18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ

Nguồn: The Tri-State Tornado, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1925, trận lốc xoáy tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ đã đi qua miền đông Missouri, miền nam Illinois, và miền nam Indiana, giết chết 695 người, làm bị thương khoảng 13.000 người, và gây thiệt hại tài sản lên đến 17 triệu USD. Được biết đến với cái tên “Lốc xoáy Ba Bang”, cơn lốc chết người này đã từ Ellington, Missouri di chuyển theo hướng đông bắc, nhưng miền nam Illinois mới là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn 500 trong tổng số 695 người thiệt mạng sống ở miền nam Illinois, bao gồm 234 người ở Murphysboro và 127 người ở Tây Frankfort. Continue reading “18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ”

18/03/1937: Nổ khí đốt tự nhiên khiến gần 300 người Texas thiệt mạng

Nguồn: Natural gas explosion kills nearly 300 at Texas school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, gần 300 học sinh ở Texas đã thiệt mạng khi một vụ nổ khí đốt tự nhiên xảy ra tại trường học.

Trường Hợp Nhất New London (Consolidated School of New London, Texas) nằm giữa một mỏ dầu và khí tự nhiên rộng lớn. Khu vực này có hơn 10.000 dàn khoan dầu, 11 trong số đó nằm ngay trên sân trường. Ngôi trường chỉ mới được xây dựng vào những năm 1930 với giá gần 1 triệu đô la và ngay từ khi thành lập, trường đã mua khí tự nhiên từ hãng Union Gas để phục vụ nhu cầu năng lượng của mình. Hóa đơn khí đốt tự nhiên của trường trung bình khoảng 300 đô la/tháng; tuy nhiên, các nhân viên của trường đã quyết định tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các đường ống khí ướt do Công ty Parade Oil điều hành nằm gần trường. Khí ướt là một loại khí kém ổn định và có nhiều tạp chất hơn so với khí tự nhiên thông thường. Vào thời điểm đó, việc những người sống gần các mỏ dầu sử dụng loại khí này không phải là chuyện hiếm. Continue reading “18/03/1937: Nổ khí đốt tự nhiên khiến gần 300 người Texas thiệt mạng”

18/03/1766: Quốc hội Anh bãi bỏ Đạo luật Tem thuế

Nguồn: Parliament repeals the Stamp Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1766, sau bốn tháng diễn ra biểu tình trên khắp nước Mỹ, Quốc hội Anh đã bãi bỏ Đạo luật Tem thuế (Stamp Act) – một biện pháp đánh thuế được ban hành nhằm tăng ngân sách cho quân thường trú Anh tại Mỹ.

Được thông qua vào ngày 22/03/1765, Đạo luật Tem thuế đã dẫn đến sự nổi dậy ở các thuộc địa về vấn đề phải đóng thuế mà không có đại diện trong Quốc hội Anh – nguyên nhân chính của cuộc Cách mạng. Được ban hành vào tháng 11/1765, đạo luật gây tranh cãi này đã buộc người dân thuộc địa phải mua tem của Anh cho mỗi giấy tờ chính thức mà họ được chính quyền cấp. Trên con tem là hình một Đóa hồng nhà Tudor được viền quanh bởi từ America và cụm từ tiếng Pháp Honi soit qui mal y pense – “Hổ thẹn thay cho kẻ có ý nghĩ xấu xa.” Continue reading “18/03/1766: Quốc hội Anh bãi bỏ Đạo luật Tem thuế”

18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục

_74431482_china_pla_beach_g

Nguồn:Nationalist Chinese forces invade mainland China,” History.com (truy cập ngày 17/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc đột kích bất ngờ vào đất nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lực lượng quân sự của chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã xâm nhập vào đại lục và kiểm soát thị trấn Tùng Môn. Do Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tấn công này, nó dẫn đến những căng thẳng trầm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục.

Tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, đã tuyên bố chiến thắng trước chính phủ Quốc Dân Đảng và chính thức thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội, chính trị gia, và những người ủng hộ Quốc Dân Đảng phải rời bỏ đất nước và nhiều người trong số đó tới Đài Loan, một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Continue reading “18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục”