Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp | Biên dịch: Trâm Anh

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Continue reading “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

Deconstructing the “Socialist” Rule of Law in Vietnam: The Changing Discourse on Human Rights in Vietnam’s Constitutional Reform

Title: Deconstructing the “Socialist” Rule of Law in Vietnam: The Changing Discourse on Human Rights in Vietnam’s Constitutional Reform

Author: Bùi Hải Thiêm

Source: Contemporary Southeast Asia Vol. 36, No. 1 (2014), pp. 77–100.

Abstract: 

Over the past two decades, efforts by the Communist Party of Vietnam (CPV) to build a “socialist” rule of law through legal and judicial reforms have contributed to the vibrant constitutional politics in the country. During the process of amending the 1992 Constitution, the socialist theoretical foundations of the Constitution quietly shifted as a result of new thinking and values. The complex interactions of old and new ideological precepts were prominently reflected by the changing discourse of human rights during debates about amendments to the 1992 Constitution. This article investigates the development of the “socialist” rule of law and the changes taking place in the discourse of human rights during the constitutional reform process in Vietnam. In setting out the context and content of constitutional reform, it seeks to deconstruct the socialist rule of law and interpret the discourse of human rights accordingly. In doing so, the mechanisms by which human rights have been socialized will be unpacked to make sense of subtle changes in the human rights discourse. Furthermore, the paper aims to uncover the implications of such a change for the development of Vietnam’s human rights regime.

Download: >>PDF

Business associations and the politics of contained participation in Vietnam

Title: Business associations and the politics of contained participation in Vietnam

Author: Nguyễn Phương Tú

Source: Australian Journal of Political Science, DOI: 10.1080/10361146.2014.896317

Abtract:

The development of the private sector in Vietnam since the mid-1990s has accompanied the emergence of organised business interests, which is recognised as vital to pursuing the agenda of economic modernisation. This article aims to explore the significance of the interactions between the state and business associations representing small-and-medium enterprises. It demonstrates that business associations have transformed state–business relations in a way that is distinguishable from state corporatism or societal pluralism. The analysis examines the interplay between state actors and emerging non-state entities, and the deliberative capacity of intermediary organisations in the policy-making process, specifically through the Vietnam Association of Small and Medium Enterprises. It is argued that this process constitutes a new mode of political participation that reflects the entanglement of the state and private capital interests. It reveals features of contained participation and contributes to the research agenda on deliberative and governance practices in post-socialist transitional economies. 

Download: >>PDF

Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Title: Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Contemporary Southeast Asia, Volume 35, Number 3, December 2013, pp. 333-368.

Abstract:

Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam’s China policy has been shaped by a combination of approaches which can be best described as a multi-tiered, omni-directional hedging strategy. The article argues that hedging is the most rational and viable option for Vietnam to manage its relations with China given its historical experiences, domestic and bilateral conditions, as well as changes in Vietnam’s external relations and the international strategic environment. The article examines the four major components of this strategy, namely economic pragmatism, direct engagement, hard balancing and soft balancing. The article goes on to assess the significance of each component and details how Vietnam has pursued its hedging strategy towards China since normalization.

Download: >>PDF

The development of civil society and dynamics of governance in Vietnam’s one party rule

Title: The development of civil society and dynamics of governance in Vietnam’s one party rule

Author: Bùi Hải Thiêm

Source: Global Change, Peace & Security, 25:1, 77-93

Abstract:

Civil society has been in operation under one-party rule in Vietnam in the years since the Doi Moi (renewal) in 1986. Despite the continued monopoly of political power by the Communist Party of Vietnam (CPV), civil society has been gradually expanded and developed. The paper reviews recent arguments in the political science and area studies literature on the emergence of civil society in Vietnam’s Doi Moi period over the past two decades, to comment on the dynamics of the relationship between civil society and the party-state, problematizing the development of civil society in the context of a one-party-dominated state. At a certain level, civil society has been ‘tolerated’, ‘endorsed’, or recognized by the party state to fill a gap in the governance network. In practice, it has never been an easy project for civil society to make its way into Vietnamese society given the party-state’s Gramscian concession to maintain the existing hegemony.

Download: >>PDF

Việt Nam: Bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tháng 1/2013, nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Italia, hai nước đã ký tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt – Ý. Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược mới nhất mà Việt Nam đã thiết lập với một nước khác.

Trước đó, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với LB Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), và Đức (2011). Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia. Continue reading “Việt Nam: Bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ?”

Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Title: Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Asian Politics & Policy—Volume 5, Number 3—Pages 387–406.

Abstract:
This article examines the link between Vietnam’s adoption of the Doi Moi (renovation) policy and transformations in its China policy in the late 1980s and early 1990s as a case study of the domestic–foreign policy nexus. The article argues that during this period, changes in Vietnam’s foreign policy in general and its China policy in particular originated first and foremost from the Vietnamese Communist Party’s (VCP) domestic agenda of promoting economic reform and protecting the regime’s survival. As the VCP considered hostile relations with China as detrimental to both its economic reform and regime security, it strived to mend relations with China as quickly as possible. Against this backdrop, Vietnam made a number of important concessions to China regarding the Cambodian issue in order to accelerate the normalization process, which eventually concluded in late 1991.

Download: >>PDF

Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đang là thách thức lớn nhất về mặt an ninh – quốc phòng cũng như đối ngoại của Việt Nam, có ảnh hưởng to lớn đến tương lai hòa bình và phát triển của đất nước. Việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đòi hỏi ở Việt Nam sự khôn ngoan, kiên trì về chiến lược lẫn sự khéo léo, kịp thời về sách lược, nhất là khi cuộc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc mà còn cả các nước khác trong và ngoài khu vực. Continue reading “Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông”

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài liên quan: #141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh 

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Continue reading “#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”

#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

Nguồn: David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), (California: University of California Press, 2013), pp. 10285-10901 (Kindle edition).

Biên dịch: Phạm Tú Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba ngày sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Việt Nam DCCH) ra lệnh giải thể Đại Việt Quốc Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Đại Việt Quốc Xã hội Đảng bị buộc tội tiếp tay cho nước ngoài gây nguy hại cho nền độc lập, còn Đại Việt Quốc dân Đảng được cho rằng đang mưu đồ phá hoại nền kinh tế cũng như nền độc lập dân tộc. Bất cứ thành viên nào của hai đảng này vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Một tuần sau thêm hai tổ chức thanh niên của miền Bắc cũng bị xử lý tương tự. Báo chí nhanh chóng xác định bốn tổ chức này là “thân Nhật” và không giải thích vì sao lại chỉ là bốn tổ chức này trong số rất nhiều các tổ chức khác thể hiện thái độ thân Nhật trong những tháng trước đó. Continue reading “#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH”

#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh

top-5-nha-tho-o-viet-nam-duoc-nhieu-nguoi-biet-den-nhat-4

Nguồn: Ronald H. Spector (2013). “Phat Diem: Nationalism, Religion, and Identity in the Franco–Viet Minh War”, Journal of Cold War Studies, Vol. 15, No. 3, pp. 34–46.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong cuốn sách Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, có lẽ là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh về Việt Nam được đọc nhiều nhất, nhà báo Anh Thomas Fowler đến một chiến trường giữa Pháp và Việt Minh ở thị trấn Phát Diệm tại rìa phía nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng cách Hà Nội 120 dặm về phía đông nam. Ông miêu tả khu vực như sau: Continue reading “#141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh”

#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia

Nguồn: Ramses Amer (2013). “Domestic Political Change and Ethnic Minorities – A Case Study of the Ethnic Vietnamese in Cambodia”, Asia-Pacific Social Science Review, Vol. 13, No. 2, pp. 87-101.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Mục tiêu chính của nghiên cứu này[1] là phân tích ảnh hưởng của biến động chính trị trong nước ở Campuchia[2] đối với người Việt[3] tại đất nước này. Những diễn biến chính trị tại Campuchia kể từ thập niên 1950 và ảnh hưởng của chúng lên tình hình người Việt sẽ được khảo sát. Giới tinh hoa Campuchia thường xuyên bày tỏ quan điểm chống người Việt. Nghiên cứu sẽ khảo sát nguồn gốc của những quan điểm này và ảnh hưởng của chúng lên các chính sách của Campuchia đối với người Việt. Continue reading “#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon

Nguồn: Pierre Asselin (2011). “Revisionism Triumphant: Hanoi’s Diplomatic Strategy in the Nixon Era”, Journal of Cold War Studies, Vol. 13, No. 4, (Autumn), pp. 101-137.

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Giới thiệu

Tiếp nối sự khởi đầu mạnh mẽ của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vào mùa xuân năm 1965, các lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN – Đảng Cộng sản), cơ quan dẫn dắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH, tức Bắc Việt Nam) sau khi đất nước chia cắt năm 1954, đã thề sẽ đánh bại “quân xâm lược” ngoại bang cũng như “tay sai” của chúng ở miền Nam Việt Nam cho đến khi họ đạt được “thắng lợi hoàn toàn” và “giải phóng” miền Nam.[1] Continue reading “#106 – Chủ nghĩa xét lại thắng thế: Chiến lược ngoại giao của Hà Nội thời kỳ Nixon”

#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

NIXON FAREWELL DINNER

Nguồn: Chris Connolly (2005). “The American Factor: Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War, 1968–72”, Cold War History, Vol. 5, No. 4, pp. 501-527.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Bài liên quan: #59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Giới thiệu

Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa hai quan điểm ấy, và xem xét mối liên hệ giữa hai sự kiện đúng như bản chất của chúng. Đó là một quá trình chuyển biến thực sự bất thường từ chỗ Bắc Kinh hoàn toàn phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Paris (hay bất cứ nơi nào khác), tới việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) yêu cầu rằng Mao không nên tiếp tổng thống Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (và yêu cầu này đã bị từ chối). Continue reading “#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72”