Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông

Nguồn: Sam Winter-Levy, “The Emerging Age of AI Diplomacy,” Foreign Affairs, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ phải đi dây ở Vùng Vịnh.

Trong một căn phòng hội nghị lớn, bên dưới những chiếc đèn chùm và đèn chớp nhấp nháy, hàng chục vũ công vẫy những que phát sáng theo một điệu nhảy được biên đạo phức tạp. Mã Green Matrix đổ xuống trên một màn hình hiển thị những tòa nhà chọc trời vươn lên từ sa mạc. Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của “một thực thể siêu việt tuyệt vời,” người dẫn chuyện tuyên bố: trí tuệ nhân tạo. Như thể để làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI, một hình đại diện kỹ thuật số – Artificial Superintelligence One – tiến đến gần một cậu bé, và cả hai song ca bài “Imagine” của John Lennon. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Và thế là ngày cuối cùng của sự kiện mà một bộ trưởng chính phủ tham dự mô tả là “sự kiện lãnh đạo tư tưởng AI lớn nhất thế giới” đã bắt đầu. Continue reading “Nóng bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông”

25/06/1996: 19 phi công Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom Khobar Towers

Nguồn: Khobar Towers bombing in Saudi Arabia kills 19 U.S. airmen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, một chiếc xe tải chở dầu chứa hơn 11 tấn chất nổ đã phát nổ tại khu phức hợp nhà ở quân sự Khobar Towers của Lực lượng Không quân Mỹ ở Dhahran, Ả Rập Saudi. Vụ việc khiến 19 phi công Mỹ thiệt mạng và gần 500 người khác bị thương.

Vụ tấn công khủng bố này đã san phẳng phần lớn Tòa nhà 131 cao tám tầng, tạo ra một miệng hố sâu gần 5m và rộng 15m, và là vụ tấn công đẫm máu nhất nhắm vào lực lượng Mỹ kể từ vụ đánh bom doanh trại Thủy quân Lục chiến ở Beirut năm 1983, khiến 241 người thiệt mạng. Continue reading “25/06/1996: 19 phi công Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom Khobar Towers”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi

Nguồn: Standard Oil geologists arrive in Saudi Arabia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một nhóm các nhà địa chất người Mỹ đã đến cảng Jubail ở Vịnh Ba Tư thuộc Ả Rập Saudi và bắt đầu hành trình tiến vào sa mạc. Tháng 7 năm đó, với việc phát hiện ra một mỏ dầu khổng lồ ở Ghawar, Quốc vương Ả Rập Saudi Abdel Aziz đã cấp cho công ty Standard Oil của California một thư nhượng quyền cho phép “thăm dò, tìm kiếm, khoan, chiết xuất, sản xuất và vận chuyển” dầu mỏ và “vật chất bitumen tương tự” ở Miền Đông rộng lớn của nước ông. Về phần mình, Standard Oil ngay lập tức cử các nhà khoa học đến xác định vị trí có lợi nhất để bắt đầu khai thác. Continue reading “23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi”

25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát

Nguồn: King Faisal of Saudi Arabia assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, tại Riyadh, Ả Rập Saudi, Vua Faisal đã bị cháu trai của mình, Hoàng tử Faisal, bắn chết.

Vua Faisal, con trai của Vua Ibn Saud, đã tham gia chiến đấu trong các chiến dịch quân sự hồi thập niên 1920 và 1930, vốn giúp lập nên nhà nước Ả Rập Saudi hiện đại. Sau đó, ông giữ chức đại sứ Ả Rập Saudi tại Liên Hiệp Quốc, và vào năm 1953 được phong làm thủ tướng sau khi anh trai ông, Saud, lên ngôi. Continue reading “25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”