Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản

Nguồn: Linda Sieg, “Japan’s Public Didn’t Buy Fumio Kishida’s New Capitalism,” Foreign Policy, 15/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thêm một thủ tướng khác từ chức và kỷ nguyên liên tục thay đổi lãnh đạo có thể sẽ quay trở lại.

Khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rời nhiệm sở vào tháng tới, ông sẽ để lại một Nhật Bản có liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và quan hệ nồng ấm hơn với Hàn Quốc. Nhưng di sản trong nước của ông lại không vững chắc như vậy, vì công chúng đã nổi giận với cách ông điều hành nền kinh tế và vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp về cách để tài trợ cho khoản chi ông đã hứa nhằm củng cố quân đội và vực dậy tỷ lệ sinh đang giảm sút. Continue reading “Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản”

Những điều bạn có thể chưa biết về Hamas

Nguồn: Kali Robinson, “What is Hamas,” Council on Foreign Relations, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giới thiệu

Hamas là một phong trào vũ trang Hồi giáo đã kiểm soát Dải Gaza gần hai thập kỷ. Tổ chức này  bác bỏ sự tồn tại của Israel bằng bạo lực, cho rằng Israel đang chiếm đóng Palestine. Vào tháng 10 năm 2023, Hamas đã tấn công miền Nam Israel, khiến gần 1.200 người thiệt mạng và bắt giữ hơn 200 con tin. Đáp lại, Israel đã tuyên bố một cuộc chiến với mục tiêu xoá sổ nhóm này. Theo các quan chức Palestine tại Gaza, cuộc xung đột đã cướp đi gần bốn mươi nghìn sinh mạng tính đến tháng 7 năm 2024.

Hàng chục nước, bao gồm cả Mỹ, đã liệt Hamas vào danh sách các tổ chức khủng bố qua nhiều năm, dù một số nước chỉ áp dụng nhãn này đối với nhánh quân sự của Hamas. Mỹ đã cam kết cung cấp hàng tỷ đô la viện trợ quân sự mới kể từ khi chiến tranh Israel-Hamas bùng nổ và vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Israel. Continue reading “Những điều bạn có thể chưa biết về Hamas”

Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?

Nguồn: Daniel Byman, “Does Israel’s Conflict with Hezbollah Have an Endgame?,” Foreign Policy, 12/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm phiến quân Lebanon sẽ vẫn là mối đe dọa đối với Israel ngay cả sau chiến tranh.

Cuộc chiến của Israel ở Gaza từ lâu đã gắn liền với một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, với Iran; với lực lượng Houthi ở Yemen; và quan trọng nhất là với lực lượng Hezbollah của Lebanon, những người tấn công Israel dưới danh nghĩa đoàn kết ủng hộ Hamas. Mỗi cuộc xung đột nhỏ này đang có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn sau hai vụ ám sát liên tiếp của Israel, nhắm vào chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah vào cuối tháng 7 ở Beirut và lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh của Hamas tại nơi trú ẩn an toàn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở trung tâm Tehran. Continue reading “Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?”

Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng

Nguồn: Tasnim Nazeer, “First Known Survivor of China’s Forced Organ Harvesting Speaks Out,” The Diplomat, 10/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời khai của Trình Bội Minh đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi và đáng lo ngại về nỗi kinh hoàng mà các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc phải đối mặt.

Trong một tiết lộ rùng rợn, Trình Bội Minh, người sống sót đầu tiên được biết đến của chiến dịch cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đã trò chuyện với nhà báo Tasnim Nazeer của tờ The Diplomat về quá trình sống sót trước nghịch cảnh của mình. Continue reading “Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng”

Ai có thể quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can Anyone Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 30/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường trắc trở đến tương lai.

Khi cuộc chiến tàn khốc ở Dải Gaza kết thúc, ai đó sẽ phải cai trị vùng đất này. Đó là công việc mà nhiều nhóm đã đảm nhiệm. Israel đã chiếm đóng dải đất từ năm 1967, khi nước này chinh phục Gaza, cho đến năm 1994, khi họ chuyển giao quyền kiểm soát chính thức hầu hết mọi vấn đề cho Chính quyền Palestine (PA) mới thành lập trong giai đoạn đầu của các cuộc đàm phán hòa bình ở Oslo – dù người Israel vẫn duy trì 21 khu định cư ở đó mãi cho đến năm 2005. Năm 2006, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp ở vùng lãnh thổ Palestine, và vào năm 2007, tổ chức này đã đẩy các đối thủ của mình ra khỏi Gaza bằng vũ lực. Kể từ đó, Hamas bắt đầu cai trị Gaza, dù vẫn còn bị Israel hạn chế về nhiều mặt, cho đến khi Israel đánh bật tổ chức này để đáp trả các cuộc tấn công ngày 07/10/2023. Ngày nay, Gaza không có chính phủ nào hoạt động. Continue reading “Ai có thể quản lý Gaza?”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh

Nguồn: Andreas Umland, “Ukraine’s Invasion of Russia Could Bring a Quicker End to the War,” Foreign Policy, 09/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những mục đích của chiến dịch bất ngờ này có thể là để Kyiv đạt được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.

Chỉ trong vòng 4 ngày, cuộc chiến Nga-Ukraine đã thay đổi đáng kể. Cuộc xâm nhập của lực lượng Ukraine vào khu vực Kursk của Nga đã nhanh chóng trở thành chiến thắng lãnh thổ lớn nhất kể từ các cuộc phản công thành công của Ukraine ở Kharkiv và Kherson vào mùa thu năm 2022. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu lực lượng Nga bị dàn mỏng và được trang bị kém có thể ngăn chặn được cuộc tiến công của Ukraine hay không, khi báo cáo về các đoàn quân tiếp viện Nga bị thiêu cháy gợi nhớ đến những ngày đầu của cuộc chiến. Continue reading “Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh”

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s draft Internet ID law sparks ‘1984’ fears,” Nikkei Asia, 08/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những lời chỉ trích đã lan truyền trên mạng rồi đột ngột biến mất vào đêm trước mật nghị Bắc Đới Hà.

Động thái của Trung Quốc nhằm giới thiệu hệ thống định danh Internet quốc gia đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là trên mạng xã hội, với những người chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ chỉ tiếp tục bóp nghẹt ý kiến của cư dân mạng.

Cuộc tranh cãi xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi cuộc họp thường niên Bắc Đới Hà của các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm và lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển ở tỉnh Hà Bắc. Continue reading “Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc”

Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Sau khi chiếm được thành Thăng Long, Tiết chế Trịnh Tùng tiếp tục điều động quan quân đánh dẹp tàn dư họ Mạc, cùng rước Vua ra Bắc. Từ Phú Xuân, Thái úy Nguyễn Hoàng mang quân ra Bắc, giúp đánh tan quân Mạc tại Sơn Nam, Hải Dương, rồi phò Vua Thế Tông lên ải Nam Quan để xin nhà Minh sách phong.

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi từ năm Đinh Hợi [1527], đặt niên hiệu là Minh Đức năm thứ nhất, truyền 5 đời, đến năm Nhâm Thìn [1592], Hồng Ninh năm thứ 3, Mạc Mậu Hợp bị bắt. Các sử gia xưa, với lối phân biệt “chính thống, ngụy triều”, chép năm đời họ Mạc phụ vào triều Lê. Continue reading “Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc”

Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Nguồn: Wang Jisi, Hu Ran, và Zhao Jianwei, “Does China Prefer Harris or Trump,” Foreign Affairs, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vì sao các chiến lược gia Trung Quốc lại cho rằng ít có sự khác biệt giữa hai ứng cử viên

Trong những tuần gần đây, các biến động trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay từ trước mùa hè, các nước đã tính toán đến những hệ quả từ việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, hoặc ngược lại, những gì mà một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joe Biden có thể mang đến. Với nhiều nước, hai kịch bản này mở ra những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau về địa chính trị và vai trò tương lai của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?”

Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?

Nguồn: Andrew Taffer, “The Puzzle of Chinese Escalation vs Restraint in the South China Sea,” War on the rocks, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang đáng kể trong những tháng gần đây xung quanh Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm nằm ở phía đông Quần đảo Trường Sa. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn việc cung cấp thực phẩm, nước uống, và vật tư xây dựng cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đóng trên tàu BRP Sierra Madre, một tàu chiến thời Thế chiến II đã neo đậu ở bãi cạn này kể từ năm 1999. Trong ít nhất hai sự cố kể từ tháng 3, các biện pháp cưỡng bức của phía Trung Quốc đã khiến thủy thủ Philippines bị thương. Nguy cơ leo thang là rất nghiêm trọng. Mỹ cho biết nghĩa vụ phòng thủ của họ theo Hiệp ước Phòng thủ Chung mở rộng “đến các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang, tàu công, hoặc máy bay của Philippines – bao gồm cả lực lượng Hải cảnh của nước này – ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.” Continue reading “Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?”

Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu

Nguồn: Thần Phong, 晨枫:内塔尼亚胡正注视着“地狱之门”的打开, Guancha, 02/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 31/7, thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Tehran, thủ đô của Iran. Đây là một sự leo thang khác của cuộc xung đột Israel-Palestine kể từ khi Israel tấn công Lebanon trong những ngày gần đây.

Cuộc tấn công này của Israel chắc chắn sẽ khơi dậy lòng căm thù nơi người dân Palestine một lần nữa. Kể từ chiến dịch “Cơn lũ Al-Aqsa” vào tháng 10 năm ngoái, người dân Palestine đã thể hiện tinh thần chống lại Israel với một quyết tâm mạnh mẽ. Trong cuộc tiến công, Hamas đã thể hiện năng lực tổ chức và quân sự xuất sắc, đồng thời cũng thể hiện được ý chí chiến đấu kiên cường sau khi quân đội Israel xâm chiếm Gaza, điều này hoàn toàn khác với cách mà quân đội Ả Rập đã đầu hàng trong cuộc chiến Ả Rập-Israel trước đây. Trong điều kiện cực kỳ gian khổ, Hamas đã điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình, vừa kiên cường chiến đấu, vừa tránh những hành động mù quáng, tác chiến hết sức bài bản. Continue reading “Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu”

Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam

Nguồn: “Chinese companies are winning the global south,” The Economist, 01/08/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự bành trướng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp phương Tây.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các tập đoàn lớn của các nước công nghiệp phát triển đã chi phối thương mại toàn cầu. Ngày nay, người tiêu dùng và người lao động tại hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh doanh có phạm vi rải khắp thế giới của các tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, châu Âu và ở một mức độ thấp hơn là Nhật Bản. Những tập đoàn lớn này hiện đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, khi mà các công ty Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ ô tô cho đến quần áo, đang mở rộng ra nước ngoài với tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc cạnh tranh thương mại mới đã bắt đầu. Chiến trường không phải là Trung Quốc hay các nước phát triển, mà là các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở các nước thuộc phương Nam toàn cầu (Global South). Continue reading “Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam”

Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Chinese dream’ gives way to an urban legend in Shenzhen,” Nikkei Asia, 01/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đau đầu về vấn đề bất động sản, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã giả ly hôn để vay vốn.

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài ở Trung Quốc, một “truyền thuyết đô thị” đã bắt đầu lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội nước này: Thâm Quyến, siêu đô thị với hơn 12 triệu dân ở tỉnh Quảng Đông, đang phải hứng chịu một đợt bùng nổ số người ly hôn.

“Truyền thuyết đô thị” này bắt đầu lan truyền vào mùa thu, khi hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 dự kiến sẽ được tổ chức. Continue reading “Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tiết chế Trịnh Tùng hai lần mang quân tiến chiếm thành Đông Đô, cuối cùng Mạc Mậu Hợp bị giết, triều đình nhà Lê chuẩn bị trở về thành Đông Đô.

Tháng 2 năm Hưng Trị thứ 1 [26/2-25/3/1588], tức Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 11, Minh Vạn Lịch năm thứ 16, nhà Mạc thấy quân nhà Lê mỗi ngày một mạnh, bèn định kế phòng thủ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đông Đô, bắt đầu từ phường Nhật Chiều [Nhật Tân, Hà Nội] vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa [phường Thịnh Quang, Hà Nội] đến cầu Dền [ô Cầu Dền, Hà Nội] suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long cũ đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)”

Cuộc chiến bí mật của UAE tại Sudan

Nguồn: John Prendergast and Anthony Lake, “The UAE’s Secret War in Sudan”, Foreign Affairs, 31/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong vòng bốn tháng tới, 2,5 triệu người Sudan có thể chết vì các nguyên nhân liên quan đến nạn đói. Con số này gấp đôi số người chết đói dưới chế độ Pol Pot ở Campuchia trong bốn năm và gấp 2,5 lần số người chết trong nạn đói năm 1983–85 ở Ethiopia – nạn đói đã truyền cảm hứng cho ca khúc từ thiện “We are the World”. Như Martin Griffith, quan chức nhân đạo hàng đầu của Liên Hợp Quốc, gần đây đã nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta từng có con số người có nguy cơ chết đói lớn như thế này.” Continue reading “Cuộc chiến bí mật của UAE tại Sudan”

Ukraine vẫn còn quá tham nhũng để gia nhập phương Tây

Nguồn: Anchal Vohra, “Ukraine Is Still Too Corrupt to Join the West,” Foreign Policy, 29/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược giành chiến thắng trong cuộc chiến bằng cách gia nhập các tổ chức phương Tây đang gặp phải một trở ngại lớn trong nước.

Chiến lược của Ukraine nhằm đánh bại Nga bằng cách gia nhập cộng đồng chính trị và các thể chế an ninh của phương Tây đã bị cản trở bởi cuộc đấu tranh kéo dài với nạn tham nhũng, một vấn đề vẫn vượt xa các tiêu chuẩn phương Tây. Và vấn đề này mở rộng đến tận trung tâm của nhà nước Ukraine. Nhiều thẩm phán, chính trị gia, và quan chức hàng đầu đã phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, trong khi Bộ Quốc phòng trở thành trung tâm của nhiều vụ bê bối tham nhũng, chẳng hạn như việc mua trứng và áo khoác mùa đông với giá quá cao, mua 100.000 quả đạn súng cối không bao giờ được giao, hoặc nhận hối lộ từ những người đàn ông muốn trốn nghĩa vụ quân sự. Continue reading “Ukraine vẫn còn quá tham nhũng để gia nhập phương Tây”

Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ

Nguồn: Phòng Ninh, 房宁:社会结构演变深刻影响美国政治, Aisixiang, 13/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong xã hội hậu hiện đại, cơ cấu xã hội, các nhóm xã hội và bản sắc chính trị của con người ở các nước phát triển phương Tây đã nảy sinh những biến đổi mang tính lịch sử. Trong đó, lập trường chính trị của cử tri Mỹ đã không còn đơn thuần dựa trên kinh tế, mà đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như sắc tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác… Sắc tộc là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong số này. Điều này phản ánh tính đa nguyên và phức tạp được cấu thành bởi bản sắc chính trị và các nhóm chính trị trong xã hội hậu hiện đại. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết sâu sắc hơn về logic nội tại của nền chính trị Mỹ, nhằm đáp ứng những xu thế mới trong bầu cử. Continue reading “Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ”

Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: Jakub Grygiel, “The Right Way to Quickly End the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 25/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vì từ bỏ Kyiv, Washington nên cung cấp công cụ để Ukraine giành chiến thắng.

Người Mỹ đã rơi vào bế tắc ở Ukraine. Cách tiếp cận từng bước của Tổng thống Joe Biden không hiệu quả. Thay vào đó, nó đã dẫn đến một cuộc chiến tiêu hao kéo dài và bi thảm. Thành tích chững lại của Ukraine trong năm qua đã làm dấy lên viễn cảnh nghiệt ngã về một chiến thắng của Nga, khiến Kyiv sụp đổ trước đế chế của Moscow. Continue reading “Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine”

Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “Vietnam’s land reclamation helps balance power in South China Sea,” Nikkei Asia, 28/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái chiến lược của Hà Nội mang lại hy vọng chống lại hoạt động xây đảo hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã giành huy chương bạc trong cuộc thi cải tạo đất ở Biển Đông.

Kể từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tạo ra 5,8 km2 đất mới xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nâng tổng diện tích đất mới mà họ đã cải tạo từ biển trong quần đảo lên khoảng 9,6 km2. Dù trông có vẻ hung hăng, nhưng việc cải tạo đất của Việt Nam xung quanh các đảo có ý nghĩa chiến lược và cơ sở đạo đức mạnh mẽ  tương tự như các cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào bên trong lãnh thổ Nga. Continue reading “Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông”