28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko

Nguồn: Afrikaner police admit to killing Stephen Biko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Nam Phi, bốn cựu cảnh sát thời kỳ apartheid đã xuất hiện trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải, và thừa nhận đã giết Stephen Biko, nhà lãnh đạo phong trào “Nhận thức về người da đen” (Black Consciousness Movement, BCM) của Nam Phi vào năm 1977.

Năm 1969, Biko, một sinh viên y khoa, đã thành lập một tổ chức cho sinh viên da đen Nam Phi để chống lại chính sách phân biệt chủng tộc apartheid của chính phủ thiểu số da trắng, đồng thời thúc đẩy bản sắc của người da đen. Năm 1972, ông tham gia tổ chức Đại hội Người da đen và năm sau đó bị chính phủ da trắng (Afrikaner) cấm tham gia hoạt động chính trị. Bốn năm sau, vào tháng 9/1977, ông bị bắt vì tội lật đổ. Continue reading “28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko”

10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù

Nguồn: Nelson Mandela writes from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Nam Phi, Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress, ANC) đã công bố tuyên bố của Nelson Mandela, nhà lãnh đạo phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid vốn đang ngồi tù. Bức thông điệp, được lén chuyển khỏi vòng kiểm soát gắt gao của nhà tù Đảo Robben, có nội dung: “Đoàn kết! Tập hợp! Chiến đấu! Giữa cái đe của quần chúng đoàn kết và cái búa của đấu tranh vũ trang, chúng ta sẽ đè bẹp apartheid!”

Mandela, sinh năm 1918, là con trai một vị tù trưởng Tembu, một tộc người nói tiếng Xhosa. Thay vì nối nghiệp cha làm tù trưởng, Mandela theo học đại học và trở thành luật sư. Năm 1944, ông gia nhập ANC, một tổ chức chính trị của người da đen với mục tiêu đấu tranh giành quyền cho đa số người da đen ở đất nước Nam Phi do người da trắng cai trị. Continue reading “10/06/1980: Nelson Mandela gửi thông điệp từ trong tù”

06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước. Continue reading “06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid”

06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát

Nguồn: Architect of apartheid assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong một cuộc họp nghị viện ở Cape Town, Thủ tướng Nam Phi, Hendrik Verwoerd, đã bị đâm chết bởi một người đưa tin điên loạn. Kẻ tấn công, Demetrio Tsafendas, là một người nhập cư Mozambique, con lai hai dòng máu Hy Lạp và Swazi.

Là Bộ trưởng Các Vấn đề Bản xứ và sau đó là nhà lãnh đạo Nam Phi, Verwoerd đã giám sát việc đưa ra và áp dụng các chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Trở thành Thủ tướng từ năm 1958, ông đã thiết lập một hệ thống luật pháp phức tạp nhằm tách biệt người da trắng, người châu Phi (người da đen), người Coloreds (người lai), và người châu Á, đồng thời đưa người da đen vào sinh sống trong những khu vực riêng. Continue reading “06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát”

10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi

human-kindness-7

Nguồn: “Nelson Mandela inaugurated,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Ngày 10/05/1994, Nelson Rolihlahla Mandela đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống da đen đẩu tiên của Nam Phi. Trong diễn văn nhậm chức, Mandela, tù nhân chính trị của chính phủ Nam Phi suốt 27 năm, đã tuyên bố rằng “đây là thời điểm để những vết thương được chữa lành.” Hai tuần trước đó, hơn 22 triệu người Nam Phi đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc đầu tiên của đất nước. Đại đa số đều bầu cho Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông để lãnh đạo đất nước.

Mandela sinh năm 1918, thuộc dòng họ phong kiến Tembu, trị vì các lãnh thổ Transkei thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Mandela sau khi tốt nghiệp đại học đã trở thành một luật sư. Năm 1944, ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một tổ chức chính trị của người da đen được thành lập với mục tiêu giành lại quyền lợi cho người da đen, vốn chiếm đa số dân ở nước này, từ tay nhóm da trắng thiểu số cai trị. Continue reading “10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi”

Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền

desmond-tutu3

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Desmond Tutu là một giám mục Giáo hội Anh giáo, là người đã đấu tranh để chấm dứt chế độ apartheid (a-pác-thai) ở Nam Phi – chế độ phân biệt người da đen và da trắng. Ông đã chứng kiến người da đen ở Nam Phi chịu cảnh phân biệt đối xử và bị tước mọi quyền lợi, và đứng ra kêu gọi mọi người phản kháng một cách hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hội đồng các Giáo hội Nam Phi (South African Council of Churches) đã yêu cầu chính phủ chấm dứt chế độ a-pác-thai. Sau năm 1994, khi chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ, Giám mục Tutu đứng đầu một ủy ban giúp hòa giải sự chia rẽ dân tộc sâu sắc ở Nam Phi. Sau đó Tutu tiếp tục đấu tranh để xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, nơi mọi người đều được tự do. Ông cũng đấu tranh cho công lý khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền”

Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc

nelson-mandela

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 23/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nelson Mandela (1918-2013) đấu tranh cho sự bình đẳng và dân chủ ở Nam Phi – điều mà phần lớn công dân da màu ở đất nước này không có được kể từ khi người Châu Âu đến xâm chiếm làm thuộc địa. Mandela là một nhà lãnh đạo vì nhân quyền xuất chúng và là nhân tố quan trọng dẫn đến sự chấm dứt chế độ Apartheid (A-pác-thai). Mặc dù bị giam giữ trong tù, ông vẫn tập hợp được sự ủng hộ cho một trong những phong trào nhân quyền nổi tiếng nhất trên thế giới. Là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, ông đã thống nhất một đất nước chia rẽ, và giúp nước này trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về cả kinh tế lẫn chính trị.

Nelson Mandela sinh ra trong bộ lạc Madiba ở Nam Phi. Tại trường học, ông được đặt tên thánh là Nelson. Khi học đại học, ông bắt đầu thực hiện khát vọng chấm dứt chế độ Apartheid ở Nam Phi qua việc tham gia các cuộc biểu tình và bất tuân dân sự. Continue reading “Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”

Chế độ A-pac-thai (Apartheid)

Sotay

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Continue reading “Chế độ A-pac-thai (Apartheid)”