Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có thể bạn cho rằng việc Nga xâm chiếm Ukraine là một chiến dịch quân sự được lên kế hoạch công phu, là cơ hội để Tổng thống Putin thể hiện sự cứng rắn và trí tuệ của mình. Thế nhưng bạn đã nhầm rồi. Tờ “The Times” [Anh Quốc] có đăng bài của một chuyên gia gián điệp Anh, gọi việc Nga xâm lược Ukraine là “thất bại tình báo lớn nhất” của Putin và là một “thảm họa tình báo” đối với cơ quan tình báo của ông. Tác giả bài báo cũng tiết lộ rằng các hoạt động gián điệp của Nga ở châu Âu đã giảm bớt một nửa và nhiều điệp viên “bất hợp pháp”của Nga tại Brazil, Hy Lạp, Na Uy và các nước khác đã bị lộ. Continue reading “Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo”

Yevgeny Prigozhin tử nạn, tương lai của Wagner sẽ ra sao?

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tối 23 tháng 8 giờ địa phương, Cơ quan Vận tải hàng không Nga Rosaviatsia phát tin xác nhận Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tổ chức Wagner – Tập đoàn quân sự tư nhân Nga, đã gặp nạn trong sự cố máy bay rơi xảy ra cùng ngày. Đài Truyền hình Al Jazeera ngày 24 trích dẫn tin của Thông tấn xã Đức cho biết một nhân vật thạo tin nói với Đài Truyền hình Nga Tsargrad rằng thi thể của Yevgeny Prigozhin đã được bước đầu xác nhận, nhưng việc phân tích DNA còn đang tiến hành. Continue reading “Yevgeny Prigozhin tử nạn, tương lai của Wagner sẽ ra sao?”

Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?

Nguồn: Thời báo Chứng khoán (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là bài viết có tựa đề “Người giàu nhất Việt Nam + con trai Vua Cờ bạc Macau, “Cơn lốc điên cuồng” chế tạo xe hơi! Ngày đầu tiên công ty lên sàn đã có giá trị thị trường vượt qua Mercedes – Benz”, đăng trên Thời báo Chứng khoán (Securities Times) ngày 16/8/2023. Thời báo này do Nhân dân Nhật báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì. 

Chỉ sau một đêm, một thế lực mới trong ngành sản xuất ô tô “vượt qua Mercedes-Benz” đã ra đời.

Ngày 15/8/2023, theo giờ Miền Đông Mỹ, VinFast Auto, nhà sản xuất xe điện Việt Nam được mệnh danh là “Tesla Việt Nam” và công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC) BlackSpade Acquisition của Hà Du Long [Lawrence Ho, con trai của Vua cờ bạc Hà Hồng Sân (Stanley Ho) ở Macau], hoàn tất việc sáp nhập và lần đầu tiên đổ bộ lên sàn chứng khoán Nasdaq, giá cổ phiếu ngày niêm yết đầu tiên tăng 254,64% và giá trị thị trường hiện tại đạt 86,05 tỷ đô la Mỹ (khoảng 627,9 tỷ Nhân dân tệ). Continue reading “Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?”

Trích Tự truyện của Fidel Castro

Nguồn:  Tài liệu Trung văn (2007) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Fidel Castro, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Cuba, được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới hâm mộ. Cuộc đời của ông là một huyền thoại độc nhất vô nhị. Từ khi trở thành người đứng đầu nước Cộng hòa Cuba ở tuổi 33 cho tới nay khi đã ngoài tuổi 80, Fidel Castro chứng kiến biết bao sự kiện long trời lở đất, bao nhiêu bí mật quốc gia và quốc tế, nhất là sự kiện Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 suýt trở thành ngòi nổ dẫn tới Đại chiến thế giới lần thứ ba. Cuộc đời của Fidel Castro thực sự là nguồn tài liệu vô giá đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội cũng như tất cả những người bình thường trên thế giới này. Continue reading “Trích Tự truyện của Fidel Castro”

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”

Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?

Nguồn:  Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New York Times 23/7/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.

Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ. Continue reading “Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?”

Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken

Nguồn: Vivian Wang, “布林肯访华:中方态度冷淡,双方或持续对抗”, New York Times, 17/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Để làm dịu mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Quốc với Mỹ, Chủ nhật này [18/6/2023] Ngoại trưởng Blinken sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bị trì hoãn từ lâu. Nhưng lập trường ngày càng cứng rắn và đôi khi hoàn toàn thù địch của Trung Quốc cho thấy chủ đề chuyến đi này của Blinken không chỉ là về hòa dịu mà còn là đối đầu.

Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ là một quốc gia bá quyền đang trên đà suy sụp tìm cách củng cố địa vị thống trị của mình ở các sân sau của Trung Quốc và chủ trương khiêu khích Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên án Mỹ dẫn đầu các quốc gia khác liên kết triển khai hành động kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự, ngoại giao và công nghệ. Cho dù Trung Quốc đồng ý đối thoại, nhưng thực tế cho thấy họ đã sẵn sàng đối phó với xung đột, không hy vọng nhiều về khả năng và tác động của sự tan băng thực sự trong quan hệ giữa hai nước. Continue reading “Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken”

Thấy gì từ việc Putin gửi điện chúc mừng sinh nhật Tập Cận Bình?

Nguồn: Chris Buckley & Paul Sonne, “习近平生日普京发贺电,中俄关系存隐忧”, New York Times, 16/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Rất ít khi việc chúc mừng sinh nhật lại có ý nghĩa quan trọng. Thế nhưng khi Tổng thống Nga Putin đang ở vào tình thế khó khăn bầy tỏ tình cảm thân thiện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì ngay cả cái việc xem ra có vẻ rất nhỏ ấy cũng trở thành tín hiệu gửi cho thế giới, nhất là cho đối thủ cạnh tranh phương Tây.

Hôm Thứ Năm [15/6] vừa rồi là sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin đã gửi điện chúc mừng nhà lãnh đạo Trung Quốc, chúc “Bạn thân mến” của ông mạnh khoẻ, hạnh phúc, thuận lợi. Bức điện ấy đã tăng cường thêm ấn tượng của mọi người đối với mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo quyền uy này. Continue reading “Thấy gì từ việc Putin gửi điện chúc mừng sinh nhật Tập Cận Bình?”

Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?

Nguồn: Chun Su-jin,金正恩真的会让女儿成为接班人吗”, New York Times 31/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong hơn sáu tháng qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã cho thế giới một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống riêng tư của ông. Trong bộ ảnh đầu tiên, một cô gái đi giày đỏ, cột tóc đuôi ngựa, tay trong tay với lãnh tụ họ Kim đi bên cạnh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu Hwasong-17. Sau đó lại có bức ảnh cho thấy cô bé nhìn vào mắt cha mình tại một hoạt động chúc mừng thành công của các nhà khoa học vũ khí, và nhẹ nhàng vỗ vai cha cô trong một cuộc diễu binh. Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, hai cha con được cho là cùng mặc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm khi đi thị sát hoạt động của một vệ tinh do thám. Continue reading “Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?”

Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.

Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”

Cách Trung Quốc bảo đảm an toàn khi phóng tên lửa vũ trụ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, có như thế mới có thể phóng vật thể đi với vận tốc cực nhanh, cân bằng hoặc thắng được sức hút (lực hấp dẫn) của Trái Đất. Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế, bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ.

Hãy xem ngành du hành vũ trụ Trung Quốc đã thực hiện công tác bảo đảm an toàn như thế nào khi phóng thành công vệ tinh Mặt Trăng đầu tiên Thường Nga-1 (Chang e-1) ngày 24/10/2007. Continue reading “Cách Trung Quốc bảo đảm an toàn khi phóng tên lửa vũ trụ”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Singapore là một thành phố trên đảo, đất hẹp người đông: hơn 5,4 triệu dân sống trên diện tích 707 km2, mật độ dân lên tới 7058 người mỗi km2, cao hàng đầu thế giới. So với Hà Nội mới mở rộng thì Singapore có số dân bằng 80% mà diện tích chỉ bằng 21,2%. Nhà nước phải dùng cách lấp biển để mở rộng lãnh thổ từ 581,5 km2 hồi thập niên 1960 lên tới như hiện nay và đến năm 2030 sẽ đạt 800 km2. Thời kỳ mới lập quốc, 40% dân sống trong các nhà tạm, nhà ổ chuột

Không gian sống chật hẹp, đất quý hơn vàng. Vấn đề nhà ở của dân từng có thời là nhân tố ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vì thế chính phủ nước này coi việc giải quyết nhà ở cho dân là nhiệm vụ ưu tiên số một; nhà nước bảo đảm xây dựng đủ nhà cho dân ở. Continue reading “Singapore: Quốc gia duy nhất toàn dân có nhà ở”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc

Chữ Hán ra đời vào khoảng năm 1300 TCN tại Trung Quốc, với hình thái đầu tiên là chữ Giáp Cốt, tức chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật. Người Trung Quốc xưa nay có truyền thống coi chữ Hán là biểu tượng, là đại diện, là vật mang văn hoá truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, chữ Hán được tôn thờ như một báu vật của nền văn minh Trung Hoa.

Chữ Hán có tính biểu ý, tách rời tiếng nói, đặc điểm đó cho phép những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể dùng chữ Hán như một thứ chữ viết chung để giao lưu với nhau. Trung Quốc đất rộng người đông, dân địa phương nào nói tiếng địa phương ấy (phương ngữ), nghe không hiểu nhau, nay cả nước có thể dùng chữ Hán viết ra để hiểu nhau. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khái niệm “Bỏ chữ Hán ở các nước Đông Á” có nghĩa là không tiếp tục dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức của nước mình. Dĩ nhiên, muốn bỏ chữ Hán đang dùng thì nhất thiết phải làm ra được một loại chữ viết mới có thể thay thế chữ Hán. Làm chữ viết ở thời xưa là một công trình lao động trí óc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và thời gian rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu không làm được một loại chữ mới thích hợp thì chẳng thể bỏ được chữ Hán đang dùng.

Các nước Đông Á như Nhật, Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam thời cổ không có chữ viết, về sau đều tiếp nhận chữ Hán của Trung Quốc làm chữ viết chính thức của nhà nước mình. Tuy rằng các nước trên đều sùng bái chữ Hán nhưng sau một thời gian sử dụng thứ chữ này họ đều nhanh chóng nhận thấy chữ Hán không ghi được ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Như một tất yếu lịch sử, các nước này đều lần lượt tự tìm cách tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình, và do đó xuất hiện xu hướng bỏ chữ Hán, dùng chữ viết của mình. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản”