30/09/1776: George Washington phàn nàn về lực lượng dân quân

Nguồn: General George Washington complains about his militia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một lá thư gửi cho cháu trai của mình, Lund Washington, quản lý đồn điền ở Mount Vernon, Tướng George Washington đã viết về sự bất bình của ông đối với các hành vi vô kỷ luật và thành tích chiến trường kém cỏi của lực lượng dân quân Mỹ. Washington đổ lỗi rằng sự phụ thuộc của phe Ái Quốc vào lực lượng dân quân là nguyên nhân chính khiến ông để mất Long Island và Manhattan vào tay người Anh. Continue reading “30/09/1776: George Washington phàn nàn về lực lượng dân quân”

30/09/1918: Tổng thống Wilson ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ

Nguồn: President Woodrow Wilson speaks in favor of female suffrage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Tổng thống Woodrow Wilson đã có bài phát biểu trước Quốc Hội ủng hộ việc trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Mặc dù Hạ viện Mỹ khi đó đã thông qua Tu chính án thứ 19 nhằm trao cho phụ nữ quyền bầu cử, nhưng Thượng viện vẫn chưa tiến hành bỏ phiếu về văn bản này.

Wilson thực ra đã có thái độ khá nửa vời đối với quyền bầu cử của phụ nữ trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của mình (1913-1917). Năm 1917, ông bị chỉ trích bởi nhóm phụ nữ biểu tình ngay bên ngoài Nhà Trắng, những người nói rằng ông chỉ “đãi bôi” chứ không hành động. Biểu tình đã lên đến đỉnh điểm khi một số phụ nữ bị bắt giữ, bỏ tù và tuyệt thực. Continue reading “30/09/1918: Tổng thống Wilson ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ”

30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ

Nguồn: Wyoming legislators write the first state constitution to grant women the vote, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1889, hội nghị toàn bang Wyoming đã thông qua hiến pháp với một điều khoản cho phép phụ nữ được quyền bầu cử. Chính thức gia nhập liên bang Hoa Kỳ vào năm 1890, Wyoming đã trở thành bang đầu tiên trong lịch sử nước này cho phép công dân nữ của mình bỏ phiếu.

Việc Wyoming – một tiểu bang miền tây xa xôi – trở thành nơi đầu tiên chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ là một điều bất ngờ. Các nhà vận động hàng đầu như Susan B. Anthony và Elizabeth Cady Stanton là công dân của các bang phía Đông, và họ cho rằng bang của mình – vốn tiến bộ hơn – sẽ là một trong những bang đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động vì quyền bầu cử bình đẳng. Tuy nhiên, người dân và các chính trị gia của ngày càng nhiều bang phía Tây lại tỏ ra ủng hộ hơn so với các bang phía Đông. Continue reading “30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ”

30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động

Nguồn: USS Nautilus—world’s first nuclear submarine—is commissionedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, USS Nautilus, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động.

Tàu USS Nautilus được chế tạo dưới sự chỉ huy của Đại tá Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển động cơ tàu thuyền sử dụng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động”

30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký

München-1938

Nguồn:Munich Pact signed,” History.com (truy cập ngày 29/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier đã ký Hiệp ước Munich với nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler. Thỏa thuận này đã ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh nhưng lại để mặc cho Đức xâm lược Tiệp Khắc.

Mùa xuân năm 1938, Hitler bắt đầu công khai ủng hộ những đòi hỏi của cư dân nói tiếng Đức sống trong vùng Sudeten của Tiệp Khắc về một mối quan hệ gần gũi hơn với Đức. Trước đó ít lâu Hitler đã sáp nhập Áo vào Đức, và chinh phục Tiệp Khắc là bước tiếp theo trong kế hoạch của ông nhằm tạo ra một đế quốc “Đại Đức.” Chính phủ Tiệp Khắc hy vọng Anh và Pháp sẽ hỗ trợ cho họ nếu Đức xâm lược, nhưng Thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại đang có ý định ngăn chặn chiến tranh. Ông đã có hai chuyến đi tới Đức trong tháng 9 và đề nghị những thỏa thuận có lợi cho Hitler, nhưng Quốc trưởng Đức vẫn kiên quyết với những đòi hỏi của mình. Continue reading “30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký”