11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar

Nguồn: Harold James, “Ten Weimar Lessons”, Project Syndicate, 02/05/2018.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, người Đức luôn lo sợ khi nhìn về quá khứ sụp đổ của Cộng hòa Weimar vào đầu thập niên 1930 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nền dân chủ của thế giới đang gặp khó khăn gia tăng và chủ nghĩa chuyên chế đang nổi lên, những bài học của thời kỳ đó cũng nên được những nước khác lưu tâm.

Trước tiên, các cú sốc kinh tế – chẳng hạn như các vòng xoáy lạm phát, suy thoái và các cuộc khủng hoảng ngân hàng… – luôn luôn là thách thức đối với tất cả các chính phủ ở mọi nơi. Sự mất an ninh và khó khăn về kinh tế khiến người dân tin rằng bất kỳ chế độ nào cũng sẽ tốt hơn chế độ hiện tại. Đó không chỉ là một bài học hiển nhiên được rút ra từ những tháng năm của Cộng hòa Weimar, mà còn là bài học mà đại bộ phận các nghiên cứu về logic kinh tế của dân chủ đã chỉ ra. Continue reading “Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar”