#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực

ql

Nguồn: Nye, Joseph S. “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 1-32.

Biên dịch: Vũ Trọng Cương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Means to Success

Hơn bốn thế kỷ về trước, Nicolo Machiavelli khuyên răn các quân vương nước Ý rằng thà để thiên hạ sợ mình hơn là yêu mình. Nhưng trong thế giới ngày nay, có được cả hai điều này là hay hơn cả. Giành được trái tim và khối óc của quần chúng lúc nào cũng là điều thiết yếu, và trong thế giới thông tin toàn cầu ngày nay, nó còn quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin là sức mạnh, và công nghệ thông tin ngày nay quảng bá tin tức đến đại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo hầu như chỉ bỏ ra rất ít thời gian để suy nghiệm bản chất của quyền lực đã thay đổi ra sao, và cụ thể hơn, là làm sao hội nhập các khía cạnh “mềm” vào sách lược sử dụng quyền lực của họ. Continue reading “#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực”

#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

japan-us-troops-transfer

Nguồn: Dosch, Jörn (2004). “The United Sates in the Asia Pacific”, in M.K. Connors, R. Davison, & J. Dosch, The New Global Politics of the Asia Pacific (New York: RoutledgeCurzon), pp. 12-22.

Biên dịch: Lý Thụy Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lịch sử quan hệ Mỹ – Đông Á

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tiên đoán rằng khu vực Thái Bình Dương sẽ chuẩn bị thế chỗ Châu Âu để trở thành trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ mới nói đến một phần của câu chuyện. Mỹ từ lâu đã là một cường quốc Thái Bình Dương trước khi trở thành một cường quốc Đại Tây Dương. Hoạt động thương mại đầu tiên của Mỹ là vào năm 1784, khi mà con tàu Empress of China thả neo tại cảng Quảng Châu. Empress là thương thuyền Mỹ đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Đầu những năm 1840, Mỹ tăng cường cam kết thương mại tại Đông Á. Theo điều khoản trong hiệp ước Wanghia (1844), Mỹ đã giành quyền giao thương tại các cảng Trung Quốc. Continue reading “#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương”

#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ

Patriot

Nguồn: Nye, Joseph S. “Sources of American Soft Power”, Chương 2 trong J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 33-72.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Soft Power: The Means to Success

Nước Mỹ có nhiều nguồn lực có tiềm năng mang lại sức mạnh mềm, đặc biệt khi chúng ta xem xét những cách thức ưu thế về kinh tế dẫn tới sự thịnh vượng cũng như danh tiếng và sức cuốn hút. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà phân nửa 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới cũng đến từ Mỹ, nhiều gấp năm lần quốc gia xếp thứ hai là Nhật.[1] Sáu mươi hai trong số 100 thương hiệu toàn cầu là của các công ty Mỹ, và nước này cũng có 8 trong số 10 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.[2]

Các chỉ số về mặt xã hội cũng cho thấy điều tương tự. Ví dụ như: Continue reading “#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ”