Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin, Gorbachev and two visions of Russian greatness,” Financial Times, 05/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điện Kremlin đã quay trở lại với các phương pháp và mục tiêu dựa trên sự chinh phạt, sự sợ hãi và tàn bạo.

Donald Trump từng hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Khẩu hiệu yêu thích của Tập Cận Bình là hướng đến “sự phục hưng vĩ đại” của dân tộc Trung Hoa. Vladimir Putin cũng được thúc đẩy bởi một mong muốn tương tự: hồi sinh nước Nga vĩ đại.

Nhưng thế nào là một quốc gia vĩ đại? Putin và Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời vào tuần trước, lại có suy nghĩ khác nhau. Continue reading “Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga”

Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Daniel Rakov, “Russia’s New Naval Doctrine: A ‘Pivot to Asia’?,” The Diplomat, 19/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Học thuyết hải quân mới của Nga đã nâng cao tầm quan trọng của Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ngày 31/07/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký phiên bản cập nhật của Học thuyết Hải quân Liên bang Nga. Đây là tài liệu hoạch định chiến lược ở cấp cao nhất, trình bày chi tiết cách tiếp cận chính thức của Moscow đối với lĩnh vực hải quân. Phiên bản mới có sự thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó, được công bố từ năm 2015.

Học thuyết lần này nhấn mạnh sự đối đầu toàn cầu với phương Tây, vai trò nổi trội của lăng kính an ninh trong việc xác định các mục tiêu quốc gia, và việc tái định hướng chính sách đối ngoại của Nga hướng về các nước phương Nam (Global South) sau cuộc xâm lược Ukraine. Điện Kremlin dự định tăng cường khả năng tác chiến của hải quân trên toàn thế giới, và tuyên bố đã sẵn sàng hơn trong việc sử dụng các phương tiện quân sự để thúc đẩy lợi ích của mình trên các vùng biển quốc tế, bao gồm cả ý định tăng cường hiện diện hải quân trên các vùng biển này. Để làm được như vậy, học thuyết mới kêu gọi tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu, phát triển khả năng sản xuất và công nghệ, cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Continue reading “Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?”

Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Loren Thompson, “Five Reasons The Ukraine War Could Force A Rethink Of Washington’s Pivot To Asia”, Forbes, 21/06/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm phức tạp hóa rất nhiều các tính toán ngoại giao và quân sự của Mỹ, nhưng dường như điều đó không làm thay đổi niềm tin chính thức của Washington rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một tờ thông tin về chiến lược quốc phòng của chính quyền Biden do Lầu Năm Góc phát hành đã mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ để ngăn chặn xâm lược là “ưu tiên thách thức mà CHND Trung Hoa gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó là thách thức mà Nga gây ra ở châu Âu.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

Nguồn: Mikhail Gorbachev has died,” The Economist, 30/08/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Continue reading “Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu

Nguồn: Thomas Grove, “Crimea, Once a Bastion of Russian Power, Now Reveals Its Weakness”, The Wall Street Journal, 22/08/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Kiev đã sử dụng máy bay không người lái và các nhóm phá hoại để tấn công các mục tiêu trên bán đảo chiến lược ở Biển Đen, làm suy yếu ưu thế của Nga ở miền nam Ukraine.

Trong nhiều thế hệ, Crimea đã neo giữ sức mạnh quân sự của Liên Xô ở Biển Đen. Sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014, Tổng thống Putin tuyên bố bán đảo này sẽ mãi mãi là của Nga. Nhưng hàng loạt vụ nổ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong những ngày gần đây đã cho thấy mức độ dễ tổn thương của Crimea, cũng như việc nơi này đã trở thành một phần trong các mục tiêu của Ukraine ra sao. Continue reading “Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin

Nguồn: Gideon Rachman, “The global reach of Alexander Dugin,” Financial Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà dân tộc chủ nghĩa người Nga đã trở thành một phát ngôn viên quốc tế của phe cực hữu.

Với bộ râu nổi bật và những luận điệu khác thường, Alexander Dugin vẫn luôn dễ dàng thu hút sự chú ý. Một số người thậm chí còn gọi nhà triết học cực hữu là “bộ não của Putin” hoặc “Rasputin của Putin.” Tuy nhiên, các nhà bình luận khác lại bác bỏ ý kiến cho rằng Dugin rất được Điện Kremlin coi trọng, với dẫn chứng là việc ông đã bị mất việc ở Đại học Quốc gia Moscow hồi năm 2014.

Dù vậy, rõ ràng vẫn có người cho rằng Dugin quan trọng. Cuối tuần trước, con gái của ông, Daria Dugina, một nhà báo theo chủ nghĩa dân tộc, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe bên ngoài thủ đô Moscow. Nhiều người cho rằng chính Dugin mới là mục tiêu thực sự. Continue reading “Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga

Nguồn:Much of Russia’s intellectual elite has fled the country,” The Economist, 09/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc di cư sẽ có những tác động đáng kể đối với nước Nga và với chính những người lưu vong.

Vào một đêm thứ Bảy ấm áp và mát mẻ, khoảng vài chục người Nga – hầu hết đang trong độ tuổi 20 và 30 – đã cùng nhau chen chúc trong một căn hộ nhỏ kiểu Liên Xô ở Vakke, khu nhà giàu thuộc Tbilisi, thủ đô của Gruzia, và giờ đây, là ngôi nhà mới của họ. Trong khi hàng nghìn đồng hương khác đang thưởng thức đồ ăn và rượu của Gruzia trong các quán cà phê đường phố và quán bar nói tiếng Nga, thì những người này quây quần bên chiếc máy chiếu, tổ chức một sự kiện mà họ gọi là “hội nghị tại gia”. Continue reading “Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga”

Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga”

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 12/8, trang mạng “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng bình luận của tác giả có biệt danh “Khu mật viện số 10” dưới tiêu đề “Không quân Nga gặp ‘Ngày đen tối nhất trong lịch sử?’” Bài báo viết:

Vụ nổ bí ẩn ngày 9/8 tại sân bay Saki ở Crimea liên tục gây ra nhiều phỏng đoán: Ai là thủ phạm vụ nổ? Phía Nga thiệt hại như thế nào? Quan điểm phổ biến của phía Ukraine và phương Tây cho rằng đây là “sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử Không quân Nga”.

Căn cứ Không quân Saki ở bờ biển phía Tây Crimea chiều ngày 9/8 liên tục xảy ra các vụ nổ lớn. Continue reading “Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga””

Nhà nước cảnh sát mới của Putin

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin.

Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước. Continue reading “Nhà nước cảnh sát mới của Putin”

Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc

Nguồn: „Keiner lacht hier über Europa“, WELT, 30/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Oleg Vyugin là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới tài chính Nga. Vị cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương và giám đốc điều hành cấp cao giải thích liệu có bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho các lệnh trừng phạt hay không, tại sao Moscow cắt giảm khí đốt bán cho châu Âu, giới thượng lưu nghĩ như thế nào về các lệnh trừng phạt, và nơi những người Nga giàu có đang cất giữ tiền của họ.

Khó có ai hiểu rõ lĩnh vực tài chính của Nga hơn Oleg Vyugin. Nhà toán học và kinh tế gia hiện 69 tuổi này là Chủ tịch ban kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow cho đến cuối tháng 6 và, cùng với Gerhard Schröder, tham gia ban kiểm soát công ty dầu khí hàng đầu của Nga Rosneft cho đến giữa năm 2021. Trước đó, vị chuyên gia ngân hàng cũng từng làm Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương, trưởng ban quản lý thị trường tài chính, và thứ trưởng tài chính. Continue reading “Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?”

Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn”

Nguồn: „In Europa glaubt man, dass Trump der Schlimmste ist. Aber Biden ist noch viel schlimmer“, WELT, 26/07/2022

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhà sử học nổi tiếng thế giới Niall Ferguson cho biết lý do tại sao ông tin rằng Mỹ đã mắc sai lầm chiến thuật rất lớn ở Ukraine. Và tại sao, theo quan điểm của ông, Nga sẽ chỉ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhà sử học người Scotland Niall Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất. Người đàn ông 58 tuổi này đã giảng dạy tại nhiều trường đại học ưu tú và hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Ferguson là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề lịch sử và chính trị, gần đây nhất là cuốn “Doom” bàn về câu hỏi tại sao các nền văn hóa vĩ đại sống sót hay biến mất. Continue reading “Niall Ferguson: “Châu Âu nghĩ Trump là người tệ nhất, nhưng Biden thậm chí còn tệ hơn””

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”