01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Senator criticizes Nixon’s handling of the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, George Aiken (Đảng Cộng hòa, bang Vermont), thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã kêu gọi chính quyền Nixon bắt đầu “rút một cách có trật tự” các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức. Aiken nói, “Cần phải bắt đầu không được chậm trễ.” Bài phát biểu được coi như là sự kết thúc của một lệnh cấm tự áp đặt đối với việc chỉ trích chính quyền mà các thượng nghị sĩ đã tuân thủ kể từ khi Nixon lên nắm quyền. Continue reading “01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam”

08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese launch second front of Nguyen Hue Offensive, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, quân đội Bắc Việt di chuyển từ miền đông Campuchia và mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc tấn công của họ nhằm vào tỉnh Bình Long, tấn công Lộc Ninh, một quận lỵ biên giới cách Sài Gòn 75 dặm về phía bắc trên Quốc lộ 13. Đồng thời, một lực lượng bổ sung của quân Bắc Việt cắt đứt đường quốc lộ nối An Lộc, thủ phủ tỉnh Bình Long, với Sài Gòn ở phía nam, cách ly An Lộc khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây là mũi tiến công phía nam của cuộc tấn công ba gọng kìm trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Continue reading “05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh

Nguồn: Nixon administration will “Vietnamize” the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh một cách nhanh nhất có thể. Bằng tuyên bố này, ông muốn nói rằng trách nhiệm chiến đấu sẽ dần dần được chuyển sang cho Nam Việt Nam khi họ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên, Laird nhấn mạnh rằng sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ nếu thảo luận việc rút quân trong khi Bắc Việt vẫn tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam. Continue reading “03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh”

07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.” Continue reading “07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc

Nguồn: Nixon declares Vietnam War is ending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, tại một cuộc họp báo, Tổng thống Richard Nixon nói rằng “Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi nhờ kế hoạch mà chúng ta đã khởi xướng.” Tại một hội nghị khác ở Midway vào tháng Sáu, Nixon tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi một kế hoạch mới mà ông gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Theo nội dung của kế hoạch này, các lực lượng Nam Việt Nam sẽ được xây dựng để họ có thể tự chịu trách nhiệm về chiến tranh. Khi lực lượng miền Nam bắt đầu thành thạo hơn, người Mỹ sẽ rút khỏi chiến trường và trở về nước. Continue reading “08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt

Nguồn: Nixon orders response to North Vietnamese invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Mỹ đã chuẩn bị hàng trăm máy bay B-52 và máy bay ném bom để có thể dùng cho các cuộc không kích nhằm ngăn chặn cuộc tấn công mới nhất của Bắc Việt. Từ Philippines, hàng không mẫu hạm Kitty Hawk đã được chuyển tới, gia nhập vào đội tàu sân bay ngoài khơi bờ biển Việt Nam, để hỗ trợ thêm về không quân.

Đợt tấn công này là động thái mở đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (một phần trong Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà Việt Nam Cộng Hòa gọi là Mùa hè đỏ lửa, còn Mỹ gọi là Easter Offensive.) Đây là một cuộc xâm lăng lớn của Bắc Việt nhằm chiếm các vị trí quyết định, từ đó giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của quân Bắc Việt gồm Quảng Trị ở miền bắc, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở miền Nam. Continue reading “03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt”