Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “China’s Hidden Massacres: An Interview with Tan Hecheng”, The New York Review of Books, 13/01/2017.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đàm Hách Thành dường như là một người không thể phơi trần một trong những tội ác gây sốc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Là một người đàn ông 67 tuổi thân thiện đã trải phần lớn cuộc đời mình ở tỉnh Hồ Nam phương nam xa cách đầu não quyền lực, ông Đàm không phải là người bất đồng chính kiến. Trên thực tế, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình làm việc trong nghành truyền thông chính thức của nhà nước và cố tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng trong một cuốn sách năm trăm trang viết tỉ mỉ chi tiết phát hành bằng tiếng Anh trong tuần này, ông trình bày trần trụi một trong những giai đoạn đen tối nhất, và ít được biết đến nhất, trong lịch sử cộng sản Trung Quốc: vụ tàn sát 9.000 công dân Trung Quốc theo lệnh công khai của các cán bộ Đảng khu vực trong thời kỳ cao điểm của Cách mạng Văn hoá. Đối tượng nghiên cứu của ông Đàm cụ thể ở một huyện, nhưng các tài liệu cho thấy các vụ thảm sát tương tự ở nông thôn đã lan rộng dẫn đến 1,5 triệu người chết. Continue reading “Về cuộc ‘Thảm sát huyện Đạo’ bị che giấu ở Trung Quốc”

Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?

Nguồn: Ching Cheong, “Is a Sub-Cultural Revolution Threatening Hong Kong?”, The New York Times, 05/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm này năm mươi năm trước, sự kiện được cho là vụ việc bạo lực và đau thương nhất trong lịch sử Hồng Kông kể từ sau Thế chiến II đã nổ ra. Ngày 06/05/1967, tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giả bằng nhựa ở quận Kowloon đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài tám tháng, giết chết 51 người và làm bị thương 832 người khác, và trong một khoảng khắc ngắn ngủi, nó đã mang Cách mạng Văn hóa đến Hồng Kông.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này. Chính sách thuộc địa của chính phủ Anh đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, và người nghèo phải đối mặt với tình trạng đói nghèo hơn nữa sau khi có một dòng người tị nạn chạy trốn từ Trung Quốc cộng sản vào Hồng Kông. Trong khi đó ở đại lục, Cách mạng Văn hoá, vốn bắt đầu một năm trước đó, đang ngày càng trở nên cực đoan. Continue reading “Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?”

Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa

1463365853390

Nguồn: Ma Jian, “A Son of the Cultural Revolution”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến tháng 5 năm 2016 này là tròn 50 năm Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc – một thập niên đầy những hỗn loạn, bức hại và bạo lực – nhân danh hệ tư tưởng và nhằm mở rộng quyền lực cá nhân của Mao. Tuy nhiên, thay vì phản ánh di sản tiêu cực của sự kiện đó, chính quyền Trung Quốc lại hạn chế tất cả các thảo luận xoay quanh chủ đề này. Trong khi đó người dân Trung Quốc, tập trung vào sự sung túc nhờ những cải cách định hướng thị trường được thực hiện trong ba thập niên qua, đã bằng lòng với quyết định đó của chính phủ. Song, đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành các đợt thanh trừng mạnh tay và tạo ra sự sùng bái cá nhân của riêng mình, thì việc chôn vùi quá khứ sẽ không còn vô hại nữa. Continue reading “Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa”

Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm

917_05_WHA_061_0396

Nguồn: Evan Osnos, “The Cost of the Cultural Revolution, Fifty Years Later”, The New Yorker, 06/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần tới là kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng mà mức độ tàn khốc vượt xa so với những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng để chúng ta phân tích.

Năm 1979, ba năm sau khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản kết thúc, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến công du đến Mỹ. Trong một buổi quốc yến, ông ngồi cạnh nữ diễn viên Shirley MacLaine, người đã nói với vị lãnh tụ rằng bản thân bà vô cùng ấn tượng với những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến du lịch đến quốc gia này vài năm về trước. Bà nhắc lại cuộc trò chuyện với một nhà khoa học. Ông bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Mao Trạch Đông vì đã điều chuyển mình khỏi trường đại học về lao động tại một nông trường như Mao đã làm với hàng triệu trí thức khác. Đặng Tiểu Bình đáp lại rằng: “Ông ta nói dối đấy”. Continue reading “Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm”

Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử

_63290681_glizhensheng

Nguồn: Liu Xiaobo, “The Cultural Revolution at 40”, Project Syndicate, 26/05/2006.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là  tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương của nó vẫn còn là chủ đề cấm kị. Nhà cầm quyền ngày nay vẫn chưa dám đối mặt với quá khứ cũng như trách nhiệm đạo đức của mình. Do đó, ba mươi năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc tự đánh giá cần thiết ở cấp độ quốc gia về sự kiện này vẫn chưa bắt đầu.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản đã coi cuộc Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”, một đánh giá được ủng hộ bởi quan điểm chính thống. Nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép thảo luận về cuộc Cách mạng Văn hóa trong khuôn khổ chính thống này, đàn áp mọi sự phê phán không chính thức khác. Các nhận định chính thức nói chung, và việc sử dụng Lâm Bưu (từng là Phó Chủ tịch và là người được chọn kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sau này đã nổi dậy chống lại ông) và “Tứ nhân bang” như kẻ chịu trách nhiệm chính, đang che lấp đi lỗi lầm của Mao và Đảng, cũng như các khiếm khuyết cố hữu của hệ thống. Continue reading “Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử”

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”

25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình

Jiang Qing and Mao

Nguồn:Mao’s widow sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 24/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, Giang Thanh, vợ nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, đã bị kết án tử hình vì “các tội phản cách mạng” của bà trong Cách mạng Văn hóa.

Xuất thân là một diễn viên sân khấu và điện ảnh, cuộc hôn nhân của bà với Mao Trạch Đông năm 1939 đã bị nhiều người chỉ trích, do người vợ hai[1] của Mao, Hạ Tử Trân, là một cựu chiến binh nổi tiếng trong Vạn lý Trường chinh, và Mao đã ly dị bà trong khi bà nằm tiều tụy trong một bệnh viện ở Moskva. Vợ cả của Mao, Dương Khai Tuệ, đã bị Quốc Dân Đảng sát hại trong cuộc nội chiến Trung Quốc. Continue reading “25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình”

25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare

140228-prince-zidan-fiche

Nguồn:Chinese government removes ban on Shakespeare,” History.com (truy cập ngày 24/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 5 năm 1977, một dấu hiệu mới của sự tự do hóa chính trị đã xuất hiện ở Trung Quốc khi chính quyền cộng sản nước này dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài 10 năm đối với các tác phẩm của William Shakespeare. Động thái này của Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt.

Năm 1966, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc “Cách mạng Văn hóa,” được thiết kế nhằm mục đích khôi phục lòng nhiệt tình cách mạng cộng sản và sinh lực cho xã hội Trung Quốc. Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa không chính thức của Trung Quốc. Continue reading “25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare”