Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)

ngo_dinh_diem_22_FLPT

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm, 1953-1954

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đình Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của mình ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Bốn năm kể từ ngày ký kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đã nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất mãn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ý thức được rằng thời gian đã chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)

4-4-1955

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Bước lưu vong của Ngô Đình Diệm ở Mỹ, 1950-1953

Vào đầu năm 1950, không gian cho cuộc vận động chính trị của Ngô Đình Diệm giảm xuống trầm trọng do sự phát triển của tình hình ở cả Ðông Dương và nước ngoài. Vào tháng 2 năm đó, Việt Minh đã đạt được một đột phá về ngoại giao khi cả Trung Quốc và Liên Xô đều chính thức thừa nhận và ủng hộ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khi đó, việc phê chuẩn Hiệp ước Elysée sau một thời gian trì hoãn dài dẫn đến việc Mỹ và Anh chính thức hậu thuẫn cho Quốc gia Việt Nam và Bảo Ðại. Những thay đổi trên trường quốc tế này báo trước các lập trường chính trị ở Ðông Dương trở nên cứng rắn hơn. Với việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giờ đây nghiêng về khối cộng sản, Hồ Chí Minh và các đồng sự không còn muốn nhượng bộ để đạt được sự hợp tác với các phe nhóm quốc gia không cộng sản như trước nữa. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Continue reading “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)

A joint session of South Vietnam's National Assembly votes on Sunday, April 28, 1975 to ask President Tran Van Huong to turn over his office to Gen. Duong Van Minh. The assembly made a move in the 11th hour to attempt to negotiate a settlement with the Communist forces. (AP Photo/Errington)

Nguồn: K. W. Taylor, “Introduction: Voices from the South”, in K. W. Taylor (ed), Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) (Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014), pp. 1-8.

Biên dịch: Tuong Vu

Người Mỹ chúng ta thường nghĩ về chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như một định chế thống nhất trong hai thập kỷ (1955-75) khi quốc gia này là đồng minh của Hoa Kỳ. Thực ra, nền chính trị của VNCH trải qua nhiều thăng trầm của cuộc chiến tranh: đầu tiên là một chế độ độc tài, sau đó là một giai đoạn hỗn loạn, rồi đến một thời kỳ thử nghiệm dân chủ đại nghị khá ổn định. Trong phần lớn các bài viết, dù là nghiên cứu học thuật hay báo chí, VNCH hiện lên như một chế độ độc tài, tham nhũng, và hỗn loạn. Hình ảnh này mang tính chất phiến diện, cường điệu, và dựa trên những biến cố trong hai thời kỳ đầu của VNCH. Đã có rất ít nỗ lực đánh giá những thành tựu của VNCH trong tám năm cuối.

Tác giả của các bài viết trong tập sách này là những người đã cố sức xây dựng một thể chế hiến định của chính phủ đại nghị trong bối cảnh một cuộc chiến tranh tuyệt vọng với đối phương là một nhà nước độc tài toàn trị. Đây là thời kỳ Đệ nhị cộng hòa (1967-1975). Nhiều người Việt đã đặt niềm hy vọng vào nền Đệ nhị cộng hòa, và qua nó chiến đấu và nỗ lực đóng góp cho tương lai của một Việt Nam-phi-cộng-sản. Qua tập sách này chúng tôi muốn đem câu chuyện của họ đến với bạn đọc vì những thành tựu của thời kỳ đó không phải nhỏ. Continue reading “Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)”

Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ

27_ongTQC_DSC_0034

Tác giả: Vũ Khoan

Thế là tiếng nói, giọng cười hào sảng ấy đã tắt! Tôi trộm nghĩ, mình không nhầm khi nói rằng, các anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều dành cho Anh niềm tiếc thương vô hạn. Bởi, trong tâm trí mọi người, Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực và công tâm.

Từng xông pha trận mạc khi đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành, Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: Khi thì làm Phó Chủ nhiệm khoa của trường Đại học Ngoại giao – Ngoại thương, khi lại phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao như Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu… Lúc thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau đó là Đại sứ ở Thái Lan. Continue reading “Ông Vũ Khoan viết về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)

US-Vietnamese-flags1-e1370321359375

“Ngay trong chuyến đi của Tổng Bí thư, một ai đó đã bình luận rằng VN đang xoay trục với Mỹ. Đó là một nhận xét khá lý thú, nhưng lực chúng ta, sức chúng ta và ngay cả ý định chúng ta làm gì có như vậy” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng.

VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Tôi cứ quan hệ với Mỹ thoải mái, nhưng anh đi một bước là tôi lo

Nhà báo Việt Lâm:Vừa rồi, ông Bùi Thế Giang đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của VN là đa dạng hoá, đa phương hoá. Chúng ta với bất cứ nước nào đều không nhằm vào nước thứ ba. Nhưng rõ ràng, đặt trong bối cảnh Mỹ đang triển khai chiến lược xoay trục tại khu vực, sự ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ sẽ khó tránh khỏi những sự diễn giải, thậm chí cố tình xuyên tạc của người khác? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)

Part-WAS-Was8943949-1-1-0

“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư mở ra bước ngoặt, nhưng đấy không hẳn là bước ngoặt trong tư duy của mọi người. Với hai nước có hệ thống chính trị khác biệt, con đường hợp tác còn dài lắm” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ Ban Đối ngoại TƯ Đảng.
VietNamNet giới thiệu phần 2 bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hội chứng Mỹ ở Việt Nam

Nhà báo Việt Lâm: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng, Tổng thống Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, tôn trọng thể chế chính trị của VN. Độc giả Thanh Hà có câu hỏi: liệu rằng sau chuyến đi này, hội chứng Mỹ ở VN mà ông Bùi Thế Giang vừa đề cập sẽ giảm bớt, sẽ có sự nhận thức lại, tư duy lại về cái gọi là “chiến lược diễn biến hoà bình” lâu nay chúng ta vẫn hay nói hay không? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)

20150722084246-anhtoan1

Những chi tiết hậu trường chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư được người trong cuộc lần đầu chia sẻ: từ việc xử lý những lúng túng về nghi thức lễ tân, cho tới quá trình vượt qua những trở lực chống đối chuyến thăm này.

VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 1 bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại LHQ và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử

Nhà báo Việt Lâm: Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?

TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)”

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

150704054730_nguyen_clinton_vietnam_624x351_reuters

Tác giả: Alexander L. Vuving

Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Continue reading “TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

0,,17949911_303,00

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

hungdungsangtrong

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, May 2015.

Biên dịch: Trung Nhân

Giới thiệu

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai. Continue reading “Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12”

Chính sách Đổi mới (Renovation policy)

img-3879copy2-1410759508

Tác giả: Trần Nam Tiến

Đổi mới là sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1986, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đưa ra, được Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; thay đổi những mặt, những yếu tố chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Bản chất của Đổi mới chính là không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Chính sách Đổi mới (Renovation policy)”

Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea

Source: Le Hong Hiep, “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”, Trends in Southeast Asia, No.6, 2015.

Executive summary: 

– Vietnam has long maintained “no alliance” as a core principle in its foreign policy. However, as China becomes increasingly assertive in the South China Sea, there are indications that Vietnam is moving towards “alliance politics”, or efforts to forge close security and defense ties short of formal, treaty-bound alliances with key partners, to deal with the new situation. Continue reading “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”

Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ

Vietnam 2

Nguồn: Alexander L. Vuving, “A Breakthrough in US-Vietnam Relations”, The Diplomat, 10/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh dấu sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Nổi lên như là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Việt – Mỹ vừa trải qua một bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 3 vừa qua, một chuyến đi có phần ít được báo chí quốc tế chú ý. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như một phần của các cuộc trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này của ông Quang đã vượt xa các trao đổi thông thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy một sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading “Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”