04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước

Nguồn: Germany telegraphs President Wilson seeking armistice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, Thủ tướng Đức Max von Baden, được Hoàng đế Wilhelm II bổ nhiệm ba ngày trước đó, đã gửi một bức điện đến chính quyền Tổng thống Woodrow Wilson ở Washington, D.C., nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến giữa Đức và phe Hiệp Ước trong Thế chiến I.

Cuối tháng 09/1918, phe Hiệp Ước đã “hồi sinh” mạnh mẽ ở Mặt trận phía Tây, đảo ngược những thắng lợi từ cuộc tấn công lớn của Đức vào mùa xuân trước đó, đồng thời khiến quân Đức ở miền đông Pháp và miền tây Bỉ phải lui về hàng thủ cuối cùng – Phòng tuyến Hindenburg. Continue reading “04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước”

01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức

Nguồn: Crisis in Germany, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, lúc 4 giờ sáng, Max von Baden đến Berlin để nhậm chức thủ tướng mới của Đức sau khi xung đột giữa quân đội Đức và lãnh đạo chính phủ khiến người tiền nhiệm của ông, Georg von Hertling, từ chức.

Mặc dù phe Đồng minh đã phá vỡ Phòng tuyến Hindenburg – khu vực phòng thủ được gia cố vững chắc và được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng của quân Đức trên Mặt trận phía Tây – vào những ngày cuối cùng của tháng 09 năm 1918, các lực lượng Đức nhìn chung vẫn tiếp tục cố thủ. Tuy nhiên, tin tức về việc đồng minh của Đức là Bulgaria đã được trao cho một thỏa thuận đình chiến đã khiến chỉ huy Tổng cục Hậu cần Đức Erich Ludendorff mất đi tinh thần một thời gang thép của mình. Continue reading “01/10/1918: Khủng hoảng ở Đức”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”