Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì cho rằng nước mình là một nước lớn nên các tân lãnh đạo Trung Quốc khi mới “lên ngôi” bao giờ cũng đưa ra một chủ thuyết mới khác với người tiền nhiệm.

Đặng Tiểu Bình có thuyết Mèo trắng mèo đen mà người Trung Quốc gọi là Lý luận Đặng Tiểu Bình. Giang Trạch Dân có thuyết Ba Đại diện. Hồ Cẩm Đào có Quan điểm phát triển một cách khoa học. Các thuyết nói trên đều được đưa vào Lời Nói Đầu Hiến pháp Trung Quốc và các văn kiện chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2012, Tập Cận Bình lên nắm các chức vụ cao nhất ở Trung Quốc: Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. Vậy ông đưa ra chủ thuyết gì? Continue reading “Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (07/09/20): Đến thăm Tĩnh Cương Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuối tuần trước, tôi cuối cùng đã có thể đến thăm một nơi tôi luôn muốn được đến: dãy núi Tĩnh Cương Sơn ở tỉnh Giang Tây. Chính tại những ngọn núi này Mao Trạch Đông đã lần đầu tổ chức lực lượng nông dân và dựng chiến khu để đấu tranh vũ trang vào cuối những năm 1920.

Tôi lên kế hoạch chuyến đi vào tháng 2 nhưng buộc phải hoãn lại do đại dịch coronavirus. Hiện dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, người dân được phép đi lại gần như tự do trong nội địa.

Đến thăm “thánh địa cách mạng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc là chuyến đi đầu tiên của tôi ra khỏi Bắc Kinh trong tám tháng qua. Đến nơi, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều khách du lịch. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/09/20): Đến thăm Tĩnh Cương Sơn”

Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ

Nguồn: John Ratcliffe, “China Is National Security Threat No. 1”, WSJ, 03/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với tư cách là Giám đốc Tình báo Quốc gia, tôi được quyền tiếp cận nhiều thông tin tình báo hơn bất kỳ thành viên nào của chính phủ Hoa Kỳ ngoài tổng thống. Tôi giám sát các cơ quan tình báo và văn phòng của tôi soạn Báo cáo tin hàng ngày cho Tổng thống, nêu chi tiết về các mối đe dọa mà đất nước phải đối mặt. Nếu tôi có thể truyền đạt một thông điệp cho người dân Mỹ từ vị trí quan sát thuận lợi này, thì đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ Thế chiến II.

Thông tin tình báo cho thấy rất rõ ràng: Bắc Kinh có ý định thống trị Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới về kinh tế, quân sự và công nghệ. Nhiều sáng kiến ​​quốc tế lớn của Trung Quốc và các công ty nổi tiếng của họ chỉ là một lớp ngụy trang cho các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ”

Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?

Tác giả: Hồ Kiến Hoa (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm lược bài phát biểu của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hồ Kiến Hoa[1] tại Diễn đàn học thuật lần VIII do Thương vụ Ấn thư quán tổ chức ngày 22/7/2017. Bài này đã đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ học ngày nay” ngày 8/1/2018, dưới tiêu đề “Lập trường của ngôn ngữ học Trung Quốc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đương đại”. Khi biên dịch chúng tôi chỉ giữ lại phần nói về văn hóa, văn minh Trung Quốc, lược bỏ những phần không liên quan.

Bốn chục năm cải cách mở cửa vừa qua là bốn chục năm Trung Quốc bận bịu với việc học tập các loại lý luận do “ông thầy” phương Tây sáng lập. Continue reading “Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?”

Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bức ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn được treo trên tường nhà hàng Vịt Quay DaDong ở trung tâm Bắc Kinh.

Khi đến thăm thủ đô Trung Quốc để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 2014, ông Abe đã ăn tối tại nhà hàng này cùng vợ, bà Akie, và các phụ tá. Bức ảnh hơi mất nét – có lẽ vì nhân viên nhà hàng lén chụp – được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bức ảnh cho thấy ông Abe đang chăm chú quan sát một đầu bếp cắt món vịt quay Bắc Kinh cho ông. Vào thời điểm đó, mối quan hệ song phương đang căng thẳng vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và chuyến thăm của Abe tới đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật đã chết trong chiến tranh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe”

Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: James T. Areddy, “China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside”, WSJ, 17/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây; “làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng”.

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc. Continue reading “Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bắt gặp một tấm biển kỳ lạ, khá đáng lo ngại trên một con phố ở Bắc Kinh.

Tiêu đề của nó có nghĩa là “Nghĩa vụ phòng không dân sự.” Đề cập đến “phòng không thời chiến”, tấm bảng viết rằng “Tùy vào nhu cầu bảo vệ tổ quốc, các biện pháp bảo vệ được tiến hành bằng cách huy động và tổ chức quần chúng, và thiệt hại do các cuộc không kích được giảm bớt.”

Một bức ảnh về một tấm bảng tương tự khác cũng đang lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung “Làm thế nào để bình tâm trở lại sau các cuộc không kích”. Sau đó, nó đưa ra lời khuyên về giảm thiểu ảnh hưởng tâm lý sau khi bị địch không kích. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích”

Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc (TQ). Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác (chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm), tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Continue reading “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (20/08/2020), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm quận Đồng Nam, Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt. Thủ tướng bay từ Bắc Kinh đến thành phố miền tây nam vào sáng hôm đó, rồi đi tàu hỏa và ô tô đến vùng này.

“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân theo chỉ đạo quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ông Lý được cho là đã nói như vậy với các quan chức cấp cao của quận, theo một trang web chính phủ.

Tất cả 8.000 cư dân của quận đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ông Lý đi dọc theo những con đường lầy lội để động viên họ. Ông mang ủng dài, nhưng chiếc quần tây của ông dính đầy bùn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 08/11/2020, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra xã luận tiêu đề “Chớ ảo tưởng về mối quan hệ Trung-Mỹ, cũng đừng từ bỏ cố gắng”, nói về tác động của việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ và triển vọng quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết có nội dung như sau:

Xem ra việc Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đã trở thành cục diện xác định. Bất chấp thái độ của Trump, các đồng minh phương Tây của Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới Biden. Trong 4 năm Trump nắm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ giao động lớn nhất trên mối quan hệ với Trung Quốc, có thể coi việc [Trump] toàn diện đả kích, kiềm chế Trung Quốc là “di sản ngoại giao” lớn nhất của ông ta. Vậy Biden sẽ tiếp tục “đường lối Trump” trong quan hệ với Trung Quốc tới mức nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thông cáo sau cuộc họp của 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 nhắc đến một thuật ngữ lạ lẫm: “chu kỳ nội địa lớn”. Thông cáo cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một mô hình phát triển mới dựa trên chu kỳ này.

Thông tin làm bùng nổ một loạt các suy đoán về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Song, “chu kỳ nội địa lớn” đã từng xuất hiện trước đây. Phó Thủ tướng Lưu Hạc từng nói về nó tại một diễn đàn kinh tế hồi giữa tháng 6. Ông nói: “Chu kỳ trong nước nên là nền tảng chính, và hai chu kỳ kép quốc tế và trong nước đều sẽ được thúc đẩy để tạo nên một khung phát triển mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’”

Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà

Nguồn: Chao Deng, Liza Lin, “In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn”, WSJ, 22/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Với sự thúc đẩy từ chính phủ, đám đông giận dữ trên mạng sẵn sàng tấn công bất kỳ hành vi nào được cho là bất trung đối với đất nước.

Làn sóng chủ nghĩa dân tộc càn quét qua Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và sự thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19, đang bước sang một trang đen tối hơn mang âm hưởng thời kỳ Mao Trạch Đông trong quá khứ.

Những đám đông giận dữ trên mạng tấn công bất kỳ lời chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với đất nước. Các nạn nhân bị quấy rối và không thể lên tiếng, một số thậm chí bị mất việc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà”

Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền hình đã chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ vào chiều thứ Tư (30/07/2020) do Quân ủy Trung ương tổ chức ở Bắc Kinh, nơi ông thăng hàm thượng tướng cho một sĩ quan cấp cao. Vị chủ tịch trông không được vui.

Quân ủy Trung ương, hay CMC, là cơ quan quân sự hàng đầu quản lý Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ngoài vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập còn giữ chức vụ quân sự cao nhất, tức chủ tịch quân ủy.

Hôm thứ Tư (29/07/2020), ông Tập đã thăng hàm cho Xu Zhongbo, chính ủy Lực lượng Tên lửa PLA. Vị chủ tịch đến dự sự kiện với một bộ đồ kiểu Mao đặc biệt có tên là junbianfu, một loại “binh phục thường ngày” mà chỉ tổng tư lệnh mới được mặc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi duyệt qua Toàn Thư, chính sử nước ta, về đề tài Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai; chúng tôi lại một lần nữa đào sâu thêm, qua việc phối kiểm cùng Nguyên SửAn Nam Chí Lược. Nguyên Sử là chính sử Trung Quốc; riêng An Nam Chí Lược, tác giả là một học giả người Đại Việt, tuy thời thế đưa đẩy từng tham gia cuộc chiến này, đứng vào phe Nguyên Mông; nhưng ngòi sử bút của ông rất đáng tin cậy.

Tương tự như Toàn Thư chép ở bài trên,“Tháng 11 [1284], sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ [Hồ Quảng], nước Nguyên xin hoãn binh.”; phần Bản Kỷ trong Nguyên Sử cũng ghi các Sứ thần An Nam như Trần Khiêm Phủ, Nguyễn Đạo Học, lần lượt đưa sản vật địa phương sang cống nhà Nguyên; nhưng mục đích là xin hoãn binh: Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử”