Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam

binh_OIPN

Nguồn: Yuriko Koike, “Vietnam’s Chinese Lessons,” Project Syndicate, 15/11/2010.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 30 năm sau Thế chiến II, Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Chiến thắng của nước này trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến định nghĩa cho khái niệm độc lập trong thời kỳ hậu thực dân. Nhưng sau những hình ảnh bất hủ của trực thăng quân sự Mỹ lượn trên nóc tòa Đại sứ quán bị di tản của Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam gần như đã trượt khỏi sự quan tâm của thế giới.

Tình thế đã thay đổi. Vị trí chiến lược của Việt Nam – láng giềng của Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến vận tải thương mại đường biển lớn của châu Á – luôn khiến nước này có vai trò cực kỳ quan trọng, và điều này có thể giải thích tại sao các cuộc chiến chống thực dân của Việt Nam đã kéo dài như vậy. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ – dù không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi – của phát triển kinh tế và định hướng chính sách đối ngoại của nước này. Continue reading “Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam”

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.

Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.

Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô. Continue reading “Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Bài liên quan: Phần I

Nối lại liên lạc giữa Hoa kỳ với VNDCCH ở Băng-cốc?

Mark Bradley mới đây đã loại bỏ giả thuyết cho rằng phía Hoa Kỳ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc khả năng hướng đến một thoả thuận “trung lập” với VNDCCH, kiểu như với Ti-tô. [1] Khả năng đó có thể có, nhưng một quyết định kiểu như vậy chính là điều mà phong trào quốc tế cộng sản rất sợ. Vấn đề là ở chỗ, những nỗ lực tiếp cận của Hoa Kỳ, thậm chí chỉ là cảm giác bóng gió về sự tiếp cận của Hoa Kỳ với phía VNDCCH trong những năm cuối thập kỷ 40 cũng góp phần làm dày thêm đám mây nghi ngờ của giới quốc tế cộng sản đang phủ trên đầu ĐCSĐD và Hồ Chí Minh. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)”

Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á

indiavietnam

Nguồn: Sylvia Mishra, “India and Vietnam Can Rescue Asia’s Balance of Power“, The National Interests, 25/04/2016.

Biên dịch: Mỹ Anh

Ấn Độ không còn che giấu khát vọng đóng một vai trò an ninh và chính trị tích cực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi từng bước mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược thông qua chính sách “Hành động phía Đông” và cách tiếp cận ngoại giao đa phương. Trong quá trình đó, quốc gia đóng vai trò chủ chốt giúp Ấn Độ duy trì sự hiện diện lâu dài tại khu vực là Việt Nam.

Trong mấy năm gần đây, vị thế ngoại giao của Hà Nội ngày càng tăng trong những tính toán chiến lược của New Delhi. Nhờ sự giao thoa giữa chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ và Chính sách hướng Tây của Việt Nam, cả hai quốc gia đang có cơ hội lịch sử để cùng nhau định hình cán cân chiến lược của châu Á. Continue reading “Ấn Độ và Việt Nam trong cán cân quyền lực châu Á”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Tóm tắt: Bài viết này lập luận rằng nền ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cận kề thất bại hơn chúng ta từng nghĩ. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1950, những người cộng sản Việt Nam đã gặp khó khăn chồng chất trong khi hội nhập phong trào cộng sản quốc tế. Hơn ai hết, chính Stalin đã nghi ngại Hồ Chí Minh, người mà ông ta cho là không đáng tin vì đã “giải tán” Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945. Bài viết này kết luận rằng, nhờ có sức ép của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà Stalin mới đồng ý công nhận VNDCCH. Nếu không có sự kiện này, những người cộng sản Việt Nam sẽ chịu thế cô lập gần như hoàn toàn ngay vào thời điểm sống còn của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)”

Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975

Phim tài liệu “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975” gồm 2 tập.

Tập 1: Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.

Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève. Continue reading “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975”

Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ

ctvt

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang  là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Continue reading “Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ”

Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?

 vn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Các chỉ tiêu đánh giá quốc gia thất bại

Từ năm 2005 trở đi, hàng năm tạp chí chính trị học nổi tiếng thế giới Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại, xuất bản tại Mỹ) đều công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số Quốc gia thất bại.[1]

Chỉ số Quốc gia thất bại (Failed States Index – FSI) do Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace, một thinktank ở Mỹ, độc lập với tạp chí Foreign Policy) tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau được công khai từ đầu năm đến cuối năm của gần 180 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo đạc từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số quốc gia thất bại. Continue reading “Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?”

Đọc ‘Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao’

vietnam1946

Tác giả: Vũ Tường

Năm 1946 là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi nước này vừa thoát ra khỏi ách thuộc địa. Trong quyển Vietnam 1946, sử gia Na Uy Stein Tonnesson theo dõi quá trình diễn biến quan hệ Việt-Pháp từ nhân nhượng đến xung đột qua hai biến cố: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và biến cố 19-12-1946 khi chiến tranh bùng nổ. Tonnesson trình bày hai phát hiện quan trọng. Thứ nhất, Hiệp định sơ bộ 6-3 có được do công của các tướng lãnh Quốc dân Đảng Trung Quốc đã cố gắng môi giới cho cả hai bên Pháp Việt tiến hành đàm phán. Mặc dù thực ra sau năm 1945, Paris chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Nam bộ, các viên chức Pháp ở Đông Dương đặt kế hoạch giành quyền kiểm soát lâu dài cả miền Bắc khi họ điều quân ra Bắc để thay thế quân đội chiếm đóng Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nếu không có phía Quốc dân Đảng Trung Quốc gây áp lực mạnh đối với cả hai bên Pháp Việt để ký Hiệp định sơ bộ 6-3, chiến tranh có lẽ đã bùng nổ vào lúc đó. Continue reading “Đọc ‘Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao’”

J. Koffler: Y sỹ phương Tây đầu tiên ở phủ chúa Nguyễn

hue

Tác giả: Lê Nguyễn

Trong việc nội trị, có lẽ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) là vị chúa Nguyễn đầu tiên sử dụng một người phương Tây làm thầy thuốc riêng cho mình. Người đó là Jean Koffler, giáo sĩ, sinh ở Prague (Tiệp Khắc) ngày 19.6.1711, lớn lên tu học theo các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite). Năm 1739, Koffler sang Macao và năm sau, đến Đàng Trong rồi ở lại đây suốt 14 năm, trong đó có 7 năm phục vụ trong phủ Chúa, trước khi chịu chung số phận với nhiều giáo sĩ khác, bị tống giam và bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1755. Mười một năm sau, tức năm 1766, Koffler lại bị tống giam ở Lisbon (Bồ Đào Nha), ông sử dụng thời gian ở trong tù để ghi lại những hồi ức về khoảng thời gian khá dài đã sống ở Đại Việt. Tác phẩm này được một giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo quốc ngoại là V. Barbier dịch ra tiếng Pháp dưới nhan đề Description historique de la Cochinchine (Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong). Tác phẩm gồm 7 chương, trong đó dành 4 chương đầu viết về lịch sử vương quốc Đàng Trong, đặc biệt những chi tiết thú vị về đời sống thường nhật cũng như những dịp đặc biệt trong phủ Chúa. Đây có lẽ là tác phẩm đầu tiên miêu tả một cách sinh động và khá đầy đủ các sinh hoạt cung đình, điều mà chính sử chỉ nói đến qua loa bằng những dòng sử biên niên khô khan và cứng nhắc.

Continue reading “J. Koffler: Y sỹ phương Tây đầu tiên ở phủ chúa Nguyễn”

Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự

565DB7B0

Tác giả: Hồ Anh Hải

Tạp chí Văn Hóa Nghệ An bản điện tử ngày 18-9-2013 và bản in số 256 ngày 10-11-2013 liên tiếp đăng các ý kiến của GSTS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói về kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

Ở ta, trước đây kinh tế thị trường (KTTTr) bị coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản; còn hiện nay xã hội dân sự (XHDS, tiếng Anh civil society, còn gọi là xã hội công dân) vẫn bị coi là một đề tài “nhạy cảm”, vì thế hai bài nói trên được người đọc rất quan tâm và hoan nghênh. Sau đây, chúng tôi xin phép bàn thêm về các nội dung chính GS Trần Ngọc Hiên đã đề cập (trích nguyên văn): Continue reading “Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự”

Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP

FTA_3

Tác giả: Erwin Schweisshelm

Dệt may và da giày trên đà phát triển

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mà một trong những động lực tăng trưởng chính đến từ ngành dệt may. Quần áo may sẵn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.[1] Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ.[2]

Dù sản xuất quần áo may sẵn có truyền thống lâu dài tại Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mới chỉ diễn ra gần đây. Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ.[3] Continue reading “Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP”

VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?

vn

Tác giả: Trường Sơn phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Việt Nam vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông mà không vi phạm các nguyên tắc của chính sách “ba không”.

Đây là quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH-NV TP.HCM) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội.

Mỹ cũng đang thiếu ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ

* Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
Continue reading “VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?”

Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ

dienbienphu

Tác giả: Lê Đỗ Huy (trích dịch)

Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:

Continue reading “Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

6

Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”