Tác giả: Mã Đạt* | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành
Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.
Bốn giai đoạn truyền bá chữ Hán tại Việt Nam
Nhà văn tự học nổi tiếng Châu Hữu Quang từng có lời bàn rất sâu sắc về sự truyền bá và phát triển chữ viết. Ông nói: “Ở phương Tây lưu truyền một quan điểm nói ‘chữ viết đi theo tôn giáo ’, thực tế là ‘chữ viết đi theo văn hoá‘ . Chữ viết nào thay mặt nền văn hoá cao hơn thì mãi mãi truyền bá tới các dân tộc có văn hoá thấp. Nói chung, sự truyền bá và phát triển chữ viết trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn học tập, giai đoạn mượn dùng, giai đoạn phỏng tạo và giai đoạn sáng tạo. Tính giai đoạn của sự truyền bá thể hiện rõ nhất trong lịch sử chữ Hán.”[1] Continue reading “Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam”