Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”

Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại phiên khai mạc của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm thứ Sáu (05/03/2021) ở Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường bỗng nhiên nói nhanh bất thường khi đọc báo cáo công tác của chính phủ.

“Thay mặt Quốc vụ Viện, tôi muốn trưng cầu ý kiến ​​của các đồng chí”, ông Lý điềm tĩnh bắt đầu. Nhưng tốc độ của ông tăng dần về cuối. Dường như ông bị đau họng, khiến giọng ông trở nên khó nghe và ông phải uống nước liên tục. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s leftward shift to a socialist China is for real”, Nikkei Asia, 26/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Tập Cận Bình thanh trừng một đồng minh ở căn cứ quyền lực Chiết Giang khiến cả nước rùng mình.

Cú sốc làm rung chuyển Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng như khắp Trung Quốc, rõ ràng là rất lớn.

Hôm thứ Bảy, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc cho biết vị lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố, Bí thư Thành ủy Hàng Châu Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và kỷ luật đảng. Continue reading “Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ”

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lời giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao Tập Cận Bình trong tuần này lại chọn thăm Tây Tạng lần đầu tiên trên tư cách là chủ tịch Trung Quốc cũng có thể áp dụng cho chuyến thăm Tây Tạng 10 năm trước của ông, khi còn là phó chủ tịch nước. Cả hai chuyến thăm đều đánh dấu những lần kỷ niệm chẵn sự kiện mà Trung Quốc gọi là “giải phóng hòa bình Tây Tạng” vào năm 1951. Đó là năm ký kết “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, một vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi — lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của Tây Tạng — đã nhượng chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận này, vốn chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng, và được đàm phán với vị Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung Quốc thường xuyên phỉ báng, không được đề cập tới trong hầu hết các bản tin chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập. Trung Quốc cũng không đề cập đến một hiệp ước tương tự, một tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông, mà họ đã ký với Anh vào năm 1984. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?”

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette & Richard McGregor, “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn. Continue reading “Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.

Bên nào đã mời trước? Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden”

Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các Đảng viên tham gia vào việc giám sát dân thường và giám sát lẫn nhau như thế nào?

Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm. Một phần không gian bên trong do chính quyền quận quản lý được dùng với mục đích hoàn toàn khác. Các hình ảnh thu được từ những chiếc camera lắp trên đường phố đang được chiếu trực tiếp qua một màn hình lớn treo trên tường. Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể giúp các cán bộ trong phòng điều khiển phát hiện những việc rất nhỏ như một người thợ xây đang không đội mũ bảo hiểm hoặc là có quá nhiều người đang cùng thuê một căn hộ. Họ đặt biệt danh cho hệ thống này là “Đại não”. Continue reading “Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “Trying to heal the party’s wounds”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp “học tập tập thể – 集体学习” của Bộ Chính trị. Bên trong tòa nhà cổ thuộc quần thể Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng, lướt nhìn các ủy viên tham dự (gồm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không? Continue reading “Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cứ mỗi dịp giao thừa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu trước toàn quốc từ văn phòng của ông ở Trung Nam Hải, trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã vượt qua tác động của đại dịch, và đã đạt những thành tựu to lớn trong phòng chống và kiểm soát dịch, cũng như phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói và ca ngợi cách ông xử lý COVID-19.

Thật vậy, nhờ đã chặn được coronavirus, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng dương kể từ quý hai năm 2020. “Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên một mức mới là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,3 nghìn tỷ USD),”ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Bảy (26/12/2020), người ta xếp thành một hàng dài hướng về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để đến thăm Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch.

Hôm đó đánh dấu 127 năm ngày sinh người cha sáng lập nước Trung Hoa Cộng sản. Thi hài của ông được giữ nguyên trạng ở nhà tưởng niệm đặt ngay trung tâm quảng trường, thường được gọi là Lăng Mao Trạch Đông.

Mọi ngày địa điểm này chỉ mở cửa đón khách buổi sáng, nhưng vào sinh nhật ông nó mở cả buổi chiều. Được nhớ đến như người anh hùng thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Mao vẫn rất nổi tiếng trong dân chúng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao”

Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước

Nguồn: Laos taps Xi classmate as presidential aide, deepening China tilt”, Nikkei Asia, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lào đã bổ nhiệm một người bạn học cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trợ lý hàng đầu cho nhà lãnh đạo mới của nước này.

Khemmani Pholsena, 64 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước. Bà sẽ là cố vấn cho cho Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, người kiêm chức tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền.

Việc bổ nhiệm bà cho thấy Lào sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn cho nước này. Khemmani trước đây giữ chức Bộ trưởng Công Thương. Continue reading “Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước”

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi”

Nhật ký Bắc Kinh (02/10/20): Trung Quốc sẽ phục hồi chức danh Chủ tịch Đảng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đây là đám đông lớn nhất tôi từng thấy kể từ khi coronavirus bùng phát vào cuối tháng 1. Hôm thứ Năm (01/10/2020), nhân lễ kỷ niệm 71 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Quảng trường Thiên An Môn chật kín người.

Một lẵng hoa cao 18 mét và một bức chân dung khổng lồ của Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo cách mạng [Tân Hợi] năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh, được đặt ở giữa quảng trường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (02/10/20): Trung Quốc sẽ phục hồi chức danh Chủ tịch Đảng?”