Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thành Xương Giang tọa lạc tại thị xã tỉnh Bắc Giang hiện nay; trước khi bị đánh chiếm vào ngày mồng 8 tháng 9 [28/9/1427], Bình Định Vương đã mấy lần cho mang thư dụ. Sau đây là bức thư thứ nhất, trong Quân Trung Từ Mệnh Tập:

Thư dụ hàng các tướng sĩ trong thành Xương Giang.

Kể ra, thích cho người sống mà ghét việc giết người, là một người tướng có nhân nghĩa; xét biết thời cơ mà biết lượng sức mình là một người tướng có trí thức. Ta kính vâng mệnh trời, lấy đại nghĩa chuyên việc đánh dẹp. Nghĩ đến cơ đồ tổ tông bị nguy đổ, thương nỗi nhân dân phải lầm than; đánh thành lấy đất không giết một người nào. Cho nên đánh đông dẹp tây, không nơi nào không phục. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)”

Người Nhật ghê gớm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Tản mạn trước đèn” đăng trên tuần báo Văn Nghệ Trẻ số 35, nhà văn Đỗ Chu có kể một chuyện như sau:

Trong đời, chị mới chỉ thấy người Nhật là ghê gớm. Ngày họ làm lễ giao nộp vũ khí cho quân đội Đồng Minh, chị có rủ mấy người bạn gái cùng đến xem. Bãi chợ Hôm đông chật người, có rất nhiều võ quan Tàu Tưởng. Lính Nhật đứng thành hàng thẳng tắp. Bại trận gì mà anh nào nom cũng sát khí đằng đằng. Viên quan Nhật thét lên mấy tiếng rợn người, đám lính của ông ta liền thét theo, rồi họ lần lượt bước lên quẳng súng làm thành mấy đống to như những đống củi. Đám Tàu Tưởng hoảng hồn, khi nghe tiếng thét thì cắm đầu bỏ chạy. Thành thử các chị đứng xem lại là người chứng kiến cảnh quân Nhật đầu hàng.”

Lính Quốc Dân Đảng Trung Quốc hèn như thế, còn lính của Mao Trạch Đông thì sao? Continue reading “Người Nhật ghê gớm”

Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin

Nguồn: Sergey Radchenko, “Coups in the Kremlin,” Foreign Affairs, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử của những cuộc tranh giành quyền lực ở Nga cho chúng ta biết gì về tương lai của Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn toàn xa rời thực tế. Ông vừa tuyên bố tổng động viên một phần để đảo ngược thất bại của mình ở Ukraine, và còn tung ra những luận điệu về vũ khí hạt nhân của Nga, một dấu hiệu cho thấy ông đã rơi vào tuyệt vọng. Chiến tranh càng kéo dài, đất nước của ông càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Nga cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế của họ không sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược. Thất bại trong việc chiếm Kyiv, và những bước lùi gần đây tại khu vực Kharkiv ở miền đông Ukraine đã khiến các nhà bình luận ủng hộ Putin cũng phải nghi ngờ về quyết định của ông. Trong bối cảnh đó, có lẽ nhiều người Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng: Putin có thể nắm quyền và theo đuổi cuộc chiến man rợ của mình thêm bao lâu nữa. Một số ít các quan chức cấp tỉnh – những người mạnh dạn kiến nghị yêu cầu Putin từ chức – đã công khai bày tỏ điều mà nhiều thành viên của giới tinh hoa chính trị Nga đang cân nhắc một cách riêng tư. Hẳn là có ai đó trong những hành lang âm u của Điện Kremlin sẽ quyết định rằng ông ta phải ra đi. Continue reading “Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đề phòng lực lượng quân Minh sắp sang cứu viện Vương Thông, vào tháng 4 năm Bình Định Vương thứ 10 [27/4-25/5/1427]; Bình Định Vương Lê Lợi ra lệnh tu sửa ải Lê Hoa, tại thượng nguồn sông Lô; cùng canh giữ và kiểm soát gắt vùng biên giới:

Mùa hạ, tháng 4, sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa.”[1]

Hạ lệnh cho những nơi trọng yếu phải canh giữ cho nghiêm, xét hỏi kỹ những người lạ mặt và thư từ về việc quân qua biên giới xem có thực hay là giả.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 35a. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P9)”

Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’

Nguồn: Harris Mylonas và Scott Radnitz, “The Disturbing Return of the Fifth Column,” Foreign Affairs, 26/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ‘kẻ phản bội’ – cả thực tế lẫn tưởng tượng – đang ảnh hưởng đến địa chính trị như thế nào?

Sau khi xâm lược Ukraine, chính phủ Nga đã tiến hành một cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại những công dân được cho là phản đối chiến tranh. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ ý định của mình trong một bài phát biểu vào tháng 3, cảnh báo rằng phương Tây “sẽ cố gắng đặt cược vào cái gọi là đạo quân thứ năm, vào những kẻ phản bội – vào những kẻ kiếm tiền ở một nơi, nhưng sống ở một nơi khác. Sống ở đây không phải là theo nghĩa địa lý, mà là trong tư tưởng, trong tư duy nô lệ của họ.” Continue reading “Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’”

Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược

Tác giả: Ngô Di Lân

Liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không nếu quân đội nước này không còn kiểm soát được vùng Donbas? Nếu có thì sẽ ở cấp độ chiến thuật hay chiến lược, nhằm vào ai?

Uy tín của Mỹ với các đồng minh sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu nước này công khai từ bỏ cam kết an ninh đối với Đài Loan?

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược” trong tương lai? Continue reading “Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược”

Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

Nguồn: Mikhail Gorbachev has died,” The Economist, 30/08/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Continue reading “Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào khoảng tháng 2 năm Bình Định Vương thứ 10 [26/2-27/3/1247] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Vương Thông lo củng cố phòng thủ thành Đông Quan, ý chờ viện binh tới. Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn thư, xét tình hình hai nước, phân tích lợi hại, chỉ cho y biết con đường sống duy nhất, là giảng hòa, rút quân về:

Lại thư dụ Vương Thông.

Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”

Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trong Thế chiến II, số binh sĩ Lục quân Nhật chết và mất tích là 1.439.101 người, số binh sĩ Hải quân chết và mất tích là 419.710 người, tổng số là 1.858.811 người. Đây là con số thống kê tính đến năm 1952, khi ấy còn mấy trăm nghìn tù binh Nhật đang lao động tại các công trình xây dựng ở Liên Xô, chưa rõ tình hình sống chết ra sao.

Năm 1966 Nhật và Liên Xô khôi phục quan hệ ngoại giao, sau đó toán tù binh cuối cùng bị giam ở Tây Siberia được trao trả về Nhật. Trong dịp đó, một số tội phạm chiến tranh Nhật được tòa án Trung Quốc xét xử tha bổng cũng được về nước. Như vậy toàn bộ quân đội Nhật đóng ở nước ngoài đều đã về nước. Continue reading “Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào tháng Giêng năm Bình Định Vương thứ 10 [28/1-25/2/1427] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Bình Định Vương Lê Lợi dời đại bản đoanh từ huyện Thanh Trì [Hà Nội], sang dinh Bồ Đề tại huyện Gia Lâm, Bắc Ninh; đối lũy với thành Đông Quan. Nơi đây cho xây lầu cao, từ đó Vương và vị đại thần phụ tá Thượng thư bộ Lại Nguyễn Trãi, có thể quan sát động tĩnh; điều binh bao vây xung quanh thành:

Năm Đinh Mùi, mùa xuân, tháng Giêng [28/1-25/2/1427], vua tiến quân sang bờ bắc sông Lô, đối lũy với thành Đông Quan. Bọn Thiếu úy Lê Khả giữ cửa Đông, Tư đồ Lê Lễ giữ cửa Nam, Thái giám Lê Chửng đem hai vệ Thiết đột là bọn Nghi Phúc giữ cửa Tây, Thiếu úy Lê Triện đem quân hai vệ giữ cửa Bắc, vây đánh thành Đông Quan….Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P7)”

Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Cha ông chúng ta đã có nhiều lần chiến thắng quân xâm lược, như Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, Nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Quang Trung chiến thắng quân Thanh…, nhưng giải phóng thành công đất nước khỏi ách đô hộ của nước ngoài thì chỉ có hai: Cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhà Minh Trung Hoa đầu thế kỷ 15 và cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp thế kỷ 20.[1] Chúng ta biết khá ít về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, đặc biệt là nghĩa quân đã đánh nhau với quân địch hùng mạnh ra sao, sử dụng vũ khí và cách đánh như thế nào? Bài khảo cứu này là một cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt”

Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia

Nguồn: Janadas Devan, “Singapore could have become ‘one country, two systems’ within Malaysia, not sovereign country“, Straits Times, 28/01/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước, tương lai của chúng ta thật vô định. Lúc đó chúng ta chưa biết rõ, nhưng vào ngày 26/01/1965, Nội các Singapore đã tranh luận về một bài mà Lý Quang Diệu đã viết về khả năng tái điều chỉnh hiến pháp ở Malaysia.

1964 là một năm đầy căng thẳng: Đảng Hành động Nhân dân (PAP) quyết định tranh cử trong cuộc Tổng Tuyển cử Malaysia vào tháng 04, nhưng chỉ giành được một trong số chín ghế mong muốn ở Bán đảo Malaysia. Sang tháng 07, và một lần nữa vào tháng 09, Singapore chìm trong bạo động, khiến tổng cộng 36 người thiệt mạng và 560 người bị thương. Singapore và Kuala Lumpur đã nhiều lần xung đột, trong Quốc hội Liên bang, trên các phương tiện truyền thông, và cả trên thực địa. Continue reading “Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia”

Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?

Nguồn: The Catholic Church should scrap the requirement for priestly celibacy”, The Economist, 14/07/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Điều đó sẽ giúp họ có được những giáo sĩ không lạm dụng trẻ em.

Giáo hoàng không có thói quen lấy lời khuyên từ báo chí. Sau tất cả thì Giáo hội Công giáo La Mã chỉ nhận lời giáo huấn từ đấng sáng thế. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Francis đã mở ra một tiến trình nơi tất cả 1,4 tỷ giáo dân đều có thể có tiếng nói về tương lai đức tin của mình. Nếu muốn giảm thiểu vấn nạn lạm dụng tình dục từ các linh mục, giáo hội nên chấm dứt quy tắc đòi hỏi họ phải độc thân.

Chúng tôi (The Economist) sẽ không quan tâm nếu đây chỉ là một vấn đề thần học, nhưng không phải thế. Từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, trường học này đến trường học khác, giáo phận này đến giáo phận khác, đều có các linh mục Công giáo lạm dụng trẻ em. Mỹ, Úc, Pháp, Đức và Ireland cùng nhiều nước khác đã tiến hành thống kê, cho thấy chỉ riêng ở Pháp, số nạn nhân ước tính lên đến 216.000 người trong vòng 70 năm cho đến năm 2020. Hiện các nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang điều tra. Lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công giáo không chỉ là một vài hiện tượng đơn lẻ, mà là vấn nạn của cả cộng đồng. Continue reading “Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tin thắng trận tại Tốt Động báo đến hành doanh Lỗi Giang, Thanh Hóa; Bình Định Vương cấp tốc mang đại quân ra Bắc; khi đến huyện Chương Mỹ [Hà Tây], các tướng đều ra đón mừng. Bấy giờ quân Minh thiếu vũ khí, bèn cho phá hủy chuông, vạc của ta làm súng đạn; cùng cử người thay thế Thượng thư Trần Hiệp đã tử trận:

Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục, ngày đêm đi gấp. Ngày 11 [10/11/1426], tới sông Lũng Giang [sông Đáy] đóng dinh, các tướng tới đón mừng…. Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh[1] để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc[2] của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa. Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt [tây Thanh Trì, Hà Nội],” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 22b. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Bình Định Vương thứ 9 [8/2-8/3/1426] (Minh, Tuyên Đức năm thứ nhất), nhà Minh ra lệnh mở khoa thi Hương; nhưng vì tình hình an ninh, nên Tam ty Giao Chỉ xin tạm ngừng; lại xin miễn cho các quan về kinh đô chầu hầu:

Mùa xuân, tháng Giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 18b.

Vua Tuyên Tông sau khi lên ngôi, tìm hiểu kỹ nguyên nhân thất bại trong việc đương đầu với cuộc khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi, từ buổi khởi đầu tại Thanh Hoá, cho đến Nghệ An; đành ngậm ngùi trách móc nặng nề bọn Trần Trí, Phương Chính, Sơn Thọ: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)”

Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Europe on the Edges,” Foreign Policy, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lục địa già vốn dĩ luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó.

Nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine kết thúc với chiến thắng cho phương Tây, liệu Ukraine, với đủ các loại vấn đề – cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nạn tham nhũng, thể chế yếu kém – cuối cùng có thể gia nhập NATO và Liên minh châu Âu hay không? Nếu xét đến lịch sử châu Âu trong hai thiên niên kỷ vừa qua, con đường đó sẽ là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Châu Âu vẫn luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó, và theo đó, vị trí trên bản đồ của châu lục cũng được thay đổi. Việc NATO tiến về phía đông sau Chiến tranh Lạnh, kết nạp các cựu thành viên khối Hiệp ước Warsaw – dù quyết định đó có gây tranh cãi đến đâu – có sự tương đồng sâu sắc với quá khứ của châu Âu. Việc xây dựng các đường ống khí đốt tự nhiên của Nga kéo dài khắp Trung và Đông Âu cũng vậy. Hơn một thế kỷ trước, nhà sử học người Mỹ Henry Adams đã viết rằng: thách thức cơ bản của châu Âu đã, đang, và sẽ là làm thế nào để tích hợp các vùng đất khác nhau của Nga vào cái mà ông gọi là “kết hợp Đại Tây Dương” (Atlantic combine). Continue reading “Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng Bồ Ải tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; vào tháng giêng năm Bình Định vương thứ 8 [1425], Vua Lê Lợi điều quân xuôi dòng sông Lam, đến các huyện Thanh Chương, Nam Đàn; được dân chúng đón tiếp, nhiệt tình ủng hộ. Lại nhân Cầm Quí Tri Phủ Ngọc Ma[1] qui thuận, nhân dân tình nguyện góp sức đánh thành; nhà Vua mang quân vây thành Nghệ An:[2]

Vương kéo quân đến Đa Lôi thuộc huyện Thổ Du [Thanh Chương, Nghệ An]. Trẻ già đua nhau đem rượu và trâu bò đến đón tiếp khao quân. Họ nói: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy oai nghi cố quốc”. Cầm Quý, tri phủ Ngọc Ma, đem quân và voi đến quy thuận, được Vương phong làm Thái úy. Vương ra lệnh rằng: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)”