08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

08/04/1778: John Adams đến Paris để thay thế Silas Deane

Nguồn: John Adams arrives in Paris to replace Silas Deane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Tổng thống tương lai, John Adams, đã đến Paris để thay thế cho cựu thành viên của Quốc hội Lục địa, Silas Deane, trên cương vị thành viên của đoàn ngoại giao đại diện cho lợi ích của nước Mỹ.

Deane đã được Quốc Hội triệu hồi sau khi ông này bị nhà ngoại giao Arthur Lee buộc tội chiếm đoạt các quỹ tại Pháp. Deane sinh ra và lớn lên ở Connecticut và học tập tại Yale; còn Arthur Lee là một người Virginia được hưởng nền giáo dục và con đường sự nghiệp của giới tinh hoa Anh khi cách mạng Mỹ nổ ra. Là người em ít được biết đến của Francis Lightfoot Lee và Richard Henry Lee, Arthur Lee đã rời thuộc địa (Mỹ) để ghi danh theo học trường nội trú quý tộc Eton ở Anh. Sau đó, ông tiếp tục học ngành y khoa tại Đại học Edinburgh nổi tiếng ở Scotland, và nhận bằng tốt nghiệp vào năm 1765. Continue reading “08/04/1778: John Adams đến Paris để thay thế Silas Deane”