23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

23/08/1927: Sacco và Vanzetti bị xử tử

Nguồn: Sacco and Vanzetti executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1927, bất chấp các cuộc biểu tình trên toàn thế giới nhằm ủng hộ sự vô tội của họ, hai người vô chính phủ gốc Ý Nicola Sacco và Bartolomeo Vanzetti vẫn bị xử tử vì cáo buộc giết người.

Ngày 15/04/1920, một nhân viên phụ trách tiền lương làm việc cho một công ty giày ở South Braintree, Massachusetts, đã bị bắn chết cùng với vệ sĩ của mình. Những kẻ giết người, được mô tả là hai người đàn ông Ý, đã trốn thoát với số tiền hơn 15.000 USD. Sau khi đến một garage để nhận lại chiếc xe mà cảnh sát cho là có liên quan đến tội ác, Sacco và Vanzetti đã bị bắt và bị buộc tội. Dù cả hai người đều mang súng và  khai man khi bị bắt nhưng cả hai đều không có tiền án tiền sự. Ngày 14/07/1921, họ bị đưa ra tòa và phải chịu án tử hình. Continue reading “23/08/1927: Sacco và Vanzetti bị xử tử”

23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn:The Hitler-Stalin Pact,” History.com (truy cập ngày 22/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ.

Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem liệu nước này nên can thiệp tới đâu nếu như Hitler mở rộng cuộc xâm lược của Đức. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ban đầu thờ ơ trước việc Hitler thôn tín Sudetenland, vùng đất có nhiều người dân nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, nay đột nhiên nhận thức được tình hình khi Ba Lan bị đe dọa. Continue reading “23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm”