Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)

james-monroe-portrait

Tác giả: Lê Thành Lâm

Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ – từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh và nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu. Continue reading “Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)”

Học thuyết Bush (Bush Doctrine)

image519915x

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Bản Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2002 có thể xem là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush lần đầu tiên từ khi Tổng thống Bush nhậm chức.

Học thuyết Bush thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 11/9 năm 2001. Học thuyết Bush hướng đến việc “vượt trên ngăn chặn và phòng vệ” đối với các cuộc tấn công hay các hành động thù địch, nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố. Bằng nhiều cách, học thuyết này tái định nghĩa nền chính trị truyền thống – trên phương diện áp dụng sức mạnh quân sự nhằm tái cấu trúc an ninh thế giới theo lợi ích quốc gia của Mỹ. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi học thuyết này đã khuấy động các cuộc tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như rất nhiều quốc gia cho rằng học thuyết Bush phản ánh một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc hay còn gọi là “sự bành trướng đế chế”, và rằng học thuyết này đã cho phép Mỹ mở rộng ảnh hưởng quá mức lên các nước khác. Continue reading “Học thuyết Bush (Bush Doctrine)”

Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)

brezhnev

Tác giả: Đào Minh Hồng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính trường thế giới bị Chiến tranh Lạnh chi phối. Đến cuối năm 1949, hầu hết các quốc gia châu Âu đều gia nhập một trong hai liên minh thù địch với nhau, một bên là Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Liên Xô với khối Hiệp ước Vacsava. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bao gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Đông Đức, Rumani, Anbani (rút khỏi khối năm 1968). Trong những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, hệ thống này có những khủng hoảng nhất định. Điển hình là sự kiện nổi dậy ở Ba Lan tháng 10/1956, biểu tình và bạo động ở Hungary tháng 10-11/1956 khiến Liên Xô phải đưa quan đội vào can thiệp, thành lập chính phủ mới. Đến sự kiện “Mùa xuân Praha” năm 1968, quân đội của khối Hiệp ước Vacsava tràn vào Tiệp Khắc và thay đổi ban lãnh đạo nước này. Continue reading “Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)”

Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)

Westphalia

Tác giả: Đào Minh Hồng

Vào nửa đầu thế kỷ 17, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mình với  sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hình thành nên những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu. Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ 16 đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân giáo), nó đã trở thành một cuộc chiến giành quyền lực ở châu Âu. Continue reading “Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)”

Hòa hoãn (Détente)

Description=Richard Nixon and Leonid Ilyich Brezhnev on board the . June 19, 1973

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Hòa hoãn (détente) là một cụm từ được đầu tiên là báo giới và sau đó là các nhà khoa học chính trị, khoa học lịch sử dùng để chỉ thời kỳ trong chính trị quốc tế từ đầu thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 1980, khi tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng hơn sau một thời gian dài đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô. Đây là một thời kỳ lắng dịu ngắn trong mối quan hệ đối đầu không ngừng giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh với nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại của cả Liên Xô và Mỹ. Continue reading “Hòa hoãn (Détente)”

Hòa bình nhờ dân chủ (Democratic peace)

1344488828

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thuyết hòa bình nhờ dân chủ lập luận rằng các quốc gia có hệ thống chính trị dân chủ tự do không bao giờ tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Nhà nghiên cứu Jack Levy trong một bài báo đăng trên tạp chí Journal of Interdisciplinary History vào năm 1988 cho rằng đây có lẽ là thực tế trong quan hệ quốc tế có tính chất gần nhất với một quy luật thực nghiệm vốn hiếm hoi trong các ngành khoa học xã hội.

Thuyết hòa bình nhờ dân chủ được cho là bắt nguồn từ bài luận “Nền hòa bình vĩnh cửu” (Perpetual Peace) năm 1795 của Emanuel Kant, trong đó ông cho rằng giữa các quốc gia sẽ có được nền hòa bình nếu như họ theo thể chế cộng hòa tự do. Mặc dù Kant không đề cập đến khía cạnh dân chủ, nhưng thực tế các nền cộng hòa tự do nhìn chung có xu hướng theo đuổi dân chủ. Chính vì vậy có thể nói Kant chính là người khai sinh ra những ý tưởng đầu tiên cho thuyết hòa bình nhờ dân chủ. Continue reading “Hòa bình nhờ dân chủ (Democratic peace)”

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

asean

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

ASEAN không phải tổ chức khu vực đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia: ASA) ra đời, nối kết Liên bang Malaya (bây giờ là Malaysia và Xingapo), Philippin, và Thái Lan. Năm 1963, Indonesia, Liên bang Malaya, và Philippin còn thành lập tổ chức Maphilindo, trong một nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa 3 quốc gia này. Continue reading “Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”

Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)

antarctica_2642820b

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959 bởi 12 quốc gia, bao gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở khu vực Nam Cực (Achentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy, Liên hiệp Vương quốc Anh), 2 siêu cường (Mỹ, Liên Xô) cùng 3 nước khác (Bỉ, Nhật Bản và Nam Phi). Tất cả các nước này đều có các trạm nghiên cứu đặt trên lãnh thổ Nam Cực trong Năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Trong năm này, các quốc gia tham gia đã cùng nghiên cứu các hoạt động của điểm đen mặt trời và tác động của chúng đối với trái đất và khí quyển. Các nghiên cứu này đã dẫn tới những khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là khám phá ra lỗ thủng tầng ozone trong tầng khí quyển Nam Cực. Continue reading “Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại…. Continue reading “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)”

Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)

multinational-corporations-mncs-2-638

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các công ty đa quốc gia, hoặc công ty xuyên quốc gia (transnational corporations), là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bổ của các công ty đa quốc gia không đồng đều, với phần lớn trong tổng số hơn 63.000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản. Continue reading “Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)”

Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

Chủ quyền (Sovereignty)

passport-- shutterstock-body

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Continue reading “Chủ quyền (Sovereignty)”

Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)

igo

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa tân tự do (neo-liberalism), còn được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa tự do thể chế” (institutional liberalism), là một dòng nghiên cứu quan trọng trong các lý thuyết quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa tân tự do ra đời trong những năm 1980, khi hợp tác giữa các quốc gia trở thành xu thế chủ đạo của chính trị quốc tế. Khác với trường phái tự do cổ điển tập trung vào câu hỏi chiến tranh hay hòa bình, chủ đề chính của chủ nghĩa tân tự do là các thể chế, định chế, quy tắc, luật pháp quốc tế và sự tương tác của các yếu tố này với lựa chọn chính sách của mỗi nhà nước. Continue reading “Chủ nghĩa tân tự do (Neo-Liberalism)”

Chủ nghĩa tự do (Liberalism)

laissez-faire

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa tự do (liberalism) hay cách “tiếp cận tự do” là một trong những trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế. Xuất hiện từ thời kỳ cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ở Châu Âu, chủ nghĩa tự do đã phát triển thành một trường phái gồm nhiều nhánh tư tưởng khác nhau mặc dù cùng chung những giả định cơ bản. Theo đó, chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của các cá nhân, hạn chế vai trò của nhà nước, nhấn mạnh nguyên tắc thượng tôn pháp luật đồng thời bảo vệ các quyền tự do dân sự cá nhân, quyền sở hữu tư nhân… Theo đó, đối với chính trị trong nước, chủ nghĩa tự do cho rằng các chính thể cần tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của các cá nhân, đặc biệt là các quyền tự do dân sự, đồng thời hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của nền kinh tế. Continue reading “Chủ nghĩa tự do (Liberalism)”

Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)

Canaletto_Return_of_the_Bucentoro_to_the_Molo

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Bài liên quan: Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) thường được xem như là một trong ba cách tiếp cận lý thuyết chính của chuyên ngành kinh tế chính trị quốc tế. Cách tiếp cận đầu tiên là chủ nghĩa tự do, vốn là cách tiếp cận ủng hộ cho tự do thương mại và việc nhà nước hạn chế can thiệp đến mức tối đa vào nền kinh tế quốc nội và quốc tế. Cách tiếp cận thứ hai cố gắng tìm hiểu hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu nhằm chứng minh bản chất mang tính bóc lột tự nhiên của hệ thống này. Cách tiếp cận này thể hiện dưới những tên gọi lý thuyết khác nhau, tuy nhiên tất cả đều kế thừa từ chủ nghĩa Marx. Tiêu biểu trong số đó là lý thuyết hệ thống thế giới (world system theory), với đại diện nổi bật nhất là Immanuel Wallerstein. Continue reading “Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)”

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

900-world-map-poster

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Hầu như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực. Cả hai đều đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo. Continue reading “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)”

Chính sách đối ngoại (Foreign policy)

Guardian readers views on US foreign policy

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng. Continue reading “Chính sách đối ngoại (Foreign policy)”

Chiến tranh Lạnh (Cold War)

us-soviet-flags

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Chiến tranh Lạnh (Cold War)”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”