Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

Nguồn: US to build anti-China missile network along first island chain”, Nikkei Asia, 05/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí thông thường chống lại Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa tấn công chính xác dọc theo cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” như một phần của khoản chi 27,4 tỷ USD sẽ được xem xét cho chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong sáu năm tới.

Các khoản chi này sẽ là thành phần chính trong đề xuất thành lập Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đệ trình lên Quốc hội.

“Mối nguy lớn nhất đối với tương lai của Hoa Kỳ tiếp tục là sự xói mòn khả năng răn đe thông thường”, tài liệu cho biết. “Nếu không có biện pháp răn đe thông thường hiệu quả và mang tính thuyết phục, Trung Quốc sẽ càng được khuyến khích hành động tại khu vực và trên toàn cầu để lật đổ lợi ích của Mỹ. Khi cán cân quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ gánh thêm nhiều rủi ro có thể khiến các đối thủ tự tin đơn phương cố gắng thay đổi nguyên trạng.” Continue reading “Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”

Nhật ký Bắc Kinh (09/11/20): Ai chặn IPO 35 tỉ đô của Ant Group?

Nguồn: Tetsushi Takahashi,Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi thế giới mải tập trung chú ý vào chiến thắng chậm chạp của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vụ đình chỉ niêm yết Ant Group của Alibaba Group Holding tại sàn Thượng Hải và Hồng Kông cũng thu hút được sự chú ý không nhỏ từ dư luận ở Trung Quốc hồi tuần trước.

“Quyết định đình chỉ kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Trung Quốc của Ant Group dựa trên sự xem xét toàn diện nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và người tiêu dùng tài chính”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Liu Guoqiang thông báo với các phóng viên vào thứ Sáu (07/11/2020), một ngày sau thời điểm lên sàn dự kiến của công ty. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (09/11/20): Ai chặn IPO 35 tỉ đô của Ant Group?”

Nhật ký Bắc Kinh (02/11/20): Giới làm truyền hình và chính trường TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương vào thứ Năm bằng một thông cáo. Đêm hôm đó, chương trình thời sự của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc “Tân văn Liên bố” thực hiện một nghi thức quen thuộc: biên tập viên đọc toàn bộ nội dung văn kiện, mô tả các quyết định đã được đưa ra bởi hội nghị.

Tài liệu chiếm nửa giờ đồng hồ, bao gồm ý chính của kế hoạch 5 năm tiếp theo và một sáng kiến ​​dài hạn đến năm 2035.

“Tân văn Liên bố”, được phát sóng vào lúc 7 giờ tối hàng ngày, là chương trình tin tức hàng đêm phổ biến nhất ở nước này. Nó đưa tin về các hoạt động của Chủ tịch Tập Cận Bình và giải thích các chính sách của chính phủ. Ngay cả ở Trung Quốc, nơi các phương tiện truyền thông được coi là cơ quan tuyên truyền của đảng, Tân văn Liên Bố vẫn có uy quyền và một vị trí đặc biệt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (02/11/20): Giới làm truyền hình và chính trường TQ”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “How American Free Trade Can Outdo China”, WSJ, 22/2/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ định hình bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ này. Tuy vậy trên một mặt trận quan trọng của cuộc cạnh tranh đó là lĩnh vực thương mại thì nước Mỹ lại đang mất dần đi lợi thế. Continue reading “Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?”

Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

Nguồn: Yvette To, “China chases semiconductor self-sufficiency”, East Asia Forum, 22/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–25) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tăng cường sự tự chủ của Trung Quốc trong sản xuất chip bán dẫn. Điều này là nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế cung cấp chip chứa công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Chiến tranh thương mại là một lời nhắc nhở đối với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này không thể phụ thuộc vào nhập khẩu nữa mà phải phát triển công nghệ cốt lõi trong nước và theo đuổi các bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là trong các ngành thiết yếu như thiết bị bán dẫn.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại và mới nổi đang gia tăng. Nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên hơn 300 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này. Trung Quốc chỉ cung cấp 30% chip trong nước. Continue reading “Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn”

Trung Quốc có đáng sợ không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Quốc.

Lịch sử loài người cho thấy khi một cường quốc toàn cầu ra đời thì tình hình thế giới sẽ khác trước, vì cường quốc đó sẽ đòi hỏi thay đổi trật tự quốc tế hiện hành về phía có lợi cho mình. Khi ấy, các nước lớn và các láng giềng của tân cường quốc cần có cách ứng xử khéo léo để tránh xảy ra xung đột quân sự. Hai cuộc Thế chiến đã qua là minh chứng không ai quên được.

Từ ngày trở thành siêu cường, nước Mỹ nhạy cảm hơn hết với bất kỳ cường quốc nào mới xuất hiện và luôn tìm cách “cân bằng” quyền lực của tân cường quốc đó. Sách “Giấc mơ Trung Quốc” của Lưu Minh Phúc cho biết: ngay từ năm 1942, Mỹ đã chủ trương cân bằng [kiềm chế] quyền lực của Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, dù Tưởng thân Mỹ. Continue reading “Trung Quốc có đáng sợ không?”

Nhật ký Bắc Kinh (26/10/20): TQ khơi dậy tinh thần ‘Kháng Mỹ viện Triều’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm Chủ nhật (25/10/2020), tôi đến Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Hoa ở tây Bắc Kinh để xem một cuộc triển lãm mới.

Buổi triển lãm tập trung vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày cử chí nguyện quân Trung Quốc sang tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Tôi có đặt vé và đến trước giờ mở cửa lúc 10 giờ sáng, nhưng người ta đã xếp hàng dài mấy trăm mét. Lần đầu tiên tôi phải xếp hàng dài kể từ khi coronavirus bùng phát.

“Hãy thể hiện tinh thần ‘Kháng Mỹ Viện Triều’ vĩ đại và nỗ lực vì công cuộc tái thiết vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.” Một tấm biển khổng lồ mang khẩu hiệu này được đặt ngay trước bảo tàng, thu hút sự chú ý của du khách. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/10/20): TQ khơi dậy tinh thần ‘Kháng Mỹ viện Triều’”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1-23/2/1305], lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

Trước đây, những người con do phi tần hậu cung sinh ra, phần nhiều không nuôi được. Đến khi sinh con thứ tư tên là Mạnh, nhà vua nhờ Thụy Bảo công chúa nuôi giúp, Thụy Bảo lại ký thác Trần Nhật Duật nuôi, Nhật Duật hết lòng nuôi nấng. Nay lập làm Đông cung thái tử, nhà vua thân làm bài “Dược thạch châm[1] ban cho.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 8.

Tháng 6, năm Hưng Long thứ 14 [11/7-9/8/1306], gả Huyền Trân công chúa cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý [Quảng Trị, Thừa Thiên]: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)”

Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?

Nguồn: Jim Webb, “An American Belt and Road Initiative?”, WSJ,  17/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo thành lập một nhóm công tác thuộc Lầu Năm Góc nhằm xem xét lại chính sách quân sự đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ “đối mặt với thách thức Trung Quốc” và “giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.” Nếu xét thành phần của nhóm, rõ ràng nhóm sẽ tìm cách chuyển chính sách của Hoa Kỳ theo hướng chú trọng hơn vào các giải pháp ngoại giao. Nhưng khi xác định chiến lược quốc gia tương lai của Mỹ, chính quyền mới nên tiến thêm một bước nữa.

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc vượt ra ngoài các vấn đề về chính sách thương mại, cạnh tranh nước lớn, phổ biến vũ khí hạt nhân và mở rộng quân sự. Điều quan trọng nhất trong cuộc tranh luận mở là việc Trung Quốc theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nước đang phát triển, nơi họ tìm cách củng cố các mối quan hệ lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao này là sự mở rộng quyền lực — trong đó sự can dự của quân đội và an ninh Trung Quốc được biện minh là nhằm bảo vệ lợi ích của nước này. Continue reading “Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?”

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?

Nguồn: “Genocide” is the wrong word for the horrors of Xinjiang”, The Economist, 13/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Ronald Reagan kêu gọi “hãy phá bỏ bức tường này”, mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là “diệt chủng”. Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không? Continue reading “Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?”

Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khách sạn Jingxi (Kinh Tây), nằm cách Thiên An Môn khoảng 8 km về phía tây, đang được canh gác bởi binh sĩ trong trang phục rằn ri và được bao quanh bởi những bức tường cao có dây kẽm gai. Đây có lẽ là khách sạn được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc.

Khi lái xe qua đây vào chiều thứ Tư (21/10/2020), tôi thấy có nhiều cảnh sát hơn mọi khi, bên cạnh các binh sĩ. Chắc chắn họ đang bảo vệ ai đó quan trọng. Tôi không thấy được nhiều, nhưng ít nhất tôi đọc được những tấm biển lớn treo ở lối vào phía trước. “Đảng Cộng sản Trung Quốc muôn năm” và “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ”

Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam. Continue reading “Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?”

‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh

Tác giả: Akito Arima | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tương lai không xa, các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc, sẽ xuất hiện nhiều nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật tài giỏi, hơn nữa, nhất định sẽ giành được nhiều giải Nobel – một thời đại như thế đang tiến nhanh tới chúng ta.

Trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc” của Needham, tác giả có đưa ra “Câu hỏi Needham” nổi tiếng: Vì sao từ thời cổ cho tới thế kỷ 15, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đi trước Tây Âu, nhưng vào khoảng trước sau thế kỷ 16, khoa học kỹ thuật cận đại lại không phát sinh ở nước này ? Nói cách khác, vì sao Galileo Galilei lại không xuất hiện tại Trung Quốc? Continue reading “‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh”

Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đức Thắng Môn (Deshengmen) ở phía bắc Bắc Kinh được xây dựng từ thế kỷ 15 và được thiết kế để không thể bị xuyên thủng. Công trình kiến ​​trúc từ thời nhà Minh còn được gọi là “cổng quân sự” vì quân đội triều đình sẽ xuất quân từ đây mỗi khi ra trận đánh giặc.

Gần đó là trụ sở chính của Viện Khổng Tử – các cơ sở giáo dục được chính phủ Trung Quốc thiết lập khắp thế giới để thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung.

Trái ngược với Đức Thắng Môn, tòa nhà trụ sở Viện Khổng Tử trông hiện đại hơn. Và không giống như nhiều văn phòng chính phủ Trung Quốc khác, nó không có sự hiện diện an ninh nghiêm ngặt để khiến dân thường xa lánh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung”

Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc

Nguồn: Biden shows his hawkish side on China”, Financial Times, 31/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sau nhiều tháng Đảng Cộng hòa lo ngại rằng Joe Biden sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh, tân Tổng thống Mỹ đã nhận được lời khen ngợi bất ngờ từ một nhân vật diều hâu chống Trung Quốc hàng đầu sau chưa đầy hai tuần ở Nhà Trắng.

Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia cuối cùng của Donald Trump phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ với người kế nhiệm, Jake Sullivan, rằng “Tổng thống Biden [và nhóm của ông] đang có một khởi đầu tuyệt vời trong vấn đề Trung Quốc”.

Sau bốn năm chính sách đầy biến động, các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kỳ vọng sẽ có một cách tiếp cận mang tính cấu trúc hơn dưới thời Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia đang theo dõi sát sao các dấu hiệu cho thấy ông sẽ có thái độ diều hâu đến đâu trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Continue reading “Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc”

Trung Quốc đồng hóa các dân tộc thiểu số qua giáo dục như thế nào?

Nguồn: Assimilation of Chinese minorities is not just a Uyghur thing”, The Economist, 30/01/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Đôi khi những chiến thắng dễ dàng lại nói lên nhiều điều nhất. Rất nhiều chính phủ sẵn sàng ra tay tàn nhẫn khi đối mặt với khủng bố hoặc các mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, khi một chế độ sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để áp đặt ý chí lên một nhóm không có khả năng phản kháng, thì đó là thời điểm làm lộ rõ nhiều điều. Một cuộc đối đầu không cân sức như vậy hiện đang diễn ra trên những khu đồi núi của châu tự trị Diên Biên (Yanbian) của dân tộc Triều Tiên, nằm gần biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc đồng hóa các dân tộc thiểu số qua giáo dục như thế nào?”

Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Điệp viên đến từ Đài Loan” đang gây xôn xao ở Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Năm (15/10/2020) đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Lời cảnh báo cho các quan chức tình báo Đài Loan,” cáo buộc hòn đảo tự trị này đẩy mạnh hoạt động gián điệp nhằm giành độc lập.

Mọi chuyện bắt đầu khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin vào tối Chủ nhật (11/10/2020) rằng các nhà chức trách an ninh quốc gia đã phá hàng trăm vụ gián điệp có liên quan đến Đài Loan và bắt nhiều người được cho là gián điệp trong một chiến dịch ​​đặc biệt mang tên “Sấm sét 2020”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”