Thế giới hôm nay: 16/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden công bố các biện pháp trừng phạt lên 32 cá nhân và thực thể Nga. Động thái này nhằm phản đối Nga can thiệp bầu cử, can thiệp các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, và vụ tấn công mạng nhắm vào SolarWinds, một công ty Texas. Mỹ cũng sẽ trục xuất 10 nhân viên ngoại giao và áp đặt các biện pháp nhằm vào các khoản quốc gia của Nga.

Pháp khuyến cáo công dân nên rời khỏi Pakistan để bảo đảm an toàn. Quốc gia này đã trải qua nhiều tháng giận giữ vì Pháp kiên quyết bảo vệ quyền vẽ chân dung Nhà tiên tri Muhammad. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm hôm thứ Ba sau khi thủ lĩnh của một nhóm Hồi giáo thường chỉ trích Pháp bị bắt, dẫn đến nhiều ngày biểu tình. Nhà chức trách đã dùng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su. Song hai cảnh sát đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2021”

Thế giới hôm nay: 15/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm lãnh đạo tập đoàn và công ty Mỹ, bao gồm Amazon, Google và Starbucks, đã cùng ký một tuyên bố chung phản đối “các luật phân biệt đối xử” có thể hạn chế quyền bỏ phiếu. Vào tháng 3, bang Georgia đã thay đổi luật bỏ phiếu của họ, dẫn đến các cáo buộc hạn chế quyền bỏ phiếu, đặc biệt là của người da đen. Tổng thống Joe Biden gọi các sửa đổi này là “Jim Crow của thế kỷ 21”; trong khi đó Donald Trump kêu gọi tẩy chay bất kỳ công ty nào phản đối các luật này.

Chúng ta đang bước vào mùa công bố thu nhập quý đầu năm ở Mỹ, với ba ngân hàng sẽ khai cuộc. Thu nhập của JPMorgan Chase tăng gấp 5 lần lên 14,3 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, so với cùng kỳ 2020. Goldman Sachs cũng tăng thu nhập gấp sáu lần so với cùng kỳ để đạt mức kỷ lục 6,7 tỷ USD. Con số của Wells Fargo tăng gần gấp bảy lần, lên 4,7 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2021”

Thế giới hôm nay: 14/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một cuộc điện đàm, Tổng thống Joe Biden nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng cam kết của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là không thể lay chuyển. Nga đã triển khai quân đội ồ ạt ở biên giới với Ukraine và ở Crimea. Bất chấp việc chính phủ Nga coi Mỹ là “kẻ thù”, ông Biden vẫn đề nghị gặp ông Putin ở nước thứ ba trong những tháng tới.

Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm ở Mỹ đã tăng 2,6% trong 12 tháng tính đến tháng 3, sau khi tăng 1,7% cho tới tháng 2, một phần do giá cả bị giảm trong làn sóng đại dịch covid-19 đầu tiên của nước này vào năm ngoái. Mức tăng lạm phát 0,6% trong tháng 3 là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2012. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2021”

Thế giới hôm nay: 13/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Iran đổ lỗi cho Israel về vụ mất điện tại khu hạt nhân Natanz và thề trả thù. Nhiều phương tiện truyền thông ở Israel cho rằng thủ phạm là một cuộc tấn công mạng tiến hành bởi Israel. New York Times dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ cho biết đã xảy ra nổ. Sự cố mất điện hôm Chủ nhật diễn ra chỉ một ngày sau khi các máy ly tâm mới vừa được khởi động.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc chỉ đạo Ant Group tái cấu trúc, áp đặt nhiều quy định và yêu cầu về vốn khắt khe hơn, đồng thời buộc tập đoàn này tách ứng dụng thanh toán khỏi các dịch vụ khác của mình. Gã khổng lồ fintech do Jack Ma sáng lập đã từng kỳ vọng vào vụ IPO kỷ lục 37 tỷ USD hồi tháng 11 năm ngoái. Chỉ vài ngày trước, các cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc ra án phạt kỷ lục 18 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) đối với Alibaba, cũng do ông Ma thành lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2021”

Thế giới hôm nay: 12/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran nói sự cố mất điện tại khu hạt nhân Natanz của họ là một hành động “khủng bố hạt nhân”. Song họ không nêu tên thủ phạm. Đây cũng không phải là sự cố không rõ nguyên nhân đầu tiên ở địa điểm này. Tháng Bảy năm ngoái, các quan chức đã tuyên bố vụ nổ tại cơ sở thời điểm đó chỉ là một vụ hỏa hoạn tình cờ; trước đó vào năm 2010, Stuxnex, một loại virus được cho là của Mỹ và Israel, đã khiến các máy ly tâm của họ quay mất kiểm soát. Sự cố mất điện hôm Chủ nhật diễn ra chỉ một ngày sau khi các máy ly tâm làm giàu uranium mới được khởi động, làm phức tạp thêm nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cảnh báo Nga sẽ nhận “hậu quả” nếu hành động liều lĩnh hoặc gây hấn ở Ukraine. Gần đây đã nổ ra các cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine ở miền đông đất nước. Trong khi đó, các lực lượng Nga cũng đang tập trung về biên giới với Ukraine. Các quan chức Nga đã ám chỉ về khả năng can thiệp, khiến Ukraine và các đồng minh lo lắng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông không vui vẻ khi xuất hiện trước công chúng những tháng gần đây. Nhưng ông có tâm trạng tốt hơn hẳn trong một thông điệp video kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ban cố vấn của Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Thanh Hoa hôm thứ Năm (03/12/2020).

“Tôi muốn mỗi thành viên trong ban cố vấn tích cực đưa ra các đề xuất cho sự phát triển của Trung Quốc”, ông Tập nói trong thông điệp gửi đến trường cũ của mình.

Ban này gồm một loạt các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp nổi tiếng từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Chủ tịch danh dự là cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, người cũng từng theo học tại Thanh Hoa. Các thành viên danh dự bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson, trong khi chủ tịch hiện tại của ban là CEO Apple Tim Cook. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa”

Thế giới hôm nay: 09/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden công bố một số động thái nhằm kiềm chế bạo lực súng đạn ở Mỹ. Chúng bao gồm yêu cầu kiểm tra lý lịch đối với người mua “súng ma” (vũ khí tự chế không có số sê-ri), công bố luật mẫu cho phép cảnh sát tạm thời tịch thu súng của những người có vấn đề tâm lý và lập báo cáo buôn lậu súng hàng năm. Tổng thống Biden cũng kêu gọi Quốc hội thông qua luật kiểm soát súng, điều khó có thể xảy ra.

Cảnh sát Bắc Ireland nói những sự kiện tuần này là vụ bạo lực tồi tệ nhất trong “vài năm” qua. Bạo động hôm thứ Tư ở thủ đô Belfast bao gồm ​​các vụ tấn công nhắm vào các sĩ quan cảnh sát và một nhà báo, cùng với một vụ đánh bom xăng xe buýt. Thủ phạm được cho là các nhóm bán quân sự; cụ thể bom xăng đã được ném từ các khu theo chủ nghĩa dân tộc và thân Anh. Brandon Lewis, Bộ trưởng phụ trách Bắc Ireland của chính phủ Anh, sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị ở Belfast. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2021”

Thế giới hôm nay: 06/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu lớn đầu tiên trên cương vị bộ trưởng tài chính Mỹ, Janet Yellen kêu gọi một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu chung giữa các nước G20. Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu tăng thu thuế doanh nghiệp để tài trợ cho dự luật cơ sở hạ tầng 2 nghìn tỷ đô la. Bà Yellen nói hợp tác quốc tế là cần thiết nhằm ngăn các công ty lợi dụng một “cuộc đua xuống đáy”.

Một chỉ số về hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 3. Thước đo của Viện Quản lý Cung ứng đạt 63,7 điểm; trong khi chỉ cần trên 50 đã là tăng trưởng. Các công ty đang hướng đến một sự phục hồi mạnh mẽ nhờ các khoản kích thích tài khóa lớn chưa từng thấy. Còn thị trường chứng khoán tiếp tục thăng hoa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/04/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc lại lên tiếng – lần này mục tiêu của họ là Australia.

Đợt căng thẳng ngoại giao mới nhất giữa hai nước khai màn khi Triệu Lập Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng một bức ảnh gây hấn lên Twitter vào hôm thứ Hai (30/11/2020).

Bức ảnh này mô tả một binh sĩ Úc đang tươi cười kề con dao dính máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. “Bị sốc trước việc binh lính Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan”, ông Triệu viết, đề cập đến cuộc điều tra của chính Australia về các cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội nước này. “Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy, và kêu gọi họ chịu trách nhiệm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia”

Thế giới hôm nay: 02/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

S&P 500, một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ, lần đầu tiên vượt mốc 4.000. Có thể các nhà đầu tư đã phấn khởi trước các chi tiết của dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden, vừa được công bố hôm thứ Tư, cũng như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm và ngành chế tạo tăng tốc.

EU cáo buộc các lực lượng vũ trang Nga tuyển dụng bất hợp pháp cư dân Crimea, bán đảo bị họ sáp nhập từ Ukraine hồi năm 2014. Đầu tuần này, Mỹ đã nâng cao tình trạng báo động sau khi giao tranh tái diễn giữa binh sĩ Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở vùng Donetsk gần đó. Chính phủ Ukraine cáo buộc Nga tập trung quân đội ở biên giới hai nước; Nga nói diễn tập quân sự là việc riêng của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/04/2021”

Thế giới hôm nay: 01/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xuất hiện các chi tiết về chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden. Đề xuất đầy tham vọng này có nhiệm vụ cải tổ lại nền kinh tế Mỹ, với trọng tâm mới là chống biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ lo phần chi phí. Cụ thể, ông Biden muốn tăng thuế lợi nhuận doanh nghiệp từ 21% lên 28%, và buộc các công ty đa quốc gia phải trả nhiều thuế hơn cho thu nhập có được từ nước ngoài.

Doanh thu quý của Huawei lần đầu tiên giảm, theo đó trong quý cuối năm 2020 đã giảm khoảng 1/10 xuống còn 220 tỷ nhân dân tệ (33,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Hãng công nghệ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Mỹ; tăng trưởng doanh thu tổng thể năm 2020 là 3,8%, so với 19% của năm 2019. Doanh số bán hàng vững chắc ở Trung Quốc đã giúp công ty tạm vượt qua những khó khăn ở nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2021”

Thế giới hôm nay: 31/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Báo cáo mới của WHO về nguồn gốc của covid-19 đang trở thành tâm điểm. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom nói khả năng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán vẫn chưa được điều tra đầy đủ. Ngoài ra, người đứng đầu đội điều tra WHO cũng nói ông cảm thấy “áp lực chính trị” khi tiến hành điều tra, song phủ nhận chịu áp lực loại bỏ bớt tài liệu khỏi văn bản cuối cùng. Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung với 13 nước khác bày tỏ quan ngại về báo cáo.

Một ngày sau cuộc cải tổ loại bỏ 6 thành viên nội các, bao gồm cả bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, Bộ Quốc phòng Brazil vừa thông báo bãi nhiệm những người đứng đầu lục quân, hải quân và không quân. Đây là một điều bất ngờ vì tổng thống Jair Bolsonaro luôn muốn làm nổi bật chất quân sự của chính phủ bằng cách bổ nhiệm các quân nhân tại ngũ hoặc đã giải ngũ vào các vị trí nổi bật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2021”

Thế giới hôm nay: 30/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuối cùng thì con tàu container khổng lồ nằm chắn ngang kênh đào Suez suốt tuần qua đã được dời đi. Mũi tàu Ever Given đã được kéo ra khỏi đất sét nặng của bờ kênh, và con tàu tiếp tục hành trình về hướng bắc, đồng thời thông kênh cho 370 tàu khác đang chờ đi qua tuyến hàng hải này, nơi chuyên chở khoảng 12% lượng dầu toàn cầu.

Hai loại vắc-xin covid-19 vừa được chứng minh đạt mức hiệu quả trong thế giới thực ngang với điều kiện phòng thí nghiệm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy cả vắc-xin Pfizer-BioNTech và Moderna đều đạt hiệu quả ngăn ngừa nhiễm bệnh khoảng 90% sau hai liều, so với khoảng 95% trong điều kiện thử nghiệm lâm sàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/03/2021”

Thế giới hôm nay: 29/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

An ninh Myanmar nổ súng vào tang lễ của một trong số 114 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy. Hiện chưa có báo cáo ngay lập tức về thương vong tại đám tang. Trong khi đó, khoảng 3.000 người đã chạy khỏi Karen ở miền đông nam đất nước để sang nước láng giềng Thái Lan sau loạt không kích của quân đội Myanmar nhắm vào một nhóm dân quân dân tộc thiểu số.

Ít nhất mười người biểu tình Bangladesh thiệt mạng vì đụng độ với cảnh sát, trong bối cảnh biểu tình phản đối chuyến thăm hai ngày của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn tiếp diễn sau khi ông rời đi. Theo sau biểu tình do các nhóm Hồi giáo tổ chức là các cuộc tấn công vào các ngôi đền Hindu và một chuyến tàu ở miền đông Bangladesh. Hôm thứ Sáu, ông Modi đến Bangladesh nhân dịp kỷ niệm 50 năm nước này độc lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/03/2021”

Thế giới hôm nay: 26/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ, quê hương của hãng sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, đã đình chỉ xuất khẩu vắc-xin covid-19 của AstraZeneca-Đại học Oxford trong tối đa ba tháng. Quyết định này có thể tác động đến nguồn cung toàn cầu: có tới nửa tỷ liều vắc-xin sản xuất bởi Serum Institute là dành cho COVAX, sáng kiến ​​chia sẻ vắc-xin nhằm giúp đỡ các nước thu nhập thấp, trong năm 2021 và 2022. Trong khi đó, Đan Mạch đã đình chỉ loại vắc-xin này thêm ba tuần nữa để điều tra các báo cáo về chứng đông máu nguy hiểm.

Đài Loan nói họ đang sản xuất một tên lửa tầm xa, một động thái công khai hiếm hoi cho thấy nỗ lực phát triển năng lực tấn công quân sự của hòn đảo này. Trung Quốc, nước tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đã tăng cường hoạt động gần hòn đảo trong những tháng gần đây. Chiu Kuo-cheng, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, cho biết họ cũng đang phát triển các mẫu tên lửa khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/03/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không quá ngạc nhiên khi Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group, vắng mặt tại Hội nghị Internet Thế giới năm nay.

Sự kiện thường niên do chính phủ Trung Quốc tổ chức – khai mạc ở Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, hôm thứ Hai tuần này (23/11/2020) – quy tụ các quan chức nhà nước và giám đốc điều hành công nghệ cấp cao. Trước đây ông Ma thường xuyên tham dự. Nhưng năm nay đại diện cho công ty ông lại là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang.

Ông Zhang trông có vẻ mệt mỏi khi đọc phát biểu mô tả các quy tắc mới mà Trung Quốc đề xuất đối với các công ty internet là “kịp thời và cần thiết”, liên tục hoan nghênh nhà chức trách tăng cường giám sát ngành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma”

Thế giới hôm nay: 25/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chuyên gia cho biết việc xử lý con tàu bị mắc cạn ở kênh đào Suez vào hôm thứ Ba có thể mất tới vài ngày. Tàu Ever Given dài 400 m, một trong những tàu container dài nhất thế giới, đang nằm chắn ngang đầu phía nam của kênh đào, dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Các quan chức Ai Cập đã mở lại tuyến cũ của kênh đào để giúp thông tàu.

Các phòng thí nghiệm của chính phủ Ấn Độ đã phát hiện ra một biến thể covid-19 với hai đột biến. Hiện vẫn chưa rõ liệu nó có dễ lây lan hơn hoặc kháng vắc-xin hơn các dạng khác của virus hay không. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nó không quá phổ biến để có thể coi là nguyên nhân của đợt tăng đột biến ca nhiễm gần đây. Hôm thứ Ba có hơn 47.000 ca được ghi nhận ở Ấn Độ — con số theo ngày cao nhất trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/03/2021”

Thế giới hôm nay: 24/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết do vụ hỏa hoạn quét qua trại tị nạn gần Cox’s Bazar ở Bangladesh hôm thứ Hai đã tăng lên 15 người, với hơn 400 người mất tích, theo Liên Hợp Quốc. Hàng chục nghìn người khác cũng phải di dời. Đa số cư dân của trại Balukhali là người Rohingya chạy sang Bangladesh để thoát đàn áp ở Myanmar.

Bilibili, một nền tảng phát video trực tuyến, đã huy động được 2,6 tỷ đô la khi lên sàn Hồng Kông. Đây là công ty Trung Quốc thứ ba có niêm yết ở Mỹ tiến hành bán cổ phiếu trên sàn Hồng Kông trong năm nay trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ khiến các công ty tìm đường về nước. Trước đây các nhà lập pháp Mỹ từng đe dọa hủy niêm yết các công ty Trung Quốc, trong khi quan hệ giữa chính quyền Biden với chính phủ Trung Quốc đang có khởi đầu xấu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/03/2021”

Thế giới hôm nay: 23/03/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ công bố lệnh trừng phạt lên hai quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ thiếu số theo đạo Hồi ở Tân Cương. Liên minh châu Âu cũng công bố các biện pháp trừng phạt lên nhiều cá nhân và thực thể khác nhau với cáo buộc vi phạm nhân quyền. Danh sách bao gồm 11 người có liên quan đến cuộc đảo chính quân sự hồi tháng trước ở Myanmar, 4 quan chức Trung Quốc bị cáo buộc liên quan đến các trại tập trung Duy Ngô Nhĩ, và văn phòng an ninh Eritrea. Trung Quốc đáp trả bằng cách đưa 10 cá nhân và 4 tổ chức EU vào danh sách đen.

Bang đông dân nhất nước Úc, New South Wales, ra lệnh sơ tán khoảng 18.000 cư dân. Nhiều ngày mưa lớn đã làm ngập vùng đất phía tây Sydney, dẫn đến trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua. Song thời tiết khắc nghiệt ít có dấu hiệu thuyên giảm; Cục Khí tượng New South Wales nói “tình hình này còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/03/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi đầu tuần này quyết định ban hành “Tư tưởng Tập Cận Bình về Pháp quyền.” Văn kiện này là lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc kiên định con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu này.

Cuộc họp Bộ Chính trị kéo dài hai ngày đưa ra quyết định trên là một sự kiện quan trọng. Thông thường, tất cả 25 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đều tham dự. Nhưng có một người vắng mặt: Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương”