31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’

Nguồn: Abigail Adams urges husband to “remember the ladies”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một bức thư viết cho chồng, John Adams, Abigail Adams đã kêu gọi ông và các thành viên khác của Quốc hội Lục địa đừng lãng quên những người phụ nữ của đất nước, trong lúc đấu tranh giúp Mỹ giành độc lập khỏi Vương quốc Anh.

Đệ nhất Phu nhân tương lai đã viết: “Em hy vọng rằng anh đã tuyên bố độc lập. Và, nhân tiện, trong bộ luật mới mà em cho rằng anh sẽ là người soạn thảo, em mong anh sẽ nhớ đến những người phụ nữ, hãy rộng lượng và thoải mái với họ hơn những gì tổ tiên anh đã làm. Đừng để quyền lực vô hạn đó rơi vào tay các ông chồng. Hãy nhớ rằng, mọi đàn ông sẽ trở thành bạo chúa nếu họ có thể. Nếu phụ nữ không được quan tâm và chú ý đặc biệt, chúng em sẽ quyết tâm kích động một cuộc nổi loạn, và sẽ không tự ràng buộc mình bởi bất kỳ luật nào mà phụ nữ không có tiếng nói hoặc không được đại diện.” Đọc tiếp “31/03/1776: Abigail Adams kêu gọi chồng ‘hãy nhớ đến những người phụ nữ’”

03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh

Nguồn: Congress authorizes privateers to attack British vessels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, vì không có đủ kinh phí để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, Quốc hội Lục địa đã quyết định cho phép tư nhân được tấn công bất kỳ tàu Anh nào mà họ gặp phải.

Trong một dự luật được ký bởi chủ tịch John Hancock, Quốc hội Lục địa đã ban hành “Hướng dẫn cho Chỉ huy các Tàu Tư nhân hoặc Tàu Chiến có Giấy phép Chặn bắt được chiếm giữ các tàu và hàng hóa của Anh”. Giấy phép Chặn bắt (Letters of Marque and Reprisal) là văn bản chính thức mà các chính phủ thế kỷ 18 dùng để ủy quyền cho các tàu thương mại tư nhân (privateers), thay mặt họ tấn công các tàu mang cờ của nước thù địch. Bất kỳ hàng hóa nào mà tàu tư nhân đó chiếm được sẽ được đem chia cho chủ tàu và chính phủ ban hành Giấy phép Chặn bắt. Đọc tiếp “03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh”

14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh

Nguồn: Alexander Hamilton is named captain of artillery company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Alexander Hamilton đã nhận nhiệm vụ trở thành người đứng đầu một đại đội pháo binh ở New York. Trong suốt phần còn lại của năm 1776, Đại úy Hamilton đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba khi ông chỉ đạo đại đội pháo binh của mình trong một số trận chiến trong và xung quanh Thành phố New York. Sang tháng 03/1777, tài năng của Hamilton đã thu hút sự chú ý của Tướng George Washington và ông được phong hàm Trung tá kiêm trợ lý riêng cho Tướng Washington trong Quân đội Lục địa.

Sau khi phục vụ dưới quyền Washington suốt 4 năm, Hamilton từ chức vào tháng 02/1781 sau một cuộc tranh cãi với vị tướng, nhưng vẫn tiếp tục ở lại trong quân đội. Tháng 7/1781, Hamilton đảm nhận vị trí chỉ huy một trung đoàn quân New York và đã thể hiện xuất sắc trong Trận Yorktown vào mùa thu năm đó. Đọc tiếp “14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh”

02/03/1776: Quân đội lục địa bao vây thành phố Boston

Nguồn: The Siege of Boston, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trước khi Quân đội Lục địa chiếm Dorchester Heights, Massachusetts, Tướng George Washington đã ra lệnh cho lực lượng pháo binh Mỹ bắt đầu bắn phá Boston từ vị trí của họ tại Lechmere Point, phía tây bắc trung tâm thành phố.

Sau hai ngày bắn phá liên tục, Chuẩn tướng Mỹ John Thomas đã điều 2.000 quân, cùng đại bác và pháo binh, đến phía nam Boston tại Dorchester Heights. 56 khẩu pháo tham gia vào đợt tấn công này là đều do Trung tá Benedict Arnold và Ethan Allen cùng đội quân Green Mountain Boys chiếm được ở Ticonderoga, New York, sau đó đã được Đại tá Pháo binh Henry Knox chuyển đến Boston vào mùa đông trước. Đọc tiếp “02/03/1776: Quân đội lục địa bao vây thành phố Boston”

09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’

Nguồn: Thomas Paine publishes “Common Sense”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào này năm 1776, nhà văn Thomas Paine đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ “Common Sense” (Lẽ Thường), trong đó đưa ra những lập luận ủng hộ nền độc lập của Mỹ. Dù ngày nay ít còn được sử dụng, các cuốn sách nhỏ này là một phương tiện tuyên truyền ý tưởng quan trọng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Ban đầu được xuất bản dưới dạng ẩn danh, “Common Sense” kêu gọi các thuộc địa của Mỹ đứng lên giành độc lập khỏi Anh Quốc và được coi là một trong những cuốn sách tuyên truyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thành công trong việc hợp nhất dân thường và giới lãnh đạo chính trị cùng ủng hộ ý tưởng độc lập, “Common Sense” đóng một vai trò đáng kể trong việc biến chiến tranh thuộc địa trở thành Cách mạng Mỹ. Đọc tiếp “09/01/1776: Thomas Paine xuất bản cuốn ‘Common Sense’”

02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory

Nguồn: Congress publishes the Tory Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã công bố nghị quyết “Đạo luật Tory,” trong đó hướng dẫn các thuộc địa cách giải quyết những người Mỹ vẫn trung thành với Anh Quốc và Vua George.

Đạo luật kêu gọi các ủy ban thuộc địa giáo dục lại những người “trung thực và có ý tốt, nhưng thiếu hiểu biết” bằng cách khai sáng cho họ về “nguồn gốc, bản chất và mức độ của cuộc tranh cãi hiện nay.” Quốc hội vẫn “hoàn toàn tin tưởng rằng các quyền tự do và đặc quyền cổ xưa của chúng ta càng được kiểm tra kỹ càng, thì sự phản đối hiện nay của chúng ta đối với chính quyền chuyên chế sẽ càng trở nên chính đáng và cần thiết.” Đọc tiếp “02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory”

31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn: King George III speaks for first time since American independence declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong bài phát biểu đầu tiên trước Nghị viện Anh kể từ khi các nhà lãnh đạo Cách mạng Mỹ cùng nhau ký Tuyên ngôn Độc lập trong mùa hè năm đó, Vua George III thừa nhận rằng tình hình đã không suôn sẻ cho nước Anh trong cuộc chiến với thuộc địa của mình.

Trong bài phát biểu của mình, nhà vua nói về việc ký Tuyên ngôn Độc lập của các nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ, rằng “chính bởi thói liều lĩnh của các nhà lãnh đạo này, những người luôn ham muốn sự thống trị và quyền lực, đã khiến họ công khai từ bỏ tất cả lòng trung thành với hoàng gia, cũng như tất cả các mối liên hệ chính trị với chính quốc.” Đọc tiếp “31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập”

10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ

Nguồn: Nathan Hale volunteers to spy behind British lines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1776, Tướng George Washington đã kêu gọi một tình nguyện viên tham gia một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm: thu thập thông tin tình báo đằng sau chiến tuyến của kẻ thù trước Trận Harlem Heights sắp tới. Đại úy Nathan Hale, thuộc Trung đoàn 19 của Quân đội Lục địa, đã bước lên và sau đó trở thành một trong những điệp viên người Mỹ đầu tiên được biết đến trong thời kỳ Cách mạng Mỹ.

Cải trang thành một thầy giáo người Hà Lan, Hale – được đào tạo tại Đại học Yale – đã thành công trong việc lẻn vào phòng tuyến của Anh ở Long Island, thu thập nhiều thông tin về các đợt chuyển quân của Anh trong vài tuần tiếp theo. Trong khi Hale ở sau chiến tuyến của kẻ thù, người Anh đã xâm chiếm đảo Manhattan; họ giành được quyền kiểm soát thành phố vào ngày 15/09/1776. Đọc tiếp “10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ”

30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe

Nguồn: Washington refuses Howe’s letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington đã giải trình trước Hội nghị New York ba lý do giải thích việc quân Mỹ rút lui khỏi Long Island. Cùng ngày hôm đó, ông từ chối lá thư hòa giải thứ hai của Tướng William Howe của Anh.

Khi Howe và lực lượng vượt trội của Anh đổ bộ vào Long Island, họ đã khiến Quân đội Lục địa phải chịu thất bại nhục nhã trong trận Brooklyn Heights vào ngày 27/08, Washington đưa ra những lý do cho quyết định rút lui của mình: sự cần thiết phải hợp nhất lực lượng, sự mệt mỏi rã rời của lính Mỹ, và tình trạng thiếu nơi trú ẩn thích hợp trước thời tiết khắc nghiệt. Đọc tiếp “30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe”

29/06/1776: Đại diện của Nam Carolina phản đối độc lập khỏi Anh

Nguồn: South Carolina’s Edward Rutledge opposes independence, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, Edward Rutledge – một trong những đại diện của Nam Carolina tại Quốc hội Lục địa ở Philadelphia – đã thể hiện sự miễn cưỡng của mình đối với việc tuyên bố độc lập khỏi Anh trong một lá thư gửi John Jay, đại diện của New York có cùng quan điểm với ông.

Trái ngược với đa số các thành viên Quốc hội, Rutledge muốn kiên nhẫn đối với việc tuyên bố độc lập. Trong lá thư gửi Jay, một trong các đại diện của New York và cũng là người không ủng hộ việc đưa ra tuyên bố vội vã, Rutledge đã bày tỏ lo lắng rằng liệu những người ôn hòa như ông hay Jay có thể “phản đối một cách hiệu quả” quyết định độc lập hay không. Do có công việc gấp tại New York nên Jay đã không thể có mặt để tranh luận. Vì thế, Rutledge đã viết lại những ý kiến của ông. Đọc tiếp “29/06/1776: Đại diện của Nam Carolina phản đối độc lập khỏi Anh”

12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ

Nguồn: Public Notice urges recognition of “humane ladies,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tại Baltimore, Maryland, một thông báo đã xuất hiện trên các tờ báo địa phương công nhận sự hy sinh của phụ nữ vì sự nghiệp cách mạng. Thông báo kêu gọi mọi người thừa nhận những đóng góp của phụ nữ, đồng thời tuyên bố rằng, “Sự cần thiết phải chăm sóc chu đáo tất cả những người có thể bị thương vì sự nghiệp của đất nước, thúc giục chúng ta vinh danh những người phụ nữ nhân đạo, những người sẵn lòng trao cho chúng ta vải vụn và ga giường cũ để làm gạc băng bó.”

Trên chiến trường cũng như ở hậu phương, phụ nữ vẫn luôn hỗ trợ sự nghiệp cách mạng bằng công việc điều dưỡng. Nhưng quyên góp băng gạc và đôi khi giúp sử dụng chúng chỉ là một trong các hình thức hỗ trợ của phụ nữ Mỹ. Từ những ngày biểu tình chống thuế Anh, sự đồng tâm và góp sức của phụ nữ đã luôn rất quan trọng đối với thành công của cách mạng. Đọc tiếp “12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ”

25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware

Nguồn: Washington crosses the Delaware, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Cách mạng Mỹ, Tướng của phe Ái quốc George Washington đã cùng 5.400 binh sĩ vượt Sông Delaware với hi vọng sẽ làm bất ngờ lực lượng đánh thuê người Đức của Anh đang đón Giáng sinh tại tổng hành dinh mùa đông của họ tại Trenton, New Jersey. Cuộc tấn công bất ngờ này diễn ra sau nhiều tháng quân đội Washington chịu những thất bại lớn, dẫn đến việc mất New York và các địa điểm mang tính chiến lược khác.

Vào khoảng 11 giờ đêm Giáng sinh, quân đội Washington bắt đầu băng qua dòng sông đã đóng băng một nửa từ ba địa điểm. 2.400 binh sĩ do Washington chỉ huy đã vượt sông thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để sang bờ New Jersey của sông Delaware trước bình minh. Hai sư đoàn khác với khoảng 3.000 người cùng pháo binh chủ chốt đã không đến được điểm hẹn vào thời gian đã định. Đọc tiếp “25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware”

19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’

Nguồn: Thomas Paine publishes American Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Đây là khoảng thời gian thử thách linh hồn con người; trong cuộc khủng hoảng này, những chiến binh mùa hè và những người ái quốc tỏa ánh dương sẽ ngã xuống khi phụng sự đất nước; nhưng những ai đứng vững trong lúc này đều xứng đáng với tình yêu và lòng biết ơn của mọi người dân. Chế độ chuyên chế, giống như địa ngục, không dễ bị chinh phục; tuy nhiên, chúng ta có niềm an ủi này bên mình, rằng xung đột càng khó khăn, chiến thắng càng vinh quang.”

Khi những từ này lần đầu tiên xuất hiện trên Pennsylvania Journal, quân đội của Tướng George Washington đã bị chặn tại Phà McKonkey, trên sông Delaware đối diện Trenton, New Jersey. Tháng 08, họ đã phải chịu thất bại nhục nhã và để mất thành phố New York vào tay người Anh. Từ tháng 9 đến tháng 12, 11.000 lính tình nguyện Mỹ đã từ bỏ cuộc chiến và trở về với gia đình. Đọc tiếp “19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’”

07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: World’s first submarine attack, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, tàu lặn Turtle của Mỹ đã cố gắng gắn một quả bom hẹn giờ vào thân tàu của Đô đốc người Anh Richard Howe, soái hạm Eagle, đang đậu ở cảng New York. Đó là lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh.

Tàu ngầm được chế tạo lần đầu tiên bởi nhà phát minh người Hà Lan Cornelius van Drebel vào đầu thế kỷ 17, nhưng phải đến 150 năm sau, chúng mới được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh hải quân. David Bushnell, một nhà phát minh người Mỹ, đã bắt đầu chế tạo mìn đặt dưới nước khi còn là sinh viên tại Đại học Yale. Cho rằng tàu ngầm sẽ là phương tiện tốt nhất để chuyên chở vũ khí của mình trong chiến tranh, ông đã chế tạo một chiếc tàu lặn bằng gỗ dài 2,43m – đặt tên là Turtle (Rùa) theo hình dạng của nó. Đủ lớn để chứa một người điều khiển, con tàu hoàn toàn chạy bằng tay, sử dụng chấn lưu bằng chì để giữ cân bằng. Đọc tiếp “07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử”

04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights

Nguồn: American forces occupy Dorchester Heights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, dưới sự yểm trợ của pháo binh Hoa Kỳ, Đại tá John Thomas đã mang theo 2.000 lính, đại bác và pháo binh vào vị trí tại Dorchester Heights, ngay phía nam Boston. Theo lệnh của Tướng George Washington, Thomas và binh sĩ của ông đã làm việc suốt đêm để đào hào, bố trí các khẩu pháo và hoàn thành việc chiếm đóng Dorchester Heights.

Khẩu đại bác đã hỗ trợ cho những nỗ lực của Thomas được mang đến bởi Trung tá Benedict Arnold và Ethan Allen cùng với lực lượng Green Mountain Boys của ông tại Pháo đài Ticonderoga vào ngày 10 tháng 5 năm 1775. Đại tá Henry Knox sau đó đã mang khẩu đại bác cùng thuốc súng đến Boston xuyên qua băng tuyết mùa đông để Washington và Thomas kịp thời sử dụng chúng trong cuộc giao chiến tại Dorchester Heights. Đọc tiếp “04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Đọc tiếp “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia

Nguồn: General Lee recognizes Georgia’s value, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, tướng Mỹ Charles Lee thông báo với Quốc hội rằng Georgia có giá trị hơn so với hoài nghi ban đầu của ông. Lee lập luận rằng khí hậu ôn hòa, các vụ mùa lúa, các bến cảng và các con sông, đàn gia súc và vị trí liền kề với khu vực Tây Ấn là lý do buộc phải giữ cho bang này không rơi vào tay kẻ thù. Để bảo vệ Georgia, Lee đề nghị Quân đội Lục địa phân bổ quân tiếp viện bổ sung cho bang này. Đọc tiếp “24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia”

17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh

Nguồn: Congress learns of war of words, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã được biết tin Tướng George Washington từ chối chấp nhận một công văn từ Tướng Anh William Howe và anh trai của ông, Đô đốc Richard Viscount Howe, trong đó cả hai yêu cầu đàm phán hòa bình, chỉ bởi vì nó đã không sử dụng danh hiệu “Tướng” để chỉ Washington. Quốc Hội tuyên bố rằng vị Tổng Tư lệnh đã hành động “đúng với phẩm chất và cương vị của ông,” đồng thời chỉ đạo tất cả các tướng lĩnh Mỹ khác cũng chỉ nhận những bức thư “trong đó sử dụng các danh hiệu tương xứng với họ.”

Anh em nhà Howe đã tập hợp một lực lượng người châu Âu lớn nhất từ trước tới nay tới đổ bộ lên châu Mỹ, tại Đảo Staten, New York, trong khi Quốc Hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia, Pennsylvania vào đầu tháng 07/1776. Tổng Tư lệnh Quân đội Lục địa, Tướng George Washington, đã dành mùa xuân năm 1776 để cùng 19.000 lính của mình hành quân từ Boston đến New York, nơi họ sẽ đối đầu với 30.000 lính của anh em nhà Howe. Đọc tiếp “17/07/1776: Quốc hội ủng hộ Washington trong tranh cãi về chức danh”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Đọc tiếp “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”

04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn:U.S. declares independence,” History.com (truy cập ngày 04/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1776, ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, Quốc hội Lục địa đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nền độc lập của Hoa Kỳ tách biệt với Vương quốc Anh và quốc vương của nó. Bản tuyên ngôn này được đưa ra 442 ngày sau khi loạt súng đầu tiên của Cách mạng Mỹ nổ ra ở Lexington và Concord ở Massachusetts và đánh dấu sự mở rộng về mặt tư tưởng của cuộc xung đột mà cuối cùng đã khuyến khích sự can thiệp của Pháp dưới danh nghĩa những Người yêu nước (Patriots).

Sự phản đối lớn đầu tiên của người Mỹ đối với chính sách của Anh Quốc xuất hiện vào năm 1765 sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Tem phiếu, một biện pháp đánh thuế để tăng nguồn thu cho quân đội Anh đang đồn trú tại Mỹ. Dưới khẩu hiệu “không có đại biểu (trong Quốc hội Anh) thì không trả thuế,” các cư dân của thuộc địa Mỹ đã triệu tập Đại hội Đạo luật Tem phiếu vào tháng 10 năm 1765 để cất tiếng nói phản đối việc đánh thuế. Sau khi Đạo luật có hiệu lực vào tháng 11, hầu hết người dân đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Anh Quốc, cùng với đó là một số cuộc tấn công có tổ chức nhằm vào cơ quan hải quan và nhà ở của những người thu thuế. Sau khi biểu tình kéo dài nhiều tháng ở các thuộc địa, Quốc hội đã biểu quyết để bãi bỏ Đạo luật Tem phiếu vào tháng 3 năm 1766. Đọc tiếp “04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập”