Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Nguồn: Olga Dror, “How China used schools to win over Hanoi“, The New York Times, 26/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Trung Quốc. Theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn.

Khía cạnh thực sự đặc biệt của hoạt động hợp tác giáo dục xuyên biên giới này là việc nó xảy ra giữa thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã hủy hoại hệ thống giáo dục của Trung Quốc (và khiến kinh tế Trung Quốc kiệt quệ). Nhưng người Trung Quốc đã sẵn sàng dành chỗ cho học sinh Bắc Việt vì điều này phù hợp với một mục tiêu địa chính trị cao hơn: cạnh tranh với Liên Xô để lãnh đạo phong trào cộng sản toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?”

Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận

Tác giả: Phạm Quốc Quân

Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới  2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ  sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và tâm linh của cư dân Việt cổ, để rồi, tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời khu vực lúc bấy giờ. Trong những  bộ  sưu tập phong  phú ấy, hình ảnh voi là vô cùng ấn tượng với những  biểu hiện tư duy đa ngữ nghĩa, và phong cách thể hiện vô cùng phong phú, mà giờ đây, sự tích lũy tư liệu ngày một điền đầy có thể dễ nhận ra, trong khi, vài thập niên trước còn khá mờ nhạt, do tài liệu còn ít ỏi. Rồi, đâu đó, trong  các văn liệu sử và khảo cổ học,  có đôi ba gợi ý về mối liên hệ giữa hình ảnh con voi với  danh xưng Tượng Quận, khiến khó có  thể bỏ  qua, dẫu rằng, giải mã mối quan hệ ấy là vô cùng  phức tạp, khi tính đa chức năng, đa ngữ nghĩa của vật dụng từ những sáng tạo của con người  nói chung và người Việt cổ  nói riêng, dường  như không  có biên  độ rõ ràng.  Bài viết này, xin mạnh dạn gợi mở vài ý ban đầu qua những kiến giải chủ quan và trực quan, mong lần ra được sợi dây liên hệ mong manh giữa chúng, khi di vật khảo cổ học và tư liệu lịch sử dường như có sự trùng khớp ít nhiều. Continue reading “Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận”

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam

Trước nay khi bàn đến công lao mở đất về phương Nam dưới thời chúa Nguyễn, mọi người đều đề cập đến công lao của công nữ Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phương Nguyên, người có tầm nhìn chiến lược sâu sắc trong công cuộc thực hiện di ngôn chánh trị của chúa tiên Nguyễn Hoàng, qua cuộc hôn nhân với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Nhưng do điều kiện tư liệu, nên tiểu sử của vị công nữ đã từng là thái hậu của vương quốc Chân Lạp, chưa được viết đầy đủ. Chỉ biết bà kết hôn với quốc vương Chân Lạp về Ouđông từ năm 1620, đến năm 1628, quốc vương qua đời, bà được tôn làm thái hậu và trong những năm cuối đời bà về Sài Côn ( Tên gọi cũ của Sài Gòn) rồi lên núi chứa chan ( Biên Hoà) dựng chùa ẩn tu cho đến lúc qua đời. Continue reading “Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam”

Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”

Chính trị Việt Nam có theo bước Trung Quốc?

Nguồn: Nguyen Khac Giang, “Is Vietnam Going the Way of China?”, The Diplomat, 22/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù cùng theo chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc đảng của Việt Nam được coi là tương đối dân chủ hơn Trung Quốc. Lời khen ngợi này xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo dựa trên đồng thuận của Việt Nam, nền dân chủ nội Đảng, và một xã hội dân sự có thể gọi là ít bị trấn áp hơn. Tuy nhiên, các nhân tố này đã xấu đi rõ rệt kể từ khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vị trí của mình vào đầu năm 2016. Xu hướng này đã được đẩy nhanh khi Đảng chuẩn bị tổ chức hội nghị giữa nhiệm kỳ vào mùa xuân này, Hội nghị Trung ương lần thứ 7, nơi sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về lãnh đạo và cải cách nội bộ. Continue reading “Chính trị Việt Nam có theo bước Trung Quốc?”

Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Tác giả tiếp cận các vấn đề của Việt Nam bằng cách phân tích các mâu thuẫn hay những thế lưỡng nan mà chính quyền Việt Nam phải đối phó trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước. Cách thức chính quyền đối phó với các thế lưỡng nan lại dẫn chính quyền vào những thế lưỡng nan mới – lưỡng nan trong giải quyết các thế lưỡng nan hay mâu thuẫn trong giải quyết các mâu thuẫn. Điều đó cho thấy hoặc chính quyền chưa nhận ra các mâu thuẫn để có giải pháp phù hợp, hoặc nhận ra nhưng chưa thành công trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Phần cuối bài là một vài gợi ý giải quyết vấn đề. Continue reading “Các thế lưỡng nan trong kinh tế và phát triển ở Việt Nam”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)

Tác giả: Trần Viết Ngạc

Nguyễn Phúc tộc thế phả chép về Nguyễn Hoàng có đoạn:

“Năm Ất Tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc này ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu…

Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại chung thân” và theo lời khuyên của cậu, ngài nhờ chị Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn đất Thuận Hóa”.[1]

Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Việt sử ký toàn thư (trong lời chú của dịch giả) và những tác giả viết về chúa Nguyễn, triều Nguyễn đều viết với nội dung tương tự. Continue reading “460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)”

Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh CAMBODIA (Campuchia), CHAMPA (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Continue reading “Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt”

Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn

Tác giả: Mai Hiên

Ông hơn tôi gần hai chục tuổi. Chúng tôi gặp nhau lần đầu, qua giới thiệu của một người thân có mặt trong buổi tiễn đưa Thiếu tướng Nguyễn Sơn “trở về” Trung Quốc lần cuối cùng vào một buổi chiều tháng 4-1950. Tuy là sơ kiến nhưng câu chuyện đã khá mặn mà về đủ thứ quanh sự sống thường ngày. Con người mang hai dòng máu này có duyên phận gắn với một thời quan hệ Việt – Trung. Ông khoái bài “Danh tướng đào hoa” của Mạnh Việt đăng trên Tiền phong chủ nhật số Tết nói về những chuyện tình vô tiền khoáng hậu của cha đẻ ông – Thiếu tướng Nguyễn Sơn – mà suốt mấy mươi năm ông đâu có biết; và về mẹ đẻ ông – cụ Trần Kiếm Qua năm nay 81 tuổi – cũng chẳng đả động trừ bi kịch tình yêu của bà với viên sĩ quan Hồng Thủy (tên Trung Quốc của Nguyễn Sơn). Continue reading “Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn”

Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa

Tác giả: Đỗ Trường Giang

Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII

Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”

Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mâu thuẫn bè phái không phải là đặc sản riêng có của triều Nguyễn, tuy nhiên ảnh hưởng của nó ở đầu thế kỷ XIX là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa sự thống nhất và ổn định của nền chính trị vương triều. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo. Continue reading “Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19”

Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam (1). Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN, – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”(2). Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam” (3). Continue reading “Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam”

Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?

Vài trao đổi với học giả Nguyễn Duy Chính

Năm 2016, Nhà xuất bản Văn hóa –  Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc quyển sách nhan đề Giở lại một nghi án lịch sử “Giả Vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? của học giả Nguyễn Duy Chính. Tác giả là người rất đam mê khám phá lịch sử Việt Nam thời cổ. Với vốn ngoại ngữ (Anh, Pháp) thành thạo và khả năng Hán học  vững vàng, Nguyễn Duy Chính đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu, làm rõ  một số khía cạnh của lịch sử Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII liên quan đến vương triều Tây Sơn. Quá trình tìm hiểu, khám phá sử Việt của ông được cụ thể hóa thành nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Xưa&Nay, được  xuất bản thành nhiều đầu sách khác nhau. Đó là  điều đáng trân trọng về một người  đầy tâm huyết  với khoa  học lịch sử, có ý thức tìm về cội nguồn, dụng tâm soi sáng các vấn đề lịch sử bằng những nguồn tài liệu mới và hiếm quý. Continue reading “Có thực người sang Trung Hoa năm 1790 là hoàng đế Quang Trung?”

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)

Tác giả: Mai Thị Huyền

Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì và bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá (1), Tuyên Quang và Quảng Yên (2). Continue reading “Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)”

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”