16 điều cần biết về quá trình Anh rút khỏi EU

brexit11

Nguồn: Alan Renwick, ‘The Road to Brexit: 16 Things You Need to Know about What Will Happen If We Vote to Leave the EU’, The Constitution Unit, 24/06/2916

Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý

1. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (sau đây gọi tắt là Anh) hiện tại vẫn tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trên bình diện thuần túy pháp lý, kết quả trưng cầu dân ý không có bất cứ hiệu lực nào: cuộc bỏ phiếu này chỉ mang tính tham khảo, vậy nên về nguyên tắc, chính phủ có thể phớt lờ nó đi. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, các thành viên chính phủ sẽ không bao giờ dám ủng hộ phương án này. Thủ tướng David Cameron đã tuyên bố ý chí của cử tri “phải được tôn trọng” và ra dấu hiệu bắt đầu quá trình rút khỏi EU. Chúng ta nên ý thức rằng việc bỏ phiếu rời EU đồng nghĩa với việc chúng ta tất yếu sẽ ra đi (xem điểm thứ 16) – mặc dù nhiều vấn đề phức tạp có thể sẽ nảy sinh trên con đường đó.

Continue reading “16 điều cần biết về quá trình Anh rút khỏi EU”

Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Georgy Satarov, “Putin Made Simple”, Project Syndicate, 30/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách “Nhân vật số một: những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin”, dựa trên 24 giờ phỏng vấn giữa Putin và 3 nhà báo. Với các trích dẫn như “Thực sự, cuộc sống rất đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho phong cách lãnh đạo của Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm cho đơn giản đi. Continue reading “Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin”

Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?

20150620_blp502

Nguồn:How inequality affects growth”, The Economist, 15/06/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Vào hôm 14 tháng 6, bà Hillary Clinton, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ để kế nhiệm ông Barack Obama làm Tổng thống Hoa Kỳ, đã lấy sự bất bình đẳng làm trọng tâm của bài diễn văn tranh cử chính. Ngày 18 tháng 6, Giáo hoàng Francis sẽ truyền tải thông tri, một tuyên bố cấp cao của tòa thánh Vatican, dự kiến sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng toàn cầu cùng với một số vấn đề khác. Và vào ngày 15 tháng 6, các nhà kinh tế của IMF đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng bất bình đẳng.

Các tác giả cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi sự bất bình đẳng, các chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Continue reading “Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?”

Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu

Putin-Merkel-Hollande

Nguồn: Yuriy Gorodnichenko, Gérard Roland & Edward Walker; “Putin’s European Fifth Column”, Project Syndicate, 15/02/2015.

Biên dịch:  Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Nếu thế giới đã học được điều gì đó từ sự căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Nga và phương Tây, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp tham vọng chiến lược và kỹ năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương Tây nên xem xét những lời đề nghị gần đây của Putin với một số nước trong Liên minh châu Âu theo hướng như vậy.

Cho dù Putin có thực sự tin rằng cuộc nổi dậy chống Nga năm ngoái ở Ukraine là hệ quả trực tiếp từ sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hay không, thì một điều không thể nghi ngờ là ông ta nhận thức được rằng những lý tưởng thân châu Âu – và khả năng trở thành thành viên EU của Ukraine – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đấu tranh ở Ukraine và hạn chế những hành động của ông. Continue reading “Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu”

Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson

samuelson_1_800crop

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Fall of the House of Samuelson”, Project Syndicate, 25/01/2015

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Đọc cuốn The Samuelson Sampler trong bối cảnh của cuộc Đại Suy thoái (2007-2008) giúp ta có được cái nhìn tổng quát về lối tư duy của một thời đã qua. Cuốn sách này là tập hợp các bài viết trong chuyên mục hàng tuần của nhà kinh tế học quá cố Paul Samuelson trên tạp chí Newsweek trong khoảng thời gian 1966-1973.

Samuelson đã từng đoạt giải Nobel và là bậc lão thành trong số các nhà kinh tế học Mỹ: cuốn sách giáo khoa nổi tiếng Kinh tế học của ông đã được tái bản 14 lần ngay trong khoảng thời gian ông còn sống. Cuốn sách này đã giới thiệu cho các nhà kinh tế học tương lai trên toàn thế giới các nguyên lý kinh tế cơ bản nhất. Nếu không phải là người đầu tiên và duy nhất sáng tạo ra “hợp đề tân cổ điển” thì ông cũng là người có công truyền bá hợp đề này – một sự kết hợp của kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học Keynes vốn đã làm nên xu thế chủ đạo của kinh tế học trong suốt 50 năm. Continue reading “Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson”

Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin

russia-ukraine-citizenship-bill.si

Nguồn: Alexander Etkind, “Russia’s Preemptive Counter-Revolution”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa nước Nga trở lại chế độ độc tài. Từ Điện Kremlin tới Crimea, người dân Nga đang phải đối phó với lòng tham, nỗi kinh hoàng và sự xảo trá của một nhà độc tài, kẻ mà chỉ trong vòng một năm đã loại bỏ hết mọi sự kiểm soát còn lại nào đối với quyền hành của ông ta.

Xét về nhiều khía cạnh, chế độ độc tài của Putin mang tính chất nguyên thủy. Sự độc đoán ấy sinh ra từ những cảm xúc tầm thường hơn là những động lực ý thức hệ thời Xô-viết. Mặc dù Putin đã cố gắng cấy vào đầu dân chúng Nga ham muốn về một đế chế với việc xâm lược Crimea và can thiệp vào miền Đông Ukraine, nhưng những hành động ấy chẳng khác nào bịt mặt ăn cướp nửa đêm; sự vinh quang do chúng đem lại sẽ chẳng tồn tại lâu dài. Continue reading “Đòn ngăn chặn cách mạng từ xa của Putin”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập

putin isolated

Nguồn: Harold James & Domenico Lombardi, “The Global Consequences of Russia’s Isolation“, Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Cuộc khủng hoảng hiện tại của Nga, đặc biệt là sự sụp đổ của đồng rúp, cho thấy sự mong manh không chỉ của nền kinh tế Nga, mà còn của trật tự quốc tế hiện tại và các nền tảng tư duy đương đại về tính bền vững kinh tế và chính trị. Quả thật, cuộc khủng hoảng của Nga chưa từng được cho là sẽ xảy ra – và sự cô lập ngày một tăng của Nga khiến nó ít được hưởng lợi từ cơ chế quản trị toàn cầu hiện nay.

Sau cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (cũng ảnh hưởng tới Nga), các nền kinh tế mới nổi đã quyết tâm tìm hiểu làm thế nào để tránh lặp lại kinh nghiệm đó. Continue reading “Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập”

Sự cô lập không còn đem lại vinh quang

Vladimir Putin, Raul Castro

Nguồn: Dominique Moisi, “Not So Splendid Isolation”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Anh theo đuổi một chính sách được biết đến với cái tên “sự cô lập huy hoàng” vốn thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo nước này đối với việc không tham gia vào các vấn đề quốc tế. Với tiềm năng kinh tế cùng với sức mạnh hải quân vượt trội, Anh Quốc có đủ khả năng để tránh bị vướng vào vấn đề của những nước khác.

Các sự kiện diễn ra gần đây cho thấy rằng sự cô lập thời nay thường là một sai lầm hay một hoàn cảnh không đáng mong muốn bắt nguồn từ những chính sách thất bại. Việc Cuba thoát khỏi sự bao vây cô lập do Hoa Kỳ áp đặt sau hàng thập kỷ là một thắng lợi của đảo quốc này trong khi việc Triều Tiên bị nhiều quốc gia tẩy chay đã và đang đưa đất nước đến gần bờ vực sụp đổ. Continue reading “Sự cô lập không còn đem lại vinh quang”

Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế?

ignatieff_1-071014

Nguồn: Michael Ignatieff, “Are the Authoritarians Winning?”, The New York Review of Books, 2014 Issue, July 10.[1]

Biên dịch và hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, du khách trở về từ nước Ý của Mussolini, nước Nga của Stalin hay nước Đức của Hitler thường ca ngợi lòng nhiệt thành với lý tưởng chung mà họ được chứng kiến tại các quốc gia này. So với tinh thần đó, chế độ dân chủ ở đất nước họ dường như thật yếu đuối, bất lực và hèm kém.

Các nền dân chủ hiện đại cũng đang trải qua một gian đoạn của lòng ghen tị và chán nản (từ phía người dân – ND) như thế. Đối thủ của họ – những nền chính trị chuyên chế lại đang rạng rỡ với niềm tự tin đến kiêu ngạo. Trong thập niên 1930, người phương Tây đến Nga để chiêm ngưỡng các ga tàu điện ngầm của Stalin tại Moscow; ngày nay họ đến Trung Quốc để lên những chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thượng Hải. Continue reading “Phải chăng chủ nghĩa chuyên chế đang thắng thế?”

Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị

Timeline_B

Nguồn: George Friedman, “What the fall of the Wall did not change”, Stratfor, 11/11/2014

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Hai mươi lăm năm trước, một đám đông đầy hân hoan lẫn thịnh nộ đã kéo đổ Bức tường Berlin. Niềm hân hoan trước dấu chấm hết cho sự chia cắt nước Đức và chính quyền chuyên chế. Và cơn thịnh nộ của nhiều thế hệ đã phải sống trong sợ hãi. Một trong những nỗi lo sợ đó chính là sự đàn áp của chế độ cộng sản. Một nỗi sợ khác đến từ nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh – vốn là bóng đen bao phủ châu Âu và nước Đức kể từ năm 1945. Một nỗi sợ thuộc về tinh thần và tư tưởng, trong khi nỗi sợ kia mang tính lý trí và địa – chính trị. Cũng như trong mọi khoảnh khắc chính trị quyết định, nỗi sợ hãi và cơn cuồng nộ, hệ tư tưởng và địa – chính trị, tất cả trộn lẫn vào nhau thành một thứ hỗn hợp gây say. Continue reading “Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị”

Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”

Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?

470593811JM00041_VIOLENCE_E

Nguồn: Micheal McFaul, “Faulty Powers: Who Started the Ukraine Crisis?”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec 2014,  pp. 167-171.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Sự lựa chọn của Moscow

John Mearsheimer (tác giả bài “Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây”) là một  trong những lý thuyết gia nhất quán và có sức thuyết phục nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên lý giải của ông về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang phản ánh những hạn chế của tư duy chính trị thực dụng. Nhánh chủ nghĩa hiện thực của Mearsheimer cùng lắm chỉ giải thích được một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Mỹ trong 30 năm vừa qua. Nó có thể trở nên phi lý và nguy hiểm nếu trở thành một chỉ dẫn cho chính sách – việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp dụng tư duy này đang minh chứng cho điều đó. Continue reading “Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?”

Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc

Vladimir-Putin-shakes-han-011

Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in  nào tôi đã từng xem. Continue reading “Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc”

Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014

USA-immigration

Biên dịch: Lê Xuân Hùng

  1. Thưa các đồng bào Mỹ của tôi, tối nay tôi muốn nói với các bạn về vấn đề nhập cư.
  2. Suốt hơn 200 năm, truyền thống chào đón người nhập cư từ khắp thế giới đã cho chúng ta một lợi thế to lớn trước các quốc gia khác. Điều đó đã giữ cho chúng ta luôn trẻ trung, năng động và tràn đầy tinh thần kinh doanh. Điều đó đã nhào nặn bản sắc của chúng ta như một dân tộc với những tiềm năng vô hạn – một dân tộc không bị níu giữ bởi quá khứ, mà luôn có khả năng tái tạo chính mình theo sự lựa chọn của chúng ta.

Continue reading “Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014”

Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới

shutterstock_170988695

Tác giả: Richard Rosecrance | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Khi cán cân sức mạnh nghiêng về phía những người thiện tâm, mọi sự đều thiên về hướng tốt lành – ngay cả đối với những người Trung Quốc.

Mọi sự tập trung quyền lực quy mô lớn trong chính trị quốc tế tất yếu sẽ sụp đổ, hay ít ra đó là điều đa số các sử gia và các nhà phân tích chính sách theo chủ nghĩa hiện thực coi là minh triết. Bất cứ thế “chênh lệch sức mạnh” nào, dù dưới hình thức các đế quốc ở tầm khu vực hay quốc tế, các vương triều hay những hệ thống bá quyền khác, sớm muộn sẽ thất bại bởi thành công tất yếu của các nỗ lực đối trọng lại. Nếu như thiên nhiên căm ghét sự trống rỗng của chân không thì chính trị quốc tế lại đánh đổ những sự bất cân bằng; các vị bá vương và những kẻ dàn sức quá mức khác luôn gánh chịu những sự trừng phạt đích đáng. Continue reading “Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới”

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

japan-emperor-hiorhito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình. Continue reading “Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito”