Quân đội Trung Quốc rơi vào hỗn loạn vì Tập nắm độc quyền lãnh đạo

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China military in disarray over Xi’s monopoly on power,” Nikkei Asia, 26/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Tập đoàn quân 83 ủng hộ ‘lãnh đạo tập thể’ đã thách thức lãnh tụ tối cao.

Quân Giải phóng Nhân dân, lực lượng quân đội hùng mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị do bất đồng về cách chủ tịch Tập Cận Bình điều hành hệ thống lãnh đạo của đất nước.

Bất đồng đã nổi lên vào đầu tháng này, khi lực lượng chính trị hùng mạnh của Quân Giải phóng bị kéo vào một loạt các sự kiện bất thường. Continue reading “Quân đội Trung Quốc rơi vào hỗn loạn vì Tập nắm độc quyền lãnh đạo”

Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping suspects ulterior motive behind Trump’s invitation,” Nikkei Asia, 19/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tập đến lễ nhậm chức trong lúc đang lập mưu với Macron và Zelenskyy.

Trong một động thái phá vỡ truyền thống, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự lễ nhậm chức của ông tại Washington vào ngày 20/01 sắp tới, khiến Bắc Kinh vô cùng quan ngại về ý định thực sự của ông.

Câu hỏi lớn là liệu Tập có chấp nhận lời mời hay không? Continue reading “Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump”

Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập

Nguồn: John Garnaut và Sam Chetwin George, “This Unreadable Russian Novel Is Xi Jinping’s Spiritual Guide,” New York Times, 15/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Phát biểu tại Kazan, Nga, trong hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, ông nói với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, và một số quốc gia khác rằng: thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới quan trọng “được xác định bởi sự hỗn loạn và chuyển đổi.” Continue reading “Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập”

Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Bashar Assad’s fall reminds Xi Jinping of a Donald Trump bombshell,” Nikkei Asia, 12/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã ở cùng Trump tại Florida vào năm 2017 khi tên lửa của Mỹ tấn công Syria.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2023, Bashar Assad đã nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược.” Nhờ có thỏa thuận này, hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, giờ đây mới bắt đầu khởi sắc. Continue reading “Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump”

Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Xi Jinping act like ancient military strategist Zhuge Liang?,” Nikkei Asia, 05/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia Cát Lượng đã ra lệnh xử tử tướng quân thân tín Mã Tốc để giữ nghiêm quân pháp.

Dường như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm chính xác những gì Gia Cát Lượng, một chính khách và chiến lược gia quân sự Trung Quốc, đã làm với vị tướng thân tín của mình là Mã Tốc gần hai thiên niên kỷ trước.

Không hẳn là vậy. Dưới thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng, người giữ chức tể tướng và sau đó là nhiếp chính của nước Thục, đã bật khóc khi ra lệnh chém đầu Mã vì vi phạm kỷ luật quân đội. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?”

Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?

Nguồn: Kevin Rudd, “What Will a Post-Xi China Look Like?,”  Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd phân tích điểm yếu trong một kế hoạch lâu dài về tư tưởng của Tập Cận Bình.

Con đường ý thức hệ về lâu dài của Trung Quốc sẽ về đâu một khi chủ tịch Tập Cận Bình rời khỏi chính trường? Có thể điều này sẽ chưa xảy ra trong thời gian tới. Nhưng với một người đang trong độ tuổi bảy mươi, khả năng điều này sẽ xảy ra thực tế đến mức đủ để buộc chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về nó. Nói cách khác, câu hỏi cốt lõi được đặt ra là: Liệu những thay đổi sâu rộng về cơ cấu và văn hoá mà ông Tập đã tạo ra có thể duy trì được dưới thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc hay không. Liệu “chủ nghĩa dân tộc Marxist” đặc trưng của ông – với các bước ngoặt thiên tả trong chính trị và kinh tế, trong khi chính sách đối ngoại quay sang chủ nghĩa dân tộc cánh hữu – có trở nên cực đoan hơn khi thế hệ trẻ trung thành với Tập vẫn sẽ tiếp tục kế thừa lý tưởng của ông? Hay liệu “Tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ dần phai nhạt, ban đầu là từ từ, giống như Chủ nghĩa Mao giai đoạn 1976 đến 1978 trước khi bị Đặng Tiểu Bình và thế hệ kế nhiệm bác bỏ. Continue reading “Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?”

Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

Nguồn: Lizzi C. Lee, “Xi Jinping Doesn’t Have an Answer for China’s Demographic Crisis,” Foreign Policy, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi về “dân số chất lượng cao” đã bỏ qua những vấn đề thực sự của đất nước.

Bài viết gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên Cầu Thị, tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản chuyên định hướng ý thức hệ và chính sách cốt lõi, đã xem những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc là một cơ hội chiến lược. Bài viết đưa ra tầm nhìn chi tiết nhất cho đến nay của Tập để giải quyết tình trạng dân số già hóa của đất nước: chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động, do dân số thúc đẩy, sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục, và năng suất. Tuy nhiên, ẩn sau những lời lẽ hoa mỹ là một khái niệm quen thuộc và gây tranh cãi: nhân khẩu tố chất, hay “chất lượng dân số.” Continue reading “Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc”

Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi signals softer approach to Japan amid double whammy,” Nikkei Asia, 21/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ căng thẳng với Mỹ và nền kinh tế suy yếu đã khiến Tập chấp nhận gặp Ishiba ngay sau khi ông nhậm chức.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã trông rất nghiêm nghị khi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước quốc kỳ của hai nước trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai người. Ishiba quả thật không hề giao tiếp bằng mắt với Tập và cũng không hề mỉm cười. Continue reading “Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn”

Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11. Continue reading “Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump”

Sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình có dấu hiệu suy yếu

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s personality cult shows signs of weakening,” Nikkei Asia, 24/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một năm sau khi các đảng viên lão thành nêu ra một số sự thật về nền kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu xoay trục.

Dù vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp cứng rắn với Đài Loan, chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã tỏ ra linh hoạt hơn trên một mặt trận chính sách khác: kinh tế. Continue reading “Sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình có dấu hiệu suy yếu”

Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “General’s smile hints at changes in China power balance,” Nikkei Asia, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức quân sự cấp cao đã trở lại vị trí hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Quân nhân, đặc biệt là những người trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, những người tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản, thường để lại ấn tượng là những người vô cảm hoặc hay cau mày mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Continue reading “Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi”

Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’,” Nikkei Asia, 29/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

Mùa hè vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là “cuộc nổi loạn chống lại nhà cải cách Tập Cận Bình” đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, dẫn đến một bước lùi cho nhà lãnh đạo tối cao và các đồng minh của ông.

Diễn biến chính trị cực kỳ bất thường này đã diễn ra trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20. Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7. Continue reading “Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3”

Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí bầu Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư mới của Đảng, đánh dấu một bước ngoặt trong nền chính trị Việt Nam. Sự thay đổi lãnh đạo quan trọng này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nền chính trị đất nước. Một số nhà quan sát Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu ông Lâm, một tướng an ninh và cựu bộ trưởng công an, có áp dụng các khuynh hướng chuyên chế và đưa đất nước đi theo con đường tương tự như của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Continue reading “Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?”

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s draft Internet ID law sparks ‘1984’ fears,” Nikkei Asia, 08/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những lời chỉ trích đã lan truyền trên mạng rồi đột ngột biến mất vào đêm trước mật nghị Bắc Đới Hà.

Động thái của Trung Quốc nhằm giới thiệu hệ thống định danh Internet quốc gia đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là trên mạng xã hội, với những người chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ chỉ tiếp tục bóp nghẹt ý kiến của cư dân mạng.

Cuộc tranh cãi xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi cuộc họp thường niên Bắc Đới Hà của các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm và lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển ở tỉnh Hà Bắc. Continue reading “Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc”

Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s new 2029 reform goal shows Xi Jinping is worried,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mục tiêu mới cũng có thể là canh bạc sẽ giúp Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ sau khi phân tách kinh tế khỏi Mỹ.

Hồi tuần trước, cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm thất vọng phần lớn khán giả toàn cầu, những người đang mong đợi các sáng kiến chính sách lớn được thiết kế để vực dậy nền kinh tế ốm yếu nói chung và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nói riêng. Continue reading “Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng”

Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military purges put Xi Jinping’s singer-wife in the spotlight,” Nikkei Asia, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có nhiều đồn đoán về việc liệu Bành Lệ Viện có đang giúp Tập Cận Bình kiểm soát quân đội Trung Quốc hay không.

Trong lúc nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết “những thách thức phức tạp” mà các chỉ huy quân sự hàng đầu của ông gây ra, có lẽ ông sẽ dựa nhiều hơn vào một phụ tá lâu năm là người vợ Bành Lệ Viện.

Hai diễn biến gần đây đã gợi ý về điều này. Đầu tiên là việc khai trừ hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Continue reading “Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”