Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?

Nguồn: Zha Daojiong,  “When Trump and Kim Meet, What Will Xi Do?”, China File, 13/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp Kim – Trump mở ra một cơ hội cho cộng đồng quốc tế để giảm kỳ vọng của mình về việc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm” đối với hành vi hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Washington đóng một vai trò thỏa đáng hơn.

Dưới thời Trump, các quan chức Hoa Kỳ áp dụng một lập trường cực đoan hơn so với giới tinh hoa nghiên cứu an ninh Hoa Kỳ, những người đã nhiều thập niên nay lập luận rằng thành công gần đây của Trung Quốc được tạo ra ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng Washington đã hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cho phép nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng Hải quân Hoa Kỳ để giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn mở cho các hành trình hàng hải vào và ra các cảng Trung Quốc. Continue reading “Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”

Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim

Nguồn: Vũ Minh Khương, “Hanoi the ideal place for the Trump–Kim summit”, East Asia Forum, 12/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một địa điểm và thời gian sẽ được xác định sau. Các phương tiện truyền thông dường như cùng chung nhận định rằng có hai nơi có thể xảy ra sự kiện đáng ngạc nhiên này: Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bắc Kinh.

Địa điểm của cuộc họp mang tính biểu tượng cao và do đó có thể là một động thái chiến lược có giá trị cho cả hai bên. Hà Nội là một lựa chọn lý tưởng, đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để có được một kết quả thành công: Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với việc cải thiện cơ bản quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên; gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới tại nơi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải những xung đột đau thương trong quá khứ, và nó cũng chỉ ra các bước chuẩn bị mà Bắc Triều Tiên cần phải làm để tái gia nhập cộng đồng thế giới. Continue reading “Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim”

Nỗi ám ảnh của Putin

Nguồn: Sergey Aleksashenko, “The Future of Putin’s Illusion”, Project Syndicate, 21/02/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18 tháng 3 tới là một điều ai cũng biết trước: Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng sau khi giành được gấp 5 đến 6 lần số phiếu của ứng viên xếp thứ hai. Các cuộc bầu cử ở Nga ngày nay không công bằng, tự do, hoặc cạnh tranh hơn so với thời Liên Xô cũ. Sự khác biệt duy nhất là thời đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất trên lá phiếu, trong khi ngày nay có nhiều ứng viên hơn để làm cho cuộc bầu cử có vẻ đáng tin cậy hơn. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Putin”

Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam

Trước nay khi bàn đến công lao mở đất về phương Nam dưới thời chúa Nguyễn, mọi người đều đề cập đến công lao của công nữ Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phương Nguyên, người có tầm nhìn chiến lược sâu sắc trong công cuộc thực hiện di ngôn chánh trị của chúa tiên Nguyễn Hoàng, qua cuộc hôn nhân với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Nhưng do điều kiện tư liệu, nên tiểu sử của vị công nữ đã từng là thái hậu của vương quốc Chân Lạp, chưa được viết đầy đủ. Chỉ biết bà kết hôn với quốc vương Chân Lạp về Ouđông từ năm 1620, đến năm 1628, quốc vương qua đời, bà được tôn làm thái hậu và trong những năm cuối đời bà về Sài Côn ( Tên gọi cũ của Sài Gòn) rồi lên núi chứa chan ( Biên Hoà) dựng chùa ẩn tu cho đến lúc qua đời. Continue reading “Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam”

Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?

Nguồn:What are the European Union’s eastward expansion plans?”, The Economist, 28/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa từng có ai chắc chắn về ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Thời Trung Cổ, các nhà địa lý đã vẽ đường biên giới này dọc theo các con sông khác nhau, bao gồm cả sông Dnieper và sông Volga. Vào những năm 1950, Liên Xô đã chọn một đường biên chạy dọc dãy núi Ural, và dọc theo dãy Caucasus giữa Biển Đen và Biển Caspian. Nhưng điều này lại loại trừ Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trong khi các quốc gia này có xu hướng nghĩ rằng mình thuộc châu Âu. Nó cũng bao gồm một số quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng chấp nhận như là các ứng viên cho tư cách thành viên của mình. Để đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia này, năm 2009 EU đã khởi động một sáng kiến ​​với tên gọi Đối tác phương Đông, bao gồm các nước (theo thứ tự từ tây sang đông): Belarus, Ukraine, Moldova, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Ngày 24/11/2017, các lãnh đạo EU đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các đối tác này tại Brussels để thảo luận về chương trình này. Continue reading “Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?”

Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’

Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống ‘Hoàng đế xấu’ và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

GS Francis Fukuyama: Tôi nghĩ đây là một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất. Có các luật định, và đặc biệt, có một quy tắc rõ ràng trong hiến pháp rằng các chủ tịch chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Và kể từ năm 1978, đã có ba lần chuyển giao quyền lực, khi mà toàn bộ ban lãnh đạo hàng đầu rời chức vụ để tạo điều kiện cho một thế hệ trẻ hơn. Continue reading “Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’”

Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva

Nguồn: Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus“, The Diplomat, 04/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Vào cuối những năm 1950, việc quan hệ Trung-Nga xấu đi đã mở đường cho cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Kết quả của cuộc gặp đó là Thông cáo Thượng Hải, và một mặt là bắt đầu sự hòa hoãn Trung-Mỹ, mặt khác là việc kiềm chế Liên Xô ở châu Á-Thái Bình Dương, một sự chia rẽ sẽ xác định quan hệ giữa hai nước cộng sản này trong nhiều thập kỷ sau đó.

Chỉ đến khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thì bất chấp các thách thức còn tồn tại như các tranh chấp lãnh thổ và vấn đề nhập cư trái phép ở vùng Viễn Đông Nga, quan hệ Trung-Nga mới bắt đầu “tan băng”. Hai nước đã bỏ lại đằng sau những sự bất đồng về tư tưởng vì một cách tiếp cận thực dụng hơn dựa trên việc theo đuổi các lợi ích được chia sẻ và chống lại các mối đe dọa chung như là nét đặc trưng chỉ đạo của sự hợp tác được khôi phục của họ. Bất chấp những dự đoán tiêu cực hơn, tiến trình nối lại quan hệ này đã cải thiện một cách vững vàng qua thời gian.  Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskva”

Canh bạc của Tập Cận Bình

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Canh bạc của Tập Cận Bình”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)

Nguồn: Robert Daly, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?

Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mi đe da do bt n là cao. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (2)”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)

Nguồn: Richard McGregor, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có phải Tập Cận Bình đã tự biến mình thành chủ tịch nước trọn đời?

Thông báo hôm Chủ nhật rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức chủ tịch nước hiện tại dường như đã dọn đường cho khả năng đó.

Theo các quy định hiến pháp cũ, Tập sẽ phải rời bỏ vị trí chủ tịch nước vào đầu năm 2023, khi nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai của ông kết thúc.

Mặc dù vậy, như những người khác đã chỉ ra, Tập sẽ không nhất thiết phải phải từ bỏ quyền lực. Không có giới hạn nào đối với số nhiệm kỳ của một trong những vị trí quan trọng khác mà ông ta đang nắm giữ: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vị trí nắm giữ quyền lực thực sự ở Trung Quốc. Continue reading “Học giả bình luận việc TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước (1)”

Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc

Tác giả: Ngô Di Lân

Làm sao để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông? Đây có lẽ là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khoảng mười năm trở lại đây. Theo GS. Michael Beckley – một trong những học giả trẻ hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung thì Mỹ nên tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc cải thiện khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn không cho Trung Quốc chiếm Đài Loan hay kiểm soát các vùng biển ở khu vực Đông Á. Tuy nâng cao năng lực A2/AD là một cách tiếp cận không tồi nhưng chiến lược này sẽ rất dễ bị hoá giải nếu Trung Quốc vận dụng chiến thuật “cắt lát salami” để từng bước mở rộng sự kiểm soát của mình ở Đông Á. Continue reading “Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc”