Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Nguồn: Margarita Konaev và Owen J. Daniels, “The Russians Are Getting Better,” Foreign Affairs, 06/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đã học được gì ở Ukraine?

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã diễn ra chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của các đồng minh và những người ủng hộ nước này. Quân đội Ukraine đã tỏ ra cực kỳ thành thạo trong việc nhanh chóng kết hợp các khả năng và công nghệ mới vào hoạt động của mình, chiến đấu dũng cảm và tương đối hiệu quả để chống lại kẻ thù có quân số vượt trội và không thực sự quan tâm đến tổn thất của chính mình hay các luật về chiến tranh. Dù vậy, mỗi bước tiến đều diễn ra rất chậm và mỗi phần lãnh thổ được giải phóng đều phải trả giá đắt. Phải sau ba tháng chiến đấu cam go, Ukraine mới bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể, xuyên thủng một số phòng tuyến của Nga ở phía đông nam đất nước, và giành lại lãnh thổ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Continue reading “Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?”

Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Nguồn: Justin Scheck và Thomas Gibbons-Neff, “Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo,” New York Times, 12/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống. Continue reading “Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine”

Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh

Nguồn: Shashank Joshi, Technology is deepening civilian involvement in war, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1Phần 2; Phần 3

Bài tiếp theo trong chuỗi bài phân tích về tương lai chiến tranh đặt ra những câu hỏi mang tính pháp lý liên quan tới các hoạt động quân-dân sự kết hợp

Vào đầu cuộc chiến, 20 chiếc xe bồn chở nhiên liệu của Nga tiến vào Sedniv, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Chernihiv, phía bắc Kyiv. Theo thiếu tướng Viktor Nikolyuk, chỉ huy các lực lượng Ukraine ở phía bắc, “người dân địa phương báo cho chúng tôi và hỏi rằng họ nên làm gì”. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Hút cạn”. Người dân địa phương cưỡi ngựa và lái máy cày mang theo chai lọ, thùng phuy hay ấm trà vừa trút cạn các xe bồn nhiên liệu vừa la lớn “vinh quang cho Ukraine” (Slava Ukraini). Vị thiếu tướng dường như không thể tin được rằng Nga lại triển khai một đợt xe bồn mới ngay sau đó. Và cũng giống như đợt trước, chúng lại bị rút sạch nhiên liệu. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh”

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”

Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?

Nguồn: Shashank Joshi, Why logistics are too important to be left to generals, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Cuộc xâm lược của Nga cho thấy chiến tranh phụ thuộc vào hậu cần nhiều như thế nào

Sử gia người Israel Martin van Creveld đã gọi các đội quân là “những thành phố di động” (ambulant cities). Làm thế nào để đảm bảo cho hằng trăm nghìn binh lính được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, thức ăn và trang bị là một nỗ lực khổng lồ. Triển khai họ ra chiến trường mà không suy nghĩ tới những vấn đề như vậy có thể tạo ra sai lầm khủng khiếp. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 là một câu chuyện mang tính chất cảnh báo. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?”

Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát

Nguồn: Huw Dylan, David V. Gioe và Daniela Richterova, “Western Agencies Offer an Open Door for Russian Defectors,” Foreign Policy, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

CIA và MI6 đang hứa hẹn về sự tin tưởng mà Moscow còn thiếu.

Ngày 19/07, Richard Moore, Giám đốc Cục Tình báo mật Anh Quốc (SIS, còn được gọi là MI6), đã có những phát biểu hiếm hoi trước công chúng trong chuyến thăm Praha – trong đó ông trực tiếp kêu gọi người Nga “chung tay” với MI6. “Cửa của chúng tôi luôn mở. Chúng tôi sẽ xử lý các đề nghị giúp đỡ của họ một cách thận trọng và chuyên nghiệp, vốn là điều đã làm nên tên tuổi của chúng tôi. Bí mật của họ sẽ luôn an toàn với chúng tôi, và chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc để chấm dứt đổ máu. Cơ quan của tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng lòng trung thành của chúng tôi với các đặc vụ là suốt đời – và lòng biết ơn của chúng tôi là vĩnh cửu.” Continue reading “Phương Tây chào đón nhân viên tình báo Nga đào thoát”

Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu

Nguồn: Shashank Joshi, The latest in the battle of jamming with electronic beams, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1

Gây nhiễu đang là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ drone và tên lửa khỏi bầu trời.

Khi các pháo thủ Ukraine bắt đầu sử dụng các quả đạn pháo có độ chính xác cao Excalibur vào khoảng thời gian đầu cuộc chiến, họ thật sự rất hài lòng, và có phần tự đắc. Với các loại đạn pháo thông thường, các pháo thủ phải bắn nhiều loạt đạn vào mục tiêu để tiêu diệt chúng, ngay cả khi họ biết chính xác họ đang nhắm vào đâu. Excalibur, được dẫn đường bằng GPS, dường như đã trở thành một “viên đạn bạc”: một phát bắn, và một mục tiêu bị tiêu diệt. Thế nhưng, vào tháng 3 năm 2023 có thứ gì đó đã thay đổi. Các quả đạn Excalibur chỉ đơn giản là rơi từ trên trời xuống theo đúng nghĩa đen, hay thất bại trong việc tiêu diệt mục tiêu. Và điều này xảy ra không chỉ một lần: hàng tuần trôi qua mà không có mục tiêu nào bị tiêu diệt thành công. Đây là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về tác động sâu sắc của tác chiến điện tử (electronic warfare) tới cuộc chiến tại Ukraine. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu”

Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường

Nguồn: Shashank Joshi, The war in Ukraine shows how technology is changing the battlefieldThe Economist, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Nhưng số lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh

Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA). Continue reading “Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường”

Khởi đầu của kết thúc cho Putin?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “The Beginning of the End for Putin?,” Foreign Affairs, 27/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã huỷ hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin. Continue reading “Khởi đầu của kết thúc cho Putin?”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”

Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ

Nguồn: Gideon Rachman, “The Putin system is crumbling,” Financial Times, 25/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau vụ binh biến ở Moscow, mọi thứ ở Nga sẽ không thể trở lại bình thường.

Những hình ảnh minh chứng cho tư cách lãnh đạo quốc gia của Volodymyr Zelenskyy đã xuất hiện vào ngày 25/02 năm ngoái. Khi quân đội Nga áp sát Kyiv, Tổng thống Ukraine đã xuống đường với các phụ tá thân cận của mình, trấn an người dân rằng, “Tất cả chúng tôi vẫn đang ở đây, để bảo vệ nền độc lập và đất nước của chúng ta.” Continue reading “Vụ Prigozhin cho thấy hệ thống của Putin đang dần sụp đổ”

Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner

Nguồn: The Wagner Group halts its march on Moscow”, The Economist, 24/06/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin dường như đã sống sót qua mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của ông. Nhưng trong bao lâu nữa?

Mối đe dọa từ cuộc binh biến chống lại Vladimir Putin đã biến mất vào ngày 24 tháng 6 một cách đột ngột và kịch tính như khi nó nổ ra. Vào buổi sáng, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa các đội hình xe bọc thép của mình tham gia cuộc hành quân 1.000 km tiến về Moskva, tuyên bố đã áp sát trong vòng 200 km và gây ra báo động ở Điện Kremlin. Nhưng đến tối, ông ra lệnh cho các cựu chiến binh thiện chiến của mình quay trở lại, nói rằng ông không muốn làm đổ máu người Nga. Các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh của ông đang bắt đầu rút lui. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông Prigozhin sẽ tới Belarus. Continue reading “Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner”

Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?

Nguồn:Why the boss of Wagner Group is feuding with Russia’s military leaders?”, The Economist, 11/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của một lực lượng lính đánh thuê Nga, đang mất dần tầm ảnh hưởng

Rất nhiều thi thể chất đống là bối cảnh khác thường cho một đoạn độc thoại. Vào ngày 5/4, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga, đã đứng giữa thi thể của hàng chục chiến binh khi ghi lại một lời công kích kịch liệt nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Gerasimov. Ông tuyên bố rằng bộ đôi lãnh đạo này đã trì hoãn phát đạn dược cho lính đánh thuê của ông tại Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine mà Nga đã cố gắng chiếm giữ từ nhiều tháng nay. Sau đó, ông cũng cảnh báo Wagner sẽ rút lui nếu nguồn tiếp tế không sẵn sàng. Sự bộc phát cơn giận của Prigozhin là một phần của diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa ông và các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga. Vì sao họ lại có mâu thuẫn và diễn biến này nói lên điều gì về tình trạng chỉ huy quân sự của nước này? Continue reading “Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG

“Đây không phải là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến này,” quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói. “Nga sẽ phải tổn thất hơn nhiều nữa trước khi họ chịu thừa nhận thất bại. Và chiến tranh sẽ không kết thúc ngay cả khi chúng tôi giành được toàn bộ lãnh thổ năm 1991. Bởi vì chúng tôi vẫn sẽ có một kẻ thù ở ngay bên mình. Mục đích của cuộc chiến này không chỉ là đẩy lùi quân Nga và giành lại lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là để thuyết phục người Nga đừng nghĩ đến việc thử lại một lần nữa trong vài năm tới. Chúng tôi không có ý định để lại cuộc chiến này cho con cháu mình.” Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)”

Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)

Nguồn: Gideon Rose, “Ukraine’s Winnable War”, Foreign Affairs, 13/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phương Tây nên giúp Kyiv giành lại toàn bộ lãnh thổ?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine với ý định chiếm lãnh thổ và xóa bỏ nền độc lập mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sụp đổ ba thập niên trước. Xét đến sự chênh lệch lớn về quy mô quân đội và sức mạnh giữa hai bên tham chiến, gần như chẳng ai nghĩ Ukraine sẽ có nhiều cơ hội. Những người bi quan cho rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vài ngày hoặc vài tuần. Những người lạc quan hơn thì tin rằng quá trình đó mất vài tháng. Rất ít người nghĩ rằng Ukraine có thể đáp trả kẻ tấn công mình. Continue reading “Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”