#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)

russia-dismisses-ruling-greenpeace

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Các chủ thể liên quốc gia

Như chúng ta đã thấy, một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia tăng của những chủ thể liên quốc gia – những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động xuyên biên giới quốc tế (Hình 8.1). Nền chính trị quốc tế truyền thống chỉ bàn về các quốc gia. Chúng ta thường sử dụng các dạng nói ngắn gọn như “Nước Đức muốn vùng Alsace” hay “Pháp e sợ Anh”. Đây là một cách nói đơn giản hóa hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cổ điển của chính trị quốc tế. Vào thế kỷ 18, các quốc vương sẽ là người đại diện cho một quốc gia. Nếu Frederick Đại đế muốn điều gì đó cho nước Phổ, Frederick sẽ chính là nước Phổ. Vào thế kỷ 19, một tầng lớp tinh hoa lớn hơn kiểm soát các quyết định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ngoại giao Châu Âu vẫn tương đối bó hẹp trong quan hệ giữa các chính phủ với nhau. Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới hạn hơn ngày nay rất nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các chương trình nghị sự này và thường được quyết định chủ yếu bởi các bộ ngoại giao. Continue reading “#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)”

#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)

resources_information

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin

Một cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đổi chính trị quốc tế. Cách đây 4 thế kỷ, Francis Bacon, một nhà triết học-chính trị gia người Anh đã viết rằng tri thức là quyền lực. Vào đầu thế kỷ 21, một phần lớn hơn của dân số thế giới đều đã có thể tiếp cận được loại quyền lực này. Các chính phủ trên thế giới luôn lo lắng về dòng chảy của các nguồn thông tin và việc kiểm soát chúng. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử chịu tác động mạnh mẽ của các biến đổi về công nghệ thông tin. Vào thế kỷ 15, việc phát hiện ra kỹ thuật in của Gutenberg, vốn đã tạo điều kiện cho việc in Kinh Thánh và sự truyền bá của Kinh Thánh đến với phần lớn dân chúng Châu Âu lúc bấy giờ, được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu Cải cách Kháng Cách của Giáo hội Công giáo La Mã. Các truyền đơn và ủy ban trao đổi thông tin cũng đã tạo điều kiện giúp Cách mạng Mỹ thành công. Như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích. Continue reading “#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)”

#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

global connections

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh năm 1989, một số nhà quan sát cho rằng vấn đề kinh tế sẽ đóng vai trò trọng tâm hơn trong nền chính trị thế giới. Các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mở rộng trên toàn cầu đã tăng nhanh khi chi phí liên lạc và giao thông vận tải giảm xuống, giúp thu hẹp khoảng cách không gian. Vai trò của thị trường cũng đã tăng lên nhờ các công nghệ mới về thông tin và giao thông vận tải cũng như sự thay đổi thái độ đối với vai trò của chính phủ và nhà nước. Gần như một nửa sản xuất công nghiệp hiện nay được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Quyết định của các công ty này về việc đặt nhà máy sản xuất ở đâu có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và chính trị nội bộ của các các nước. Continue reading “#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”

#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)

Gorbachev_and_Reagan_1988-11

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.[1]

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Phần còn lại của Chiến tranh Lạnh

Vào năm 1952, Dwight Eisenhower được bầu làm tổng thống với cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là kết thúc chiến tranh Triều Tiên và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng hòa cho rằng chính sách ngăn chặn là một sự thỏa hiệp hèn nhát đối với chủ nghĩa cộng sản. Chính sách đúng đắn phải là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng, thực tế đã cho thấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản là quá nguy hiểm vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Sau khi Stalin mất năm 1953, các mối quan hệ vốn đóng băng trở nên ấm lên dần dần. Continue reading “#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)”

#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)

the-cold-war-era

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với nửa đầu đầy bạo lực, đặc điểm nổi bật nhất của nửa sau thế kỷ 20 là sự vắng bóng của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh, một thời kỳ thù địch căng thẳng mà không có cuộc chiến nào trên thực tế. Sự thù nghịch này căng thẳng đến mức mà nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa các siêu cường. Giao tranh đã xảy ra nhưng chỉ ở khu vực ngoại biên mà không diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)”

#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Failure of Collective Security and World War II” (Chapter 4), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 87-114.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Những thăng trầm của chiến lược an ninh tập thể

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã dẫn tới những đảo lộn xã hội lớn lao và làn sóng căm phẫn trước những sự tàn sát vô nghĩa. Đường lối chính trị cân bằng quyền lực bị phê phán là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh. Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là một người điển hình mang tư tưởng chủ nghĩa tự do thế kỷ 19, luôn coi chính sách cân bằng quyền lực là phi đạo đức bởi các chính sách này vi phạm dân chủ và quyền tự quyết dân tộc. Theo quan điểm của Wilson “cân bằng quyền lực là một trò chơi lớn giờ đây đã vĩnh viễn bị nghi ngờ. Đó là một trật tự cũ kỹ và xấu xa vốn phổ biến trước khi cuộc chiến tranh này xảy ra. Cân bằng quyền lực là điều chúng ta có thể từ bỏ trong tương lai.”[1] Continue reading “#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II”

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cân bằng quyền lực

Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xa Continue reading “#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”

#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20

PLA--621x414

Nguồn: Nye, Joseph S. (2007). “Origins of the Great Twentieth-Century Conflicts?” (Chapter 2), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 33-58.

Biên dịch: Trần Nguyên Khang, Lê Hồng Hiệp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts 

Hệ thống quốc tế và các mức độ nhân quả

Chiến tranh thường được giải thích là do hệ thống quốc tế, nhưng “hệ thống quốc tế” là gì? Theo từ điển, hệ thống là tập hợp của các đơn vị có liên quan đến nhau. Có thể dễ dàng xác định được các hệ thống chính trị trong nước bởi các khái niệm thể chế rõ ràng như: tổng thống, quốc hội/ nghị viện, vv…. Các hệ thống chính trị quốc tế ít mang tính tập trung và kém rõ ràng hơn. Nếu không có Liên Hiệp Quốc vẫn tồn tại một hệ thống quốc tế. Hệ thống quốc tế gồm không chỉ các quốc gia. Hệ thống chính trị quốc tế là mẫu hình của mối quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”