Khởi đầu cho kết thúc của Putin?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor và Erica Frantz, The Beginning of the End for Putin?, Foreign Affairs, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chế độ độc tài thường có vẻ ổn định – cho đến khi chúng không còn như thế nữa.

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine có thể xem như một thời khắc làm sáng tỏ nhiều điều. Kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã cố gắng hợp tác, hòa hợp, hoặc đàm phán với ông ta. Nhưng bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến chống lại một quốc gia mà ông cho là không có quyền tồn tại, Putin đã buộc cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận ông đúng bản chất: một nhà lãnh đạo hiếu chiến với khả năng hủy diệt đáng kể. Kết quả là đã có hàng loạt các biện pháp mới được thiết kế nhằm kiềm chế ông – từ các lệnh trừng phạt nhắm vào các thể chế tài chính Nga, đến việc cấm máy bay Nga bay qua không phận EU, đồng thời tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Ngay cả Đức, đất nước lâu nay vẫn chỉ miễn cưỡng đối đầu với Putin, cũng đã đồng ý loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT, đảo ngược lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột – vốn đã tồn tại từ lâu, và gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra thay đổi to lớn trong nhận thức quốc tế về Putin và những gì cần phải làm để đối đầu với ông ta. Continue reading “Khởi đầu cho kết thúc của Putin?”

Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức

Nguồn: Jeff Rathke, Putin Accidentally Started a Revolution in Germany, Foreign Policy, 27/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine đã vô tình làm đảo ngược đại chiến lược của Berlin.

Nền chính trị Đức thường được đặc trưng bởi sự liên tục thận trọng, khéo léo cân bằng, và chậm chạp trong thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Nhưng nó vẫn có thể gây bất ngờ. Trong tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ của ông đã tiến hành một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Đức: chỉ trong vài ngày, họ loại bỏ những giả định đã lỗi thời về giấc mơ hậu Chiến tranh Lạnh của Berlin, và đặt ra một lộ trình cho cuộc đối đầu với Nga, mà theo đó sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể về nguồn lực, và giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này. Continue reading “Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức”

Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử

Nguồn: Bruno Tertrais, “Ein Blick in die Geschichte zeigt, wie der Ukraine-Krieg enden könnte”, WELT, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mọi chiến dịch đều khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bài học lịch sử điển hình. Một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng nhất giải thích các tình huống mà người ta nên biết để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột hiện nay. Ở đây có một số tương đồng đáng ngạc nhiên.

Các cuộc chiến không bao giờ diễn ra theo kế hoạch. Và những cuộc chiến của những nhà độc tài bị cô lập, những kẻ cứng đầu không còn chịu nghe phần còn lại của thế giới thì càng ít có khả năng diễn ra theo kế hoạch hơn. Trước sự thật đó, tình hình Ukraine sẽ ra sao? Chiếu theo lịch sử, người ta có thể thấy cuộc chiến này có thể kết thúc như thế nào? Sau đây là những kịch bản có thể xảy ra: Continue reading “Chiến tranh Ukraine kết thúc như thế nào: Một vài ví dụ từ lịch sử”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, Vladimir Putin’s grand plan is unravelling, Financial Times, 28/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một tổng thống Nga bị dồn vào đường cùng có thể trở nên tàn nhẫn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Vladimir Putin là một “thiên tài”, Donald Trump cười nói. Cựu tổng thống Mỹ phát biểu ngay trước thềm cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ người đàn ông “hiểu sâu biết rộng” ở Điện Kremlin.

Vậy thiên tài này đã đạt được những gì? Bốn ngày sau cuộc xâm lược và quân đội Nga vẫn không thể giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin trông đợi. Sự kháng cự của Ukraine mãnh liệt hơn nhiều so với dự đoán của nhà lãnh đạo Nga, quân đội thì liên tục chống trả, trong khi toàn dân nhanh chóng huy động lực lượng. Những người lính Nga bị quay phim lại đã phàn nàn rằng họ chỉ được thông báo tham gia một nhiệm vụ huấn luyện. Continue reading “Đại kế hoạch của Vladimir Putin đang dần sụp đổ”

Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu

Nguồn: Ukraine-Konflikt: „Wir haben etwas getan, womit Putin nicht gerechnet hat“, WELT, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin. Continue reading “Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

Volodymyr Zelensky: Từ diễn viên hài thành tổng thống thời chiến

Nguồn: How Volodymyr Zelensky found his roar, The Economist, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người từng mua vui cho cả nước nay đã trở thành tiếng nói của họ.

Sáng ngày 26/02, Volodymyr Zelensky đăng một đoạn video lên Twitter. Sau đêm giao tranh tồi tệ nhất mà Kyiv từng chứng kiến kể từ Thế chiến 2, và sau lời tuyên truyền từ Moscow rằng ông đã trốn chạy khỏi thủ đô vì sợ hãi, Tổng thống Ukraine xuất hiện từ văn phòng, với đôi mắt đỏ hoe và bộ râu chưa cạo. Tay phải ông cầm chiếc điện thoại thông minh, quay lại cảnh mình đi qua “House with Chimaeras,” một địa danh nổi tiếng của Kyiv, đang được dùng làm dinh thự của tổng thống. Ông mỉm cười trước ống kính và tuyên bố: “Chào buổi sáng tất cả người dân Ukraine! Đang có rất nhiều tin giả … [nhưng] tôi vẫn ở đây.” Continue reading “Volodymyr Zelensky: Từ diễn viên hài thành tổng thống thời chiến”

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga. Continue reading “Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s war will shake the world”, Financial Times, 24/02/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Nga dự định thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Phương Tây giờ đây phải phản ứng.

Cuộc chiến giả vờ đã kết thúc. Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu. Trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ và Anh đã tin rằng Vladimir Putin có ý định thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Điều này hiện đang xảy ra.

Các mục tiêu chính xác của quân đội Nga vẫn đang dần lộ diện. Nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc tấn công hạn chế, chỉ giới hạn trong các khu vực tranh chấp ở miền đông Ukraine. Các vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kiev của Ukraine. Và có nhiều báo cáo về việc quân đội Nga đã vượt qua biên giới từ Belarus – con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất dẫn tới Kiev. Continue reading “Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới”

Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?

Nguồn: “Putin goes to war in Ukraine”, The Economist, 24/2/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một cuộc xung đột mà nhiều người nghĩ rằng khó có thể xảy ra đã được bắt đầu. Nó sẽ định hình lại an ninh châu Âu.

Khi Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc vào năm 1968 để lật đổ một chế độ ương ngạnh đã tuột khỏi quỹ đạo của Điện Kremlin, họ lo lắng về việc binh sĩ “bắn nhầm”. Cả hai quốc gia đều sử dụng các thiết bị quân sự giống nhau, khiến chúng khó có thể phân biệt được là của bên này hay bên kia trong bối cảnh chiến trường khốc liệt. Cách mà Liên Xô sử dụng là vẽ một sọc sơn màu trắng phủ lên xe tăng Liên Xô từ trước ra sau, để phân biệt đồng đội với quân thù. Continue reading “Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?”

Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh

Nguồn: Sergey Radchenko, an expert on Russia’s foreign relations, writes on its evolving friendship with China, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng nhau phản đối NATO bành trướng thì dễ, nhưng cùng nhau điều hướng địa chính trị lại khó.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đại từ nhân xưng rất quan trọng. Ông thích thể hiện sự gần gũi với một số lãnh đạo thế giới bằng cách gọi họ bằng đại từ thân mật ты (‘ty’), thay vì đại từ trang trọng là вы (‘vy’). Angela Merkel, Emmanuel Macron, Silvio Berlusconi và Victor Orban đều được gọi bằng lối nói thân thiện này. Thế nhưng, Putin luôn giữ sự trang trọng với “người bạn thân thiết” là Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tổng cộng 38 lần, lần gần đây nhất là tại Bắc Kinh vào ngày 04/02. Tuy nhiên, bất chấp những nghi thức ngoại giao thì Putin và Tập là cặp song sinh có quan điểm gần gũi về chính trị. Họ chia sẻ quan điểm chuyên chế về các vấn đề thế giới, và cùng có cam kết sâu sắc đối với mối quan hệ Trung-Nga, mà cả hai tuyên bố là đang ở giai đoạn nồng ấm nhất trong lịch sử. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung chỉ là liên kết chứ không phải liên minh”

Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krise: Diese Optionen Wladimir Putins sind jetzt realistisch, WELT, 22/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Tình hình ở miền đông Ukraine rất nóng bỏng. Hiện nay Nga đã công nhận “Cộng hòa Nhân dân” Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập và ra lệnh triển khai quân đội. Liệu Putin sẽ tấn công? Chúng tôi dự báo những bước đi tiếp theo mà Tổng thống Nga có thể lựa chọn.

Đây là một vở kịch tồi do Tổng thống Nga Putin chỉ đạo. Trong lúc Moscow nuôi dưỡng hy vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì tối hôm thứ Hai, tổng thống Nga đã công nhận các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk ở phía đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ông cũng ra lệnh điều quân đến miền đông Ukraine. Các đơn vị này có nhiệm vụ “gìn giữ hòa bình”, theo một sắc lệnh được người đứng đầu Điện Kremlin ký vào tối thứ ba tại Moscow. Hiện chưa rõ khi nào thì các đơn vị quân đội này sẽ xuất quân. Ngoài ra, Putin còn chỉ thị Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ ngoại giao với hai khu vực mà theo công pháp quốc tế vẫn thuộc về Ukraine. Continue reading “Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?”

Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?

Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy. Continue reading “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”

Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự”

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Who’s too cozy with the private sector? Xi Jinping decides, Nikkei Asia, 17/02/2022.

Vụ bắt giữ đầu tiên tại Trung Quốc vì lý do “bành trướng tư bản vô trật tự” đã gây ra một làn sóng chấn động.

Không khí lễ hội của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vẫn không thể cản trở cuộc chiến chính trị tại Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước (11/02/2022), nhà chức trách nước này đã chính thức công khai vụ bắt giữ Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), 54 tuổi, cựu quan chức cấp cao nhất của thành phố Hàng Châu. Với dân số 12 triệu người, nơi này là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền đông và là quê hương của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự””

Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại

Nguồn: Ukraine-Krise: “Und dann wäre der perfekte Zeitpunkt, um zuzuschlagen” – WELT, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Matthew Schmidt là một chuyên gia về chính sách quân sự và an ninh, đồng thời là một người am hiểu về nước Nga. Ông giải thích tính cách của Putin có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, và tại sao ông không tin vào một giải pháp hòa bình cũng như việc Putin sẽ thực hiện được kế hoạch của mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, nước Nga luôn tìm kiếm vai trò của mình: giữa một bên là châu Âu với các giá trị tự do, là sự khai sáng và thế tục hóa, và một bên là cội nguồn của bản thân nó, các truyền thống Chính thống giáo của Nga và các tín ngưỡng bảo thủ. Điều này tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại của Nga hiện nay và ảnh hưởng của nó đến các nước láng giềng của Nga? Continue reading “Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại”

Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: Wang Huning’s career reveals much about political change in China, The Economist, 12/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị giáo sư đại học đã giúp định hình chính sách của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong hơn hai thập niên.

Một năm trước khi nổ ra biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, các khu học xá ở Trung Quốc xôn xao tranh luận về việc làm thế nào để đất nước họ trở nên tự do hơn. Đối với một số trí thức, phương Tây mang lại một mô hình. Còn ở Liên Xô, Mikhail Gorbachev đã chỉ cho họ cách khởi đầu như thế nào. Giữa những chuyển đổi này, vào tháng 8/1988, một nhà khoa học chính trị đã đến Mỹ học tập nửa năm, trước tiên là tại Đại học Iowa. Ông nhận ra có nhiều điều đáng chỉ trích, nhưng cũng có nhiều điều đáng ngưỡng mộ ở Mỹ: các trường đại học, sự đổi mới và sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ từ tổng thống này sang tổng thống khác. Chủ nghĩa tư bản, người đảng viên 32 tuổi ấy viết, là thứ “không thể coi thường”. Continue reading “Sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh phản ánh thay đổi chính trị ở Trung Quốc”

Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?

Nguồn: Why Donetsk and Luhansk are at the heart of the Ukraine crisis”, The Economist, 15/02/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15 tháng 2, trong khi khoảng 130.000 quân Nga dường như đã sẵn sàng xâm lược Ukraine, hạ viện Nga đã bỏ phiếu yêu cầu tổng thống Vladimir Putin công nhận hai nước cộng hòa ly khai ở vùng đông nam Ukraine là các quốc gia độc lập. Donetsk và Luhansk, một phần của khu vực Donbas nơi người nói tiếng Nga chiếm đa số, đã bị lực lượng ly khai kiểm soát, và theo đó, do Nga kiểm soát trên thực tế, kể từ năm 2014. Tại sao những khu vực này lại quan trọng? Và việc Nga công nhận nền độc lập của họ có thể thay đổi cuộc khủng hoảng như thế nào? Continue reading “Tại sao Donetsk và Luhansk là trung tâm của khủng hoảng Ukraine?”