Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…

 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:

 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Continue reading “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 26 tháng Giêng [13/3/1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa (cách Nghệ An 240 dặm) [1 dặm=0,576 km], trú tại nhà Thẩm Lượng (người đất Chiếu An) [Phúc Kiến]. Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn[1] (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế). Ông ta chỉ chỗ tại mặt tiền nhà, yêu cầu tôi đề câu đối, xem qua lòng rất hoan hỷ. Ông gọi các công tử ra gặp (trưởng công tử biết đánh đàn, giữ chức quan Phó vệ). Ông lại gửi giấy ra lệnh cho các đồn trên đường sắp đi, ban đêm lo phòng vệ. Kế đó gặp quan Bố chính họ Nguyễn[2] (tên Nhược Sơn, tổ tiên người Phúc Châu, Phúc Kiến; chú là Thượng thư bộ Lại, đã mất) được an ủi, biếu 1 lượng bạc và trà ngon; lại gửi thư đến Hà Nội dặn chuẩn bị thông dịch nói tiếng Triều Châu, Quảng Đông; bảo Phố trưởng thu góp tiền trợ giúp 10 [lạng?], tôi cảm động làm thơ tạ ơn. Continue reading “Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây thông báo rằng ông sẽ “sớm” thăm Việt Nam, có thể là trên đường về sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ ở Ấn Độ vào ngày 9-10/9. Dù chi tiết cụ thể của chuyến đi chưa được xác nhận, truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến việc nâng cấp quan hệ song phương. Các thông tin không chính thức cho thấy hai nước, vốn hiện đang ở mức “đối tác toàn diện”, có thể bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để chuyển thẳng lên cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Tại sao Việt Nam có thể thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ?”

Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 13 [29/2/1836] đến tỉnh thành Quảng Bình (tục gọi là Động Hải, âm Đường gọi là Long Hồi) [Động Hải nói chệch thành Đồng Hới], trú tại nhà Phố trưởng Hồng Cẩn (người Đồng An, Phúc Kiến). Sau vào yết kiến Bố chánh họ Ngô[1] ( tên là Dưỡng Hạo, tự Tông Mạnh, hiệu Cối Giang; xuất thân từ Cống sinh Quốc Tử Giám), ông ta có vẻ niềm nở nói:

“Xem diện mạo ông không phải là người tầm thường, xin được chỉ bảo về thơ.”

Rồi gọi rượu, ngay trên chiếu vừa ăn vừa bàn luận thơ văn, hứng khởi ngâm nga, các thuộc tòng cũng được dự tiệc. Khi về biếu một con gà, hẹn hôm sau sẽ gặp lại. Hôm sau sai thư lại đến giục. Continue reading “Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?

Nguồn: Thời báo Chứng khoán (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là bài viết có tựa đề “Người giàu nhất Việt Nam + con trai Vua Cờ bạc Macau, “Cơn lốc điên cuồng” chế tạo xe hơi! Ngày đầu tiên công ty lên sàn đã có giá trị thị trường vượt qua Mercedes – Benz”, đăng trên Thời báo Chứng khoán (Securities Times) ngày 16/8/2023. Thời báo này do Nhân dân Nhật báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì. 

Chỉ sau một đêm, một thế lực mới trong ngành sản xuất ô tô “vượt qua Mercedes-Benz” đã ra đời.

Ngày 15/8/2023, theo giờ Miền Đông Mỹ, VinFast Auto, nhà sản xuất xe điện Việt Nam được mệnh danh là “Tesla Việt Nam” và công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC) BlackSpade Acquisition của Hà Du Long [Lawrence Ho, con trai của Vua cờ bạc Hà Hồng Sân (Stanley Ho) ở Macau], hoàn tất việc sáp nhập và lần đầu tiên đổ bộ lên sàn chứng khoán Nasdaq, giá cổ phiếu ngày niêm yết đầu tiên tăng 254,64% và giá trị thị trường hiện tại đạt 86,05 tỷ đô la Mỹ (khoảng 627,9 tỷ Nhân dân tệ). Continue reading “Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?”

Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tình hình Quảng Ngãi, Quảng Nam – Đà Nẵng

“Vào ngày 30 tháng chạp [16/2/1836][1] đến thành Phú Xuân [Huế] (tục gọi là thành Thuận Hóa). Thành xây bằng gạch, hết sức kiên cố, cao hơn 1 trượng [1 trượng=3,2 m], chu vi khoảng 4,5 dặm [1 dặm= 576 m];[2] xây 8 cửa, thành lầu hẹp nhỏ. Trên thành, khoảng hơn 200 bước đặt 5 cỗ đại pháo nối liền nhau, các khẩu pháo đều che bởi pháo đình, trông như bầy chim vung cánh. Ngoài thành có hào (hào sâu nước không bao giờ cạn); ngoài hào lại có sông [sông Hương] (sông rộng và sâu, phía trong thông với các sông khác, phía ngoài chảy ra biển. Phàm chiến hạm, thuyền lớn nhỏ các màu đều đậu ven bờ sông, mui thuyền bằng lá. Bốn phía thành, thị tứ rất hoa lệ, hàng hóa phong phú, dân chúng đông đúc, nhà cửa chỉnh tề. Continue reading “Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả Hải Nam tạp trước [海南雜著] Thái Đình Lan rời Quảng Ngãi tới Quảng Nam; tại đây tình cờ có cuộc hội ngộ thú vị. Thái Đình Lan sau này là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo Bành Hồ, Đài Loan; lúc đến tỉnh thành Quảng Nam được diện kiến vị Tiến sĩ khai khoa Nam Kỳ Lục tỉnh, Phan Thanh Giản. Cụ Phan bấy giờ giữ chức Tuần vũ Nam Ngãi. Hai danh sĩ có dịp xướng họa thơ văn. Xin theo dõi cuộc gặp mặt qua phần dịch dưới đây [Chữ trong ngoặc [] là của người dịch; chữ trong ngoặc () của tác giả]: Continue reading “Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”