Trung Quốc “đại suy sụp”

china-l

Nguồn: Jeffrey Wasserstrom, “The Great Fall of China“, Wall Street Journal, 28/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dy

Trung Quốc đã bước vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nó chỉ có thể thoát ra bằng cách dẫn dắt các ngành công nghiệp dựa vào tri thức chứ không phải cơ bắp.

Đúng là David Shambaugh viết rất khỏe. Cuốn sách mới nhiều thông tin về “Tương lai Trung Quốc” tiếp theo cuốn “Đảng Cộng sản Trung Quốc” (China’s Communist Party, 2008) và cuốn “Trung Quốc Toàn cầu Hóa” (China Goes Global, 2013). Cuốn sách này đề cập đến các lập luận đã được đưa ra lần đầu trong bài phân tích “Sự Đổ vỡ Sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Chinese Crackup) cũng đăng trên tờ báo này cách đây một năm, gây nhiều tranh cãi. Lập luận chính của vị giáo sư ĐH George Washington rất dễ tóm tắt: Trừ phi Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình tiến hành cải cách chính trị lớn, nền kinh tế sẽ thất bại và đảng sẽ sụp đổ. Vì các học giả thường thận trọng khi xác quyết về thời điểm các sự kiện sẽ xảy ra, nên Shambaugh chỉ viết rằng nó có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Continue reading “Trung Quốc “đại suy sụp””

Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?

quan dao senkaku

Nguồn:Who really owns the Senkaku islands?”, The Economist, 03/12/2013.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm vừa qua, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), một nhóm năm hòn đảo nhỏ không người ở giữa biển Hoa Đông, đã cho thấy chúng có khả năng làm rung chuyển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc lớn nhất châu Á. Chúng thậm chí đã gợi lên bóng ma của một cuộc xung đột quân sự, điều mà Mỹ lo ngại có thể bị kéo vào. Các nguy cơ là rất cao. Vậy, ai mới là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku? Continue reading “Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?”

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào

boten-laos-street

Nguồn: Samuel Ku, “China’s expanding influence in Laos”, East Asia Forum, 26/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đề án chung về Khu hợp tác kinh tế Mohan-Boten mới được ký gần đây là khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới đầu tiên mà Trung Quốc thiết lập ở Lào và cũng là đầu tiên trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Thỏa thuận này cho thấy mục tiêu của gã khổng lồ châu Á muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng phía nam.

Boten, một ngôi làng hẻo lánh ở biên giới Trung Quốc – Lào, nằm ở một vị trí chiến lược giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á, vì nó kết nối hai đường giao thông quan trọng từ Trung Quốc đến lục địa Đông Nam Á. Một là Đường cao tốc Côn Minh – Bangkok, bắt đầu từ Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam , Trung Quốc, đi qua Boten, sau đó qua Cầu hữu nghị Thái-Lào, và cuối cùng đến Bangkok. Continue reading “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên Lào”

Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội

d43d7e14d473177427860f

Tác giả: Trương Hiền Lượng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào thập niên 80 thế kỷ trước, nguyên Thủ tướng Anh Thatcher từng nói “Trung Quốc không thể trở thành nước lớn trên thế giới.” Vì sao vậy? Bà Thatcher nói: Vì Trung Quốc không có một ý thức hệ chính thống [nguyên văn chủ lưu ý thức hình thái] có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Xin chớ coi thường “Bà đầm thép” này, câu nói ấy của bà ta vừa sâu cay vừa trúng đích! Ý thức hệ chính thống của Trung Quốc hiện nay là gì?

Dường như chẳng ai nói được rành rọt điều đó. Ai nói ra miệng được rõ ràng thì hầu như lời nói lại khác với thực tế, lời nói và việc làm không thống nhất. [Chẳng hạn] nói Trung Quốc ta còn có “đấu tranh giai cấp” là thứ có thể xuất khẩu – nhưng đấy là chuyện ở thời đại Mao Trạch Đông. Thời “Cách mạng Văn hóa” chúng ta làm “Xuất khẩu cách mạng” tới mức ở Paris cũng xuất hiện “Hồng vệ binh làm phản” [nguyên văn tạo phản]. Continue reading “Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin gây bất an xã hội”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)

mao1

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Lời nói đầu

Bài phỏng vấn “An Appraisal of the political life of Mao Tse-Tung”, đăng trongThe Chinese Communist Party in Power, tr. 380-415, do Rose Connolly thực hiện, tháng Ba, 1977 (đã được Bành Thuật Chi trả lời rồi nhuận sắc trước khi đăng trên Intercontinental Press vào tháng Mười, 1977) chúng tôi dịch ra 28 câu đối đáp sau đây, là một bài hiếm có. Nội dung gồm những phân tích bề trái của những biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc cận đại, và chỉ ra được sức mạnh của sự sùng bái lãnh tụ – vũ khí chính của Mao Trạch Đông – điều khó ngờ tới.

Trong chính trị, đặc biệt là chính trị kiểu Stalin, sự sùng bái lãnh tụ chỉ để đặt quyền lực cá nhân lên trên cùng, rồi che giấu sự thật, đã tiêu diệt cả thù lẫn bạn, cả Tả lẫn Hữu… đưa đến kết quả đã tốn hao bao xương máu, uổng phí cả một cuộc cách mạng tranh đấu cho Dân chủ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ

495582461KF020_TIANANMEN_SQ

Nguồn: Jerome A. Cohen, “A Looming Crisis for China’s Legal System”, ChinaFile, 22/02/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thẩm phán và luật sư tài năng đang bỏ nghề bởi ý thức hệ tiếp tục thống lĩnh nền pháp quyền.

Ở Trung Quốc, chính trị tiếp tục kiểm soát luật pháp. Giới lãnh đạo hiện nay vứt bỏ rất nhiều giá trị pháp luật phổ quát mà Trung Quốc đã chấp nhận – ít nhất về nguyên tắc – dưới chế độ cộng sản ở một số giai đoạn trước. Ví dụ, ngày nay việc thảo luận tự do về cải cách hiến pháp, thậm chí trong phạm vi các trường đại học và các tạp chí học thuật, cũng không phải là một hoạt động an toàn. Và việc thảo luận ở cấp trung ương về sự độc lập của ngành tư pháp khỏi Đảng Cộng sản vẫn là một đề tài bị cấm đoán.

Tuy nhiên, vẫn có sự phản kháng dè dặt, dù thụ động. Giới luật gia không hài lòng nhưng họ không dám nói ra vì sợ mất việc. Một số thì đơn giản là bỏ cuộc. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của hệ thống pháp luật TQ”

Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc

china-inflation_2133080a

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Lonely Fight Against Deflation”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào đầu tháng 2, khi Trung Quốc chào đón năm Thân, một bản tin của một quỹ phòng hộ được lưu truyền rộng rãi đã làm rối loạn thị trường tài chính bằng việc dự đoán rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng, hệ thống ngân hàng ngầm sẽ sụp đổ, và đồng nhân dân tệ sẽ bị phá giá. Sự ổn định chỉ được phục hồi sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên giải thích logic trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin (Tài Tân).

Nhưng khả năng đảm bảo sự ổn định đó của Trung Quốc dựa trên nhiều vấn đề có liên quan lẫn nhau, bao gồm mức tăng trưởng năng suất thấp, lãi suất thực giảm, các công nghệ gây xáo trộn (disruptive), khả năng sản xuất dư thừa và mức nợ cao, cùng với tiết kiệm quá mức. Thực tế, cuộc chiến hiện tại về tỷ giá đồng nhân dân tệ phản ánh sự bất đồng giữa quyền lợi của những “kỹ sư tài chính” (như những nhà quản lý của các quỹ phòng hộ bằng đồng đôla) và những “kỹ sư thực thụ” (các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc). Continue reading “Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc”

Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh

DV1444686

Nguồn: Fu Ying, “How China Sees Russia – Beijing and Moskva  Are Close, but Not Allies, Foreign Affairs, 14/12/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng  Trang

Vào thời điểm khi quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đang ngày càng lạnh đi, mối quan hệ tương đối ấm áp giữa Trung Quốc và Nga đã và đang thu hút sự chú ý. Các học giả, các nhà báo phương Tây tranh luận về bản chất của quan hệ đối tác Trung – Nga và tự hỏi liệu nó có phát triển thành một liên minh hay không.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quan điểm chính có xu hướng định hình đánh giá của phương Tây về mối quan hệ Trung – Nga và những dự đoán về tương lai của mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Moskva dễ bị tổn thương, mang tính thời cơ và được đặc trưng bởi những bất ổn – một kiểu “hôn nhân vụ lợi”, cụm từ được nhiều người ủng hộ lập luận này ưa chuộng, những người không cho rằng hai nước sẽ trở nên quá gần gũi và rất có thể sẽ bắt đầu xa cách. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh”

Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”

Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’

writingonthewall

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc từ những năm 1980, câu hỏi của nhiều người là: liệu sự tăng trưởng này có thể tiếp tục với tốc độ hiện nay?  Liệu thế kỷ 21 có sẽ là thế kỷ của Trung Quốc?

Will Hutton là một tác giả người Anh thường được xem là “tiến bộ”.  Dù không là một  chuyên gia về Trung Quốc (và cũng chẳng là một nhà kinh tế chuyên nghiệp), ông vừa xuất bản cuốn “The Writing on the Wall: China and the West in the 21st century” (2007) sau một chuyến viếng thăm nước này, có nhiều nhận xét về Trung Quốc khá mới lạ, được dư luận các nước sử dụng tiếng Anh chú ý. Continue reading “Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’”

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản

china-congress_2391897b

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Limits of Capitalism with Communist Characteristics”, Project Syndicate, 04/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Cuba, tương lai của đảo quốc cộng sản này đang là chủ đề đồn đoán của nhiều người. Một số nhà quan sát hy vọng rằng sự thay đổi hướng về chủ nghĩa tư bản, vốn đã diễn ra từ từ trong suốt 5 năm Raul Castro cầm quyền, sẽ tự nhiên dẫn Cuba tiến tới dân chủ. Nhưng kinh nghiệm lại cho thấy điều ngược lại.

Thực tế, tự do hóa kinh tế khác xa với con đường chắc chắn dẫn đến dân chủ. Không có gì minh họa cho điều này rõ hơn chế độ chuyên chế lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì quyền thống trị của mình ngay cả khi các cải cách theo hướng thị trường đã làm nền kinh tế tăng trưởng mạnh. (Một người hưởng lợi chính từ quá trình này là quân đội Trung Quốc.) Continue reading “Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc

china-economy

Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

  1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Continue reading “5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc”

Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc

twilightCPC

Nguồn: Minxin Pei, The Twilight of Communist Party Rule in China“, American Interest, 15/12/2015.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ sau sự kiện Thiên An Môn đang hết tác dụng và chiến lược mới dường như lại thúc đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của nó.

Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh chưa có chế độ chuyên chế nào trên thế giới lại thành công như ĐCSTQ. Năm 1989 chính quyền đã có một cuộc đàn áp đẫm máu và chết chóc nhưng được bưng bít khi hàng triệu người phản kháng biểu tình trên hầu hết các thành phố chính trong cả nước để kêu gọi dân chủ và trút sự căm giận của mình lên chính quyền tham nhũng. Đảng chỉ thoát chết nhờ sự trợ giúp của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với hàng đoàn xe tăng nghiến nát những người biểu tình ôn hòa trên khu vực quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6. Continue reading “Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc”

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].

“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN. Continue reading “Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây”

Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con

china-child

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Two-Child Consumption Engine,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố hồi tháng 10 năm 2015 rằng Trung Quốc đang chấm dứt chính sách một con đánh dấu sự kết thúc của một đường lối sai lầm kéo dài 37 năm vốn làm tăng tốc độ lão hóa dân số của nước này lên hàng thập niên. Những biện pháp kiểm soát dân số quyết liệt của chính quyền đã làm giảm tỷ suất sinh trung bình trong các hộ gia đình thành thị, từ ba con (trên một phụ nữ) năm 1970 xuống còn một con vào năm 1982, gây ra những hệ quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi hiện nay là liệu chính sách hai con mới của Trung Quốc có thể giảm thiểu những hệ quả này hay không, và nếu có thì đến mức độ nào. Continue reading “Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con”