Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy những quốc gia nào biết khai thác tiềm năng của biển đều trở thành các cường quốc đại dương có nền kinh tế phát triển phồn thịnh, trong số đó có một số quốc gia tiêu biểu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ v.v… Trong thời gian gần đây, một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành hoạch định chính sách quốc gia về biển với tầm nhìn dài hạn với phương châm tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng của biển, đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Dưới đây là khảo sát một số nét cơ bản về chính sách biển của một số cường quốc về hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Continue reading “Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới”

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Quan hệ Việt-Nga hiện nay đang có những bước phát triển tích cực với việc thiết lập mô hình đối tác chiến lược toàn diện và thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Trong nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa liên kết kinh tế và thương mại song phương, lãnh đạo hai nước đã đặt mục tiêu cuối năm 2020 phải đưa kim ngạch thương mại Việt-Nga đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến cho mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực. Continue reading “Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch Covid-19”

Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?

Nguồn: Tony Barber, “Belarus sheds the carapace of dictatorship”, Financial Times, 18/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus đã chạm đến một sự đồng cảm sâu sắc, đầy cảm xúc đối với tất cả người dân Trung và Đông Âu, những người đã trải qua các cuộc cách mạng rất ôn hòa diễn ra khắp khu vực vào năm 1989. Với lòng dũng cảm, phẩm giá và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, những đám đông khổng lồ tập hợp hôm Chủ nhật ở Minsk không khác nhiều so với những người biểu tình đã tràn ngập Alexanderplatz ở Đông Berlin và Quảng trường Wenceslas của Praha vào tháng 11 năm đó.

Rõ ràng, bước ngoặt hướng về phía tự do vốn đã biến năm 1989 trở thành một năm huy hoàng trong lịch sử hiện đại của châu Âu nay đã chùn bước ở một số quốc gia trong khu vực. Nhưng ở Belarus, hóa ra những người dân bình thường cũng ước ao chính những thứ mà những người dân khu vực đã mong muốn 31 năm về trước. Họ muốn nhìn thấy sự ra đi của một nhà độc tài, Alexander Lukashenko, người đã bêurếu những người biểu tình là “lũ chuột” và “kẻ cướp”, chứng tỏ rằng ông ta hoàn toàn lạc lõng, rời xa xã hội của mình, tương tự như nhà độc tài Nicolae Ceausescu của Romania trước khi bị lật đổ. Continue reading “Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?”

Thấy gì từ màn biến tấu quyền lực của Putin?

Nguồn: Russia’s fragile one-man rule”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần ba thập niên đã trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Hồi đó, nhiều người ở phương Tây và Nga đã dám hy vọng một nền dân chủ tự do kiểu châu Âu có thể bám rễ. Nhưng hy vọng đó đã tan vỡ. Một nhóm gồm những sĩ quan an ninh Liên Xô cũ và các đầu sỏ trung thành đã điều hành một nền dân chủ giả tạo hơn bao giờ hết, với Vladimir Putin đóng vai trò thủ lĩnh và người bảo lãnh. Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp tuần trước đã mở đường cho Putin có thể tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036 – khi ông 83 tuổivà trở thành nhà lãnh đạo tối cao nắm quyền lâu nhất ở Nga kể từ Peter Đại đế. Nga dường như đã quaylại mô hình cai trị dựa trên một cá nhân kéo dài hàng thế kỷ của nó. Continue reading “Thấy gì từ màn biến tấu quyền lực của Putin?”

Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung

Nguồn: Elizabeth Wishnick, “Sino-Russian Consolidation at a Time of Geopolitical Rivalry”, China Leadership Monitor, 01/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Quan hệ Nga – Trung đã được củng cố đáng kể trong hai năm qua. Mặc dù điều này diễn ra đồng thời với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng, quan hệ đối tác Trung-Nga đã bắt đầu trở nên sâu sắc ngay trước khi Mỹ có những thay đổi trong chính sách đối với mỗi nước, như được chứng thực trong một cuộc thảo luận về hợp tác Trung-Nga trong nông nghiệp, công nghệ, các vấn đề quân sự và Bắc Cực. Tuy nhiên, hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này có những giới hạn và các nhà phân tích Trung Quốc hiện đang tranh luận về mức độ mong muốn và tính khả thi của một mối quan hệ đối tác như vậy. Mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin cho phép họ điều khiển quan hệ này, vốn được củng cố hơn nữa bằng cách tiếp cận tương đồng của họ với sự lãnh đạo độc đoán. Tuy nhiên, những thay đổi tiềm tàng trong chính sách của Mỹ và đặc biệt là những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực có thể thách thức mối quan hệ đối tác Trung-Nga trong tương lai. Continue reading “Hợp tác và bất đồng trong quan hệ Nga – Trung”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Đại dịch coronavirus về cơ bản sẽ không làm thay đổi cấu trúc trục chiến lược Moskva và Bắc Kinh song sẽ tạo ra những tổn thương cho mối quan hệ vốn không hề đơn giản này. Nước Nga sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn giá dầu và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Ngay khi dịch bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, Moskva đã có phản ứng hết sức quyết liệt, gây khó hiểu cho phía Bắc Kinh. Vào thời điểm ấy, mặc dù chưa có ca nhiễm nào trong nước, chính phủ Nga đã ngay lập tức hạn chế rồi đình chỉ các chuyến bay, phong toả đường biên giới, ngắt kết nối các tuyến vận chuyển đường sắt. Sau đó Nga ra chỉ thị cấm nhập cảnh tạm thời công dân Trung Quốc, chú trọng kiểm tra thân nhiệt người gốc Á ở toàn bộ hệ thống giao thông công cộng. Nga cũng đã trục xuất cả trăm Hoa kiều do vi phạm luật cách ly. Continue reading “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”

Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Eternal Putin”, Project Syndicate, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cho thấy dự định duy trì quyền lực của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ cuối cùng của ông đáng lẽ kết thúc. Khi làm vậy, dường như Putin đã đặt cược rằng không có ai có thể ngăn cản ông.

Nhờ dự luật mới được thông qua bởi quốc hội Nga, Vladimir Putin giờ đây có vẻ sẽ tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036, khi ông 83 tuổi. Ông thậm chí có thể đạt được danh vị “lãnh đạo tối cao”, giống như mô hình của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1970. Nhưng chúng ta không nên mong đợi những cải cách hay hiện đại hóa giống của Đặng Tiểu Bình từ Putin. Continue reading “Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?”

Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?

Nguồn: Sergei Guriev, “Putin’s Meaningless Coup”, Project Syndicate, 18/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin có thể sẽ tiến hành các dàn xếp để duy trì vai trò lãnh đạo nước Nga sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, điều không làm ai bất ngờ. Trong thông điệp liên bang hàng năm vào đầu tuần này, ông đã vạch ra một lộ trình để sửa đổi các thể chế chính trị Nga, trong đó hàm ý một đợt cải cách hiến pháp lớn. Toàn bộ nội các do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu đã ngay lập tức từ chức.

Các đề xuất của Putin vẫn mơ hồ và đôi khi tự mâu thuẫn. Nhưng chúng mang lại những thông tin có giá trị về kế hoạch của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông – và về mặt pháp lý là nhiệm kỳ cuối cùng – kết thúc. Trước tiên, Putin sẽ chuyển quyền lực từ vị trí tổng thống sang Duma Quốc gia (tức Quốc hội) và chuyển các quyền lực đáng kể, chưa được xác định cụ thể sang cho Hội đồng Nhà nước do Putin lãnh đạo (cơ quan này không được đề cập trong Hiến pháp) và Hội đồng An ninh (được đề cập nhưng không được mô tả trong Hiến pháp). Continue reading “Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”