John Mearsheimer: ‘Người Trung Quốc nên vui mừng vì Mỹ đã theo đuổi bá quyền tự do’

Nguồn: John Mearsheimer,【思想者茶座】|约翰·米尔斯海默:我不是好战分子,中美之间战争并非不可避免, Guancha, 23/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

“Việc Đức phát động Thế chiến thứ nhất là lý tính, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng là lý tính, ngay cả đại chiến lược của Nhật Bản ở Đông Á trong Thế chiến thứ hai (09/1931-06/1941) cũng là lý tính. Đây là “lý luận gây bùng nổ” mới nhất của nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ John Mearsheimer và Sebastian Rosato trong cuốn sách “Các quốc gia suy nghĩ như thế nào: Lý tính trong chính sách đối ngoại”.

Chính nhân vật đại diện cho chủ nghĩa hiện thực tấn công của Mỹ này đã chỉ trích chính phủ Mỹ không nên lãng phí thời gian và sức lực vào cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và Trung Đông, mà nên dồn lực vào việc đối phó với Trung Quốc. Mearsheimer – người đã nhiều năm không tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và kiên định cho rằng giữa Trung Quốc và Mỹ nhất định phải có một cuộc chiến – không chỉ hoạt động tích cực trong không gian dư luận về chính trị quốc tế, mà còn nhận được sự mến mộ của giới trẻ tại các trường đại học ở Trung Quốc. Continue reading “John Mearsheimer: ‘Người Trung Quốc nên vui mừng vì Mỹ đã theo đuổi bá quyền tự do’”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

_75248928_022512139-2

Nguồn: John Mearsheimer, “Don’t arm Ukraine”, The New York Times, 8/2/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã kéo dài được gần một năm và hiện giờ Nga đang trên đà chiến thắng. Quân ly khai tại miền đông Ukraine đang giành lợi thế, và Tổng thống Nga Vladimir V. Putin vẫn không hề tỏ dấu hiệu lùi bước trước những đòn cấm vận kinh tế của phương Tây.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều tiếng nói tại Hoa Kỳ đang đồng thanh yêu cầu cung cấp vũ khí cho Ukraine. Một bản báo cáo được ba viện nghiên cứu chính sách (think tank) hàng đầu nước Mỹ đưa ra gần đây đã kêu gọi cung cấp cho Ukraine những vũ khí cao cấp, và ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Quốc phòng của Nhà Trắng là Ashton B. Carter[1] đã phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng Viện Mỹ vào tuần trước rằng “tôi rất thiên về hướng đó”. Continue reading “Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”