15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh

Nguồn: USSR and PRC sign mutual defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Liên Xô và CHND Trung Hoa (PRC), hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới, đã tuyên bố ký một hiệp ước phòng thủ chung.

Đàm phán về hiệp ước đã diễn ra tại Moskva giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, cùng Tổng Bí thư Joseph Stalin và Ngoại trưởng Andrei Vishinsky phía Liên Xô. Các điều khoản của hiệp ước nói rằng Liên Xô sẽ cung cấp một khoản tín dụng 300 triệu USD cho Trung Quốc. Nó cũng đề cập rằng Liên Xô sẽ trao trả cho Trung Quốc quyền kiểm soát một tuyến đường sắt lớn và thành phố Lữ Thuận/ Đại Liên ở Mãn Châu, vốn nằm trong số những phần mà quân Liên Xô chiếm đóng ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Continue reading “15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?

maoalive

Nguồn:Abide with Mao’, The Economist, 10/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Trung Quốc vẫn còn phải chật vật để quên dần vị Lãnh tụ vĩ đại của họ.

Mười tám năm sau cái chết của Mao Trạch Đông (1994), Richard Baum – một nhà Trung Quốc học nổi tiếng – cuối cùng cũng có thể công bố cuốn sách của ông về cải cách tại Trung Quốc, với nhan đề Chôn cất Mao (Burying Mao). Ai mà lại phản đối điều đó? Mục đích cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường của Đặng Tiểu Bình dường như là để đưa Trung Quốc thoát khỏi kỷ nguyên thống trị của Mao, với đầy những bạo lực, thương vong và đau khổ. Thế nhưng, với lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày Mao qua đời diễn ra trong tháng 9 này, một nhà Trung Quốc học giờ đây sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi lựa chọn một tựa sách tương tự. Mao vẫn sống (Mao Unburied) có lẽ mới là nhan đề phù hợp. Continue reading “Tại sao Mao vẫn còn ‘sống’ 40 năm sau khi qua đời?”

Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)

maozedong

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều nhà lãnh đạo “xuất sắc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đóng góp vào Tư tưởng Mao Trạch Đông, chứ không phải riêng mình Chủ tịch Mao. Continue reading “Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?

chinamao

Nguồn: Ian Buruma, “The Second Life of Chairman MaoProject Syndicate, 10/09/2001.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mao Chủ tịch đã chết cách đây hai mươi lăm năm (tính đến năm 2001 – ND). Có thực vậy không nhỉ? Tên của ông vẫn được sùng bái ở các quốc gia cách mạng chậm phát triển như Peru và Nepal. Ở Trung Quốc, ông đã trở thành một biểu tượng văn hóa của một lớp trẻ thành thị ưu tú, những người không có những ký ức về Mao.

Di sản của Mao vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với giới lãnh đạo Đảng hiện nay, những người đã phản bội gần như tất cả mọi thứ mà vị Chủ tịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mao đã trở thành một vị thánh của dân gian. Ảnh của ông trong những khung vàng thường được treo trên gương chiếu hậu của nhiều taxi Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Hồ Nam quê ông. Ở làng Thiều Sơn, nơi Mao sinh ra, bùa hộ mệnh mang khuôn mặt của ông được bán cùng với bùa hộ mệnh có hình Phật hay Lão Tử, những thứ hứa hẹn mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe. Continue reading “Tại sao Mao có ảnh hưởng lâu dài tại Trung Quốc?”

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

mao-communist-snake

Nguồn: Sin‑ming Shaw, “Mao, The False God”, Project Syndicate, 27/06/2005.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có nên tiếp tục treo bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao ở cổng Quảng trường Thiên An Môn? Liệu đảng cầm quyền của Trung Quốc có nên tiếp tục gọi mình là Cộng sản?

Đó không phải là những câu hỏi vô nghĩa. Trừ phi, và cho đến khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời cả hai câu hỏi trên bằng một chữ “Không” đơn giản, thì tay họ sẽ tiếp tục vấy máu còn tính chính danh của họ sẽ tiếp tục bị vấy bẩn. Lý do mà nhiều người Trung Quốc không chấp nhận chế độ cộng sản chính là vì Đảng Cộng sản đã phủ nhận quá khứ, và không hề hối lỗi vì sự tàn bạo của mình. Continue reading “Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc”

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)

mao_zedong

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1, Phần 2

17.

Hỏi: Thế có nghĩa là Mao thành công?

Đáp: Mao cũng nghĩ thế. Ngày 26 tháng Chạp, trong một bài tường thuật về buổi Khánh tiết của Hồng quân tại Bắc Kinh, toàn thể báo chí, như tờ Hồng Kỳ, đều loan tin thắng lợi của Cách mạng Văn hoá. Nhưng những biến cố tiếp sau, chứng tỏ những chống đối còn lâu mới hết.

Mùa thu 1966, một nhóm Hồng Vệ Binh hùng hậu do Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn điều động, tấn công nhiều văn phòng của các nhà chức trách Thượng Hải. Đại diện Đảng và chính quyền, như Thị trưởng Tào Địch Thu và bí thư thứ nhất Ủy ban Thành phố là Trần Phi Hiển đã ứng phó, bằng cách nhượng bước trước yêu sách của Nghiệp đoàn Công nhân để lôi kéo công nhân ủng hộ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)

Mao Tse Toung

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1

8.

Hỏi: Sau khi Nhật đầu hàng, chuyện gì xảy ra?

Đáp: Tháng Tám 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng Mỹ, Mao đi Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của chính quyền Quốc dân Đảng. Mao ở đó tháng rưỡi, để có những cuộc tiếp xúc bí mật với Tưởng về chuyện tiếp tục sự cộng tác, và thành lập chính phủ liên hiệp. Kết quả cuộc nói chuyện được công bố ngày 10 tháng Mười, một Thông cáo Chung ghi những điều kiện duy trì hòa bình giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trong buổi ra mắt công chúng, Mao tỏ tình cảm, bằng cách hô lớn, “Tưởng thủ lãnh Quốc dân Đảng vạn tuế!” Ngay sau đó là một chuỗi những xung đột giữa 2 đảng. Tưởng đưa quân tấn công vào những làng mạc có quân du kích trú đóng. Để cố gắng ngăn ngừa nội chiến có thể bùng ra bất cứ lúc nào, Truman gửi đặc phái viên là George Marshall sang Trung Quốc. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)

mao1

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Lời nói đầu

Bài phỏng vấn “An Appraisal of the political life of Mao Tse-Tung”, đăng trongThe Chinese Communist Party in Power, tr. 380-415, do Rose Connolly thực hiện, tháng Ba, 1977 (đã được Bành Thuật Chi trả lời rồi nhuận sắc trước khi đăng trên Intercontinental Press vào tháng Mười, 1977) chúng tôi dịch ra 28 câu đối đáp sau đây, là một bài hiếm có. Nội dung gồm những phân tích bề trái của những biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc cận đại, và chỉ ra được sức mạnh của sự sùng bái lãnh tụ – vũ khí chính của Mao Trạch Đông – điều khó ngờ tới.

Trong chính trị, đặc biệt là chính trị kiểu Stalin, sự sùng bái lãnh tụ chỉ để đặt quyền lực cá nhân lên trên cùng, rồi che giấu sự thật, đã tiêu diệt cả thù lẫn bạn, cả Tả lẫn Hữu… đưa đến kết quả đã tốn hao bao xương máu, uổng phí cả một cuộc cách mạng tranh đấu cho Dân chủ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P1)”

25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình

Jiang Qing and Mao

Nguồn:Mao’s widow sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 24/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, Giang Thanh, vợ nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, đã bị kết án tử hình vì “các tội phản cách mạng” của bà trong Cách mạng Văn hóa.

Xuất thân là một diễn viên sân khấu và điện ảnh, cuộc hôn nhân của bà với Mao Trạch Đông năm 1939 đã bị nhiều người chỉ trích, do người vợ hai[1] của Mao, Hạ Tử Trân, là một cựu chiến binh nổi tiếng trong Vạn lý Trường chinh, và Mao đã ly dị bà trong khi bà nằm tiều tụy trong một bệnh viện ở Moskva. Vợ cả của Mao, Dương Khai Tuệ, đã bị Quốc Dân Đảng sát hại trong cuộc nội chiến Trung Quốc. Continue reading “25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình”

16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh

Mao-long-march

Nguồn:The Long March,” History.com (truy cập ngày 15/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1934, Hồng quân cộng sản Trung Quốc vượt qua giới tuyến của quân đội Quốc Dân Đảng, bắt đầu một cuộc rút quân lịch sử từ căn cứ bị vây hãm của họ ở miền Đông Nam Trung Quốc. Được biết đến dưới tên gọi “Trường chinh,” cuộc rút lui này kéo dài 368 ngày (có tài liệu tính 370 ngày hoặc hơn) trên hành trình dài hơn 9.000 cây số, gần gấp đôi khoảng cách giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Cuộc nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xô viết Trung Hoa mới thành lập, đặt trụ sở tại tỉnh Giang Tây ở miền Đông Nam Trung Quốc. Từ năm 1930 đến năm 1934, các lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã tiến hành năm chiến dịch bao vây Cộng hòa Xô viết Trung Hoa. Continue reading “16/10/1934: Hồng quân Trung Quốc bắt đầu Vạn lý Trường chinh”

01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa

maozedong

Nguồn:Mao Zedong proclaims People’s Republic of China,” History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tự phong mình là nguyên thủ quốc gia; Chu Ân Lai được chỉ định giữ chức vụ thủ tướng. Tuyên bố độc lập này là cao trào của những năm nội chiến giữa các lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, người được hỗ trợ tiền bạc và vũ khí từ chính phủ Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc, đất nước lớn nhất ở châu Á, rơi vào tay cộng sản là một đòn đau đối với Hoa Kỳ, vốn vẫn đang choáng váng trước vụ thử hạt nhân của Liên Xô một tháng trước đó.[1]

Trước khi diễn ra sự kiện này, các quan chức trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Harry S. Truman đã cố gắng chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước điều tồi tệ nhất khi họ công bố một bản “sách trắng” vào tháng 8 năm 1949. Bản báo cáo cho rằng chế độ của Tưởng Giới Thạch đã quá mục nát, thiếu hiệu quả, và không được lòng dân đến nỗi Hoa Kỳ có viện trợ nhiều đến đâu cũng không thể cứu vãn được nữa. Continue reading “01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa

Mao_89906934_177359c

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 9/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Mao Trạch Đông là lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc và là người lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là người chịu trách nhiệm cho các chính sách thảm họa: ‘Đại nhảy vọt’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong một gia đình làm nghề nông ở làng Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sau khi học sư phạm, ông tới Bắc Kinh làm việc trong thư viện của trường đại học. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu đọc các tài liệu của chủ nghĩa Marx. Năm 1921, Mao trở thành một trong những thành viên sáng lập nên Đảng Cộng sản Trung Quốc và lập một đảng bộ tại Hồ Nam. Năm 1923, Quốc dân đảng liên minh với Đảng Cộng sản để đánh bại các lãnh chúa đang kiểm soát phần lớn miền bắc Trung Quốc. Đến năm 1927, lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tiến hành một cuộc thanh trừng chống cộng. Continue reading “Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)

Mao-Zedong_2705376b

Tác giả: Lí Lị & Hàn Đức Cường | Biên dịch: Nguyên Hải

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Nhân dịp lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm (về Mao Trạch Đông) hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc, một là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan] và một là Hàn Đức Cường [Han Deqiang] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Hai bài phỏng vấn đăng vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Hàn Đức Cường.

Hàn Đức Cường  là giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà kinh tế không thuộc dòng chính của Trung Quốc, cũng là một trong những nhà sáng lập trang mạng phái tả nổi tiếng ở Trung Quốc “Miền quê hư ảo” [Wu you zhi xiang]. Trong giới tư tưởng Trung Quốc hiện nay, Hàn Đức Cường hoạt động rất sôi nổi, tự xưng “không phải là người theo chủ nghĩa Mác-Lê, mà là người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)”

Mao Trạch Đông ngàn năm công tội

e13-859

Tác giả: Tân Tử Lăng | Biên dịch: TTXVN

Cùng bạn đọc

Cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.

Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá. Continue reading “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Chairman_Mao

Tác giả: Lí Lị & Chương Lập Phàm | Biên dịch: Nguyên Hải

Ngày 26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông. Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tiến hành chỉnh sửa tác phong của Đảng, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh “Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông; bỏ thì sẽ mất gốc v.v…”; trong công tác lãnh đạo của ông thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao. Dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.

Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Đại cách mạng Văn hóa; từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã dần dần bị xóa bỏ. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)”