ thế kỷ 19. Người Mỹ bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên bang chỉ định ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Trước đó, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử vào bất kỳ lúc nào họ muốn trong vòng 34 ngày kể từ ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, nhưng cách làm này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng. Continue reading “Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?”

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?

2015-09-27-02

Nguồn: “How did the Republican and Democratic parties get their animal symbols?”, History.com (truy cập ngày 27/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: 07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

Hai biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hòa đã hiện diện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ có nguồn gốc từ
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1828 của Andrew Jackson. Trong cuộc chạy đua đó, những đối thủ của Jackson gọi ông là “đồ con lừa”[1]. Tuy nhiên, thay vì chối bỏ tên gọi này, Jackson – vốn là một người hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này là Nghị sỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ – lại thấy thích thú với tên gọi đó và đã cho thêm hình ảnh con lừa vào những tấm áp phích tranh cử của mình. Jackson đã chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Trong những năm 1870, Thomas Nast, một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị có ảnh hưởng lớn, đã giúp hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng như là biểu tượng của toàn Đảng Dân chủ. Continue reading “Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?”

Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ

022815_snowball-1

Nguồn: Robert P. Crease, “Cultural Vandalism in America”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ mỗi khi nghe tin các phiến quân Nhà nước Hồi giáo san bằng các di chỉ khảo cổ, đập vỡ các tác phẩm điêu khắc cùng những bức tượng, tôi lại nghĩ đến cuộc tấn công vào tiến trình khoa học mà các chính khách Mỹ đang tiến hành. Cơ sở hạ tầng khoa học của chúng ta – phương tiện chủ yếu để chúng ta thấu hiểu thế giới, nhận dạng và đẩy lùi các hiểm họa, và theo đuổi một tương lai tốt đẹp hơn – đang phải chịu sự công kích từ các nhà lập pháp, những người xem khoa học như chướng ngại vật trên con đường đạt đến những mục tiêu của mình, và do đó trở thành một mục tiêu phải bị loại bỏ. Continue reading “Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ”

25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời

us-bill-of-rights

Nguồn:Bill of Rights passes Congress,” History.com (truy cập ngày 24/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Đạo luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng bản Tuyên ngôn nhân quyền của bang Virginia do George Mason soạn thảo từ năm 1776. Mason, công dân Virginia, là người đấu tranh suốt đời cho các quyền tự do cá nhân. Năm 1787, ông tham gia Hội nghị Lập hiến và chỉ trích bản hiến pháp chính thức vì thiếu sự bảo vệ hiến định dành cho các quyền chính trị cơ bản. Trong quá trình phê chuẩn hiến pháp diễn ra sau đó, Mason và các nhà phê bình khác đã đồng ý phê chuẩn hiến pháp để đổi lại sự đảm bảo rằng các tu chính án hiến pháp sẽ lập tức được thông qua. Continue reading “25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

2192b7542ed84d4c8fcf7743c3a1a550

Nguồn: MinXin Pei, “When Xi Meets Obama”, Project Syndicate, 21/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ tại thành phố Seattle, nơi đóng trụ sở của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, hầu hết các nhà quan sát đều hướng tới cuộc gặp gỡ sau đó của ông với Tổng thống Barack Obama. Liệu cuộc gặp cấp cao này có thể đảo ngược xu hướng suy giảm liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 hay không?

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Với Mỹ, cách hành xử táo bạo tại Biển Đông, những cuộc tấn công mạng không ngừng nhắm vào các mục tiêu Mỹ, các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, và sự đàn áp chính trị trong nước ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin rằng một nước Trung Quốc hội nhập toàn cầu sẽ là một đối tác hợp tác và có trách nhiệm. Thực vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức các giá trị cốt lõi và lợi ích sống còn của Mỹ. Continue reading “Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình”