Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên

Nguồn: Lee Hee-ok và Cho Sungmin, “China Should Be Worried About North Korea,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để biến Bắc Kinh thành đối tác trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng?

Tháng trước, Nhà Trắng xác nhận rằng Triều Tiên – một quốc gia có ít đồng minh và ít tiền – đã bắt đầu gửi hàng nghìn binh lính tham gia cùng lính Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí cho Moscow: theo tờ Times of London, một nửa số đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến này đến từ Triều Tiên. Nhưng việc gửi quân đánh dấu một cấp độ phối hợp mới. Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy quan hệ đang ấm lên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến đi đầu tiên tới Triều Tiên sau hơn hai thập kỷ. Continue reading “Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên”

Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “The west underestimates North Korea at its peril,” Financial Times, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự can thiệp của Kim Jong Un vào cuộc chiến Ukraine phản ánh một bước ngoặt nguy hiểm trong cách Bình Nhưỡng nhìn nhận thế giới.

“Bước đầu tiên dẫn đến chiến tranh thế giới.” Đó là cách Volodymyr Zelenskyy mô tả sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên trên tuyến đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Suốt nhiều tháng, các quan chức an ninh phương Tây đã cảnh báo về sự hợp tác ngày càng tăng giữa một “trục đối thủ,” bao gồm Nga, Triều Tiên, Iran, và Trung Quốc. Và cho đến nay, sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga là bằng chứng rõ ràng nhất về hành động của trục này. Continue reading “Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên”

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên

Nguồn: “American troops arrive in Korea to partition the country,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Bán đảo Triều Tiên để bắt đầu quá trình chiếm đóng sau chiến tranh ở phần phía nam đất nước, gần đúng một tháng sau khi quân đội Liên Xô tiến vào miền bắc để bắt đầu quá trình chiếm đóng của riêng họ. Dù việc chiếm đóng của Mỹ và Liên Xô được cho là tạm thời, nhưng sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Continue reading “08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên”

Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới

Nguồn: A. B. Abrams, “North Korea’s New Hwasong-16B Hypersonic Glider Heralds a New Missile Era,” The Diplomat, 13/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giới thiệu Hwasong-16B về bản chất là một diễn biến rất quan trọng, nhưng những tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thậm chí còn quan trọng hơn.

Vào ngày 2/4, Triều Tiên đã chính thức tiết lộ phiên bản kế thừa được chờ đợi từ lâu của tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Sát thủ Guam.” Vụ phóng thử nghiệm Hwasong-16B đã diễn ra sau nhiều năm xuất hiện các báo cáo về việc thử nghiệm các công nghệ liên quan, tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về hiệu suất. Continue reading “Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới”

Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn

Nguồn: Derek Grossman, “Putin’s embrace of Kim Jong Un has its limits,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm Triều Tiên sắp tới của Putin sẽ giúp quan hệ song phương trở nên sâu sắc hơn, nhưng Nga vẫn thận trọng.

Alexander Matsegora, Đại sứ Nga tại Triều Tiên, dự đoán năm nay sẽ là một “năm đột phá” cho quan hệ đối tác giữa hai nước.

Có lẽ ông ấy đúng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch tới thăm Bình Nhưỡng trong những tháng tới để gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và đáp lại chuyến thăm của ông Kim vào tháng 9 năm ngoái tới vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chuyến thăm diễn ra, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bình Nhưỡng kể từ năm 2000 khi ông tới gặp Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo hiện tại. Continue reading “Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn”

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

Nguồn: Jong Min Lee, “Will Myanmar Become the Next North Korea?,” The Diplomat, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bản cáo trạng gần đây đã làm sống lại những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở Myanmar, và cuộc nội chiến đang diễn ra càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Ngày 21/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Takeshi Ebisawa, thủ lĩnh Yakuza Nhật Bản, về tội buôn bán vật liệu hạt nhân từ Myanmar ra quốc tế kể từ đầu năm 2020. Ebisawa đã bị Mỹ bắt giam kể từ tháng 4/2022, sau khi nhận cáo buộc ở Thành phố New York vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp và buôn bán ma túy. Bản cáo trạng gần đây đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi cáo buộc rằng hắn đã cố gắng bán bột plutonium và uranium cô đặc ở cấp độ vũ khí, thường gọi là “bánh vàng,” thay mặt các nhóm phiến quân ẩn danh ở Myanmar, để đổi lấy tên lửa đất đối không (SAM) và các loại vũ khí cấp quân sự khác. Continue reading “Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?

Nguồn: Lee Sang-yong, “What’s Driving Kim Jong Un’s New Regional Development Policy?,” The Diplomat, 13/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch mới thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng và phần còn lại của đất nước – cũng như sự bất mãn mà chênh lệch đó gây ra.

Lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã công bố chính sách phát triển kinh tế địa phương mới mang tên “chính sách phát triển địa phương 20×10,” với kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại 20 thành phố và quận mỗi năm, trong vòng 10 năm tới. Chính sách này có thể được coi là việc chính thức thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng, được gọi là “thủ đô của cách mạng,” và phần còn lại của đất nước, cũng như việc thực tế này đang gây ra bất mãn lớn đến mức nào trong người dân Triều Tiên. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên

Tác giả: Thu Hằng p/v Vũ Xuân Khang

Năm 2023, Bắc Triều Tiên có thể sẽ thử lại vũ khí hạt nhân, sau khi bắn 70 tên lửa đạn đạo suốt năm 2022, trong đó có tên lửa liên lục địa ICBM có thể bắn đến lãnh thổ Mỹ. Hàn Quốc cũng dự kiến « tập trận hạt nhân chung » với Hoa Kỳ. Những dấu hiệu gần đây cho thấy bán đảo Triều Tiên khó có được một năm yên bình.

Hà Nội duy trì mối quan hệ tốt với cả hai miền Triều Tiên, nhưng thiên về Hàn Quốc trong lĩnh vực trao đổi thương mại thời gian gần đây. Trong chuyến công du Hàn Quốc của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (04-06/12/2022), hai nước đã ký 24 tài liệu hợp tác, tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la. Việt Nam cũng vượt qua Hồng Kông, đứng đầu các nước nhập siêu nhiều nhất từ Hàn Quốc, với thặng dư mậu dịch là 34,25 tỉ đô la trong năm 2022. Continue reading “Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên”

Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Edward Howell, How North Korea Views the Ukraine Crisis, The Diplomat, 14/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?

“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.

Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì? Continue reading “Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ”

Nguồn: George W. Bush describes Iraq, Iran and North Korea as “axis of evil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, trong Thông điệp Liên bang đầu tiên kể từ sau vụ tấn công ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã mô tả Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ” (axis of evil).

Chỉ mới hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống và chỉ vài tháng sau khi ông bắt đầu cuộc chiến mà cuối cùng sẽ trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Bush đã xác định ba quốc gia kể trên là các mắt xích chính trong một mạng lưới khủng bố và tác nhân xấu rộng lớn và cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa Hoa Kỳ. Bài phát biểu đã vạch ra logic đằng sau “Cuộc chiến Chống Khủng bố” (War on Terror) của Bush, một loạt can thiệp quân sự vốn sẽ định hình chính sách đối ngoại Mỹ suốt 20 năm sau đó. Continue reading “29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ””

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê

Nguồn: Otto Warmbier returns from North Korean prison in a coma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, Otto Warmbier, một sinh viên 22 tuổi bị bắt giam ở Triều Tiên 17 tháng trước đó, đã trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê. Việc Warmbier được trở về nhà đã đánh dấu sự ấm lên trong quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên – nước khét tiếng với những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của dư luận bởi cách mà Triều Tiên đối xử với tù nhân người nước ngoài.

Sau năm ngày lưu lại Triều Tiên trong một chuyến đi chơi mạo hiểm, cậu sinh viên Đại học Virginia đã bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vào tháng 1/2016 vì tình nghi đã lấy cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ phòng khách sạn của mình. Phiên tòa xét xử Warmbier chỉ kéo dài một giờ, và cậu nhanh chóng bị kết án 15 năm lao động khổ sai trong nhà tù Triều Tiên. Đến tháng 3 năm đó, cậu đã rơi vào hôn mê. Continue reading “12/06/2017: Otto Warmbier trở về nhà trong tình trạng hôn mê”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

17/12/2011: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời

Nguồn: Kim Jong Il, leader of North Korea, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, Kim Jong Il, nhà độc tài ẩn dật của Triều Tiên, đã qua đời vì một cơn đau tim khi đang đi trên một chuyến tàu ở nước mình. Kim, người đảm đương vai trò lãnh đạo kể từ sau cái chết của cha mình năm 1994, đã cai trị quốc gia cộng sản này bằng nắm đấm sắt, và chế độ đàn áp, cô lập của ông đã nhiều lần bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Rất ít người biết về giai đoạn đầu đời của Kim, nhưng người ta tin rằng ông sinh năm 1941 tại một căn cứ quân sự của Liên Xô gần Khabarovsk, Nga, nơi cha ông đóng quân. Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, bộ máy tuyên truyền của chính phủ, cái nôi sản sinh nhiều huyền thoại về lãnh đạo, đã tuyên bố rằng Kim sinh ngày 16 tháng 2 năm 1942, trên đỉnh núi thiêng Paektu của Triều Tiên, khi một ngôi sao mới mọc lên và cầu vồng kép xuất hiện trên bầu trời. Continue reading “17/12/2011: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời”

23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ

Nguồn: North Korea seizes U.S. ship Pueblo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu thu thập thông tin tình báo của Mỹ, Pueblo, đã bị tàu chiến của Bắc Triên Tiên bắt giữ, buộc tội gián điệp và vi phạm lãnh hải nước này. Các cuộc đàm phán nhằm giải phóng thủy thủ đoàn 83 người đã kéo dài gần một năm, gây tổn hại đến uy tín và lòng tin vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Lyndon B. Johnson.

Hành động giữ tàu và giam thủy thủ đoàn của Bắc Triều Tiên đã bị chính quyền Johnson chỉ trích dữ dội. Chính phủ Mỹ đã kịch liệt phủ nhận việc lãnh hải của Bắc Triều Tiên bị vi phạm và lập luận rằng con tàu chỉ đang thực hiện các nhiệm vụ thu thập tin tức thông thường ở Biển Nhật Bản. Continue reading “23/01/1968: Triều Tiên bắt giữ tàu Pueblo của Mỹ”