06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris

Nguồn: Fighting continues in South Vietnam while negotiators talk in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này nắm 1972, giao tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt trong khi cuộc hòa đàm bí mật ở Paris được tiếp tục sau 24 giờ tạm dừng. Giao tranh tiếp diễn là do cả hai bên đều cố gắng giành lợi thế ở vùng nông thôn để chuẩn bị cho khả năng đạt được lệnh ngừng bắn ở Paris. Continue reading “06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều

Nguồn: Hanoi claims that U.S. bombers have struck dikes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Hà Nội đã tố cáo chính quyền Nixon khi tuyên bố rằng kể từ tháng 04, đã có 173 cuộc tấn công vào các con đê ở miền Bắc Việt Nam, trong đó ném bom trực tiếp là vào 149 địa điểm.

Ngày 28/07, đáp lại những tuyên bố của Liên Xô rằng Mỹ đã tiến hành một chiến dịch ném bom có chủ ý kéo dài hai tháng nhằm phá hủy hệ thống đê đập tại vùng Đồng bằng Sông Hồng, một báo cáo của CIA đã được chính quyền Nixon công bố. Trong đó nói rằng những đợt ném bom của Mỹ tại 12 địa điểm đã gây ra thiệt hại nhỏ cho đê điều của miền Bắc, nhưng đó là những thiệt hại không chủ ý và các con đê không phải là mục tiêu dự định của vụ đánh bom. Continue reading “31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều”

26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa – do bị pháo kích nặng nề – đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.

Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05 trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam. Continue reading “26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị”

11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt

Nguồn: B-52s strike North Vietnamese positions, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, các đợt ném bom của máy bay B-52 nhắm vào các lực lượng cộng sản đang tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nam Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên gần Kontum đã loại bỏ bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào tới thành phố này. Các cuộc không kích nhắm vào Bắc Việt vẫn tiếp tục, nhưng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Cũng trong ngày này, Lầu năm góc đã yêu cầu đưa thêm hai phi đội B-52 đến Thái Lan. Continue reading “11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt”

02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị

Nguồn: North Vietnamese troops capture part of Quang Tri, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những người lính của Sư đoàn 304 Quân đội Bắc Việt, được hỗ trợ bởi các xe tăng do Liên Xô chế tạo và pháo binh hạng nặng, đã giành được quyền kiểm soát nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Điều này khiến chỉ còn lại thị xã Quảng Trị và Đông Hà là còn đang nằm trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tư lệnh Sư Đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, đã chuyển lính của ông tới khu vực thành cổ Quảng Trị, một mục tiêu rõ ràng của quân đội Bắc Việt. Continue reading “02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị”

24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam

Nguồn: Bob Hope gives his last show in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, diễn viên hài Bob Hope đã trình diễn những gì mà ông gọi là chương trình Giáng sinh cuối cùng của ông dành cho quân nhân Mỹ ở Sài Gòn. Hope là một diễn viên hài và ngôi sao trên sân khấu kịch, đài phát thanh, truyền hình và đã tham gia trên 50 bộ phim.

Hope là một trong nhiều ngôi sao Hollywood theo truyền thống ra nước ngoài tham gia các chương trình giải trí cho quân đội Mỹ đóng quân ở nước ngoài. Chương trình vào năm 1972 đánh dấu sự xuất hiện lần thứ 9 của Hope tại Việt Nam trong mùa Giáng Sinh. Continue reading “24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam”

18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam

Nguồn: Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, chỉ vài ngày sau khi thất bại trong đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch ném bom lớn để phá vỡ bế tắc. Trong gần hai tuần, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom Bắc Việt Nam.

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng. Continue reading “18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam”

17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình

Nguồn:Nixon threatens President Thieu,” History.com (truy cập ngày 16/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cảnh báo Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong một bức thư cá nhân rằng việc ông Thiệu từ chối ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được đàm phán sẽ khiến Mỹ không thể tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger của Nixon đã làm việc sau hậu trường trong các cuộc đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt ở Paris để đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Thiệu đã cương quyết từ chối thảo luận mọi đề xuất hòa bình trong đó công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như một bên tham gia khả dĩ trong giải pháp chính trị hậu chiến tại Nam Việt Nam. Continue reading “17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình”

29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam

Nguồn:United States and USSR issue a joint communique,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 29 tháng 5 năm 1972, trong một thông cáo chung được Hoa Kỳ và Liên Xô công bố sau khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Moskva (trong chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới Liên Xô), cả hai nước đã nêu ra lập trường của họ về vấn đề Việt Nam.

Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng tương lai của miền Nam Việt Nam nên được quyết định bởi chính người dân miền Nam Việt Nam mà không nên bị can thiệp. Còn Liên Xô nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam và chấm dứt ném bom miền Bắc. Continue reading “29/05/1972: Mỹ-Xô ra thông cáo chung về vấn đề Việt Nam”

27/05/1972: Xô-Mỹ ký các thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược

Carter_Brezhnev_sign_SALT_II

Nguồn:SALT agreements signed,” History.com (truy cập ngày 26/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng Bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev cùng Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ký các thỏa thuận của cuộc đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược (SALT) tại một cuộc họp ở Moskva. Tính đến thời điểm đó, những thỏa thuận này là nỗ lực lớn nhất đạt được nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Trước đó, Nixon và Brezhnev có vẻ không phải là những chính khách Mỹ và Liên Xô sẵn sàng ký một hiệp ước hạn chế hạt nhân mang tính đột phá. Cả hai đều là những người nổi tiếng là có chính sách cứng rắn trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng đến năm 1972, cả hai nhà lãnh đạo đều mong muốn một mối quan hệ ngoại giao gần gũi hơn giữa hai nước. Continue reading “27/05/1972: Xô-Mỹ ký các thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược”

22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới

27941.preview

Nguồn:Equal Rights Amendment passed by Congress,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 3 năm 1972, Tu chính về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) được Thượng viện Mỹ thông qua và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

Được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923, Tu chính về Quyền bình đẳng mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Hơn bốn thập niên sau, sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền trong cuối những năm 1960 đã mang nó tới Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971. Tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang. Continue reading “22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới”