#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)

russia-dismisses-ruling-greenpeace

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Các chủ thể liên quốc gia

Như chúng ta đã thấy, một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia tăng của những chủ thể liên quốc gia – những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động xuyên biên giới quốc tế (Hình 8.1). Nền chính trị quốc tế truyền thống chỉ bàn về các quốc gia. Chúng ta thường sử dụng các dạng nói ngắn gọn như “Nước Đức muốn vùng Alsace” hay “Pháp e sợ Anh”. Đây là một cách nói đơn giản hóa hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cổ điển của chính trị quốc tế. Vào thế kỷ 18, các quốc vương sẽ là người đại diện cho một quốc gia. Nếu Frederick Đại đế muốn điều gì đó cho nước Phổ, Frederick sẽ chính là nước Phổ. Vào thế kỷ 19, một tầng lớp tinh hoa lớn hơn kiểm soát các quyết định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ngoại giao Châu Âu vẫn tương đối bó hẹp trong quan hệ giữa các chính phủ với nhau. Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới hạn hơn ngày nay rất nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các chương trình nghị sự này và thường được quyết định chủ yếu bởi các bộ ngoại giao. Continue reading “#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)”

#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)

resources_information

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin

Một cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đổi chính trị quốc tế. Cách đây 4 thế kỷ, Francis Bacon, một nhà triết học-chính trị gia người Anh đã viết rằng tri thức là quyền lực. Vào đầu thế kỷ 21, một phần lớn hơn của dân số thế giới đều đã có thể tiếp cận được loại quyền lực này. Các chính phủ trên thế giới luôn lo lắng về dòng chảy của các nguồn thông tin và việc kiểm soát chúng. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử chịu tác động mạnh mẽ của các biến đổi về công nghệ thông tin. Vào thế kỷ 15, việc phát hiện ra kỹ thuật in của Gutenberg, vốn đã tạo điều kiện cho việc in Kinh Thánh và sự truyền bá của Kinh Thánh đến với phần lớn dân chúng Châu Âu lúc bấy giờ, được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu Cải cách Kháng Cách của Giáo hội Công giáo La Mã. Các truyền đơn và ủy ban trao đổi thông tin cũng đã tạo điều kiện giúp Cách mạng Mỹ thành công. Như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích. Continue reading “#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)”

#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)

99-percent

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1) Căn nguyên của phát triển

Sự đồng thuận của chủ nghĩa tự do mới về phát triển

Khi phong trào đòi thiết lập một Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới bị khủng hoảng và những nỗ lực đạt được sự tự cung tự cấp lâm vào bế tắc, việc chú trọng những quan điểm tự do đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã xuất hiện trở lại vào thập niên 1980. Trong khoảng thời gian này, một số nước kém phát triển (đặc biệt ở Châu Phi và Mỹ Latinh) ngập chìm trong nợ nần, đối mặt với sự giảm sút doanh thu từ việc xuất khẩu các hàng hóa cơ bản, năng suất nông nghiệp giảm và nền kinh tế trì trệ toàn diện. Continue reading “#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)”

#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)

140127173656-global-inequality-scales-620xa

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Phát triển (hay kém phát triển) là một vấn đề toàn cầu, không chỉ liên quan đến quốc gia nghèo khó. Nhiều khu vực của các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn còn kém phát triển. Bạn chỉ cần đi đến các vùng công nghiệp cũ và suy tàn của bất kì quốc gia công nghiệp hoá nào cũng nhận thấy những khu vực này có nhiều điểm chung với các nước đang phát triển hơn là với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, khi thế kỉ XX sắp kết thúc thì đại đa số dân số trên thế giới sinh sống ở những khu vực kém phát triển nơi mà tiêu chuẩn sống kém hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp hoá. Nền kinh tế chính trị quốc tế được đặc trưng bởi hai khoảng cách thu nhập đáng chú ý. Một là khoảng cách được thừa nhận một cách rộng rãi giữa các quốc gia nghèo và giàu; và khoảng cách còn lại là sự khác biệt ngày càng gia tăng trong nội bộ các quốc gia kém phát triển với nhau. Continue reading “#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)”

#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

global connections

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh năm 1989, một số nhà quan sát cho rằng vấn đề kinh tế sẽ đóng vai trò trọng tâm hơn trong nền chính trị thế giới. Các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mở rộng trên toàn cầu đã tăng nhanh khi chi phí liên lạc và giao thông vận tải giảm xuống, giúp thu hẹp khoảng cách không gian. Vai trò của thị trường cũng đã tăng lên nhờ các công nghệ mới về thông tin và giao thông vận tải cũng như sự thay đổi thái độ đối với vai trò của chính phủ và nhà nước. Gần như một nửa sản xuất công nghiệp hiện nay được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Quyết định của các công ty này về việc đặt nhà máy sản xuất ở đâu có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và chính trị nội bộ của các các nước. Continue reading “#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”

#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia

Well-Known World Brand Logotypes

Nguồn: Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Các công ty đa quốc gia là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính di động cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi. Mục đích của chương này là trình bày khái niệm các công ty đa quốc gia là gì, đến từ đâu, đầu tư vào đâu, và đánh giá tác động của chúng đối với các quốc gia và giới công nhân trên toàn cầu.  Continue reading “#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia”

#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế

d3a8f034-1a61-47a0-98ca-cad45eaf7715Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “The International Monetary System,” in D. N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 133-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quát

Nền kinh tế chính trị quốc tế bao gồm các quốc gia và thị trường được liên kết bởi những mối quan hệ tương tác hoặc các cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hoạt động và tác động của chúng. Cấu trúc tài chính miêu tả tập hợp những quan hệ tiền tệ hoặc tài chính mà trong khuôn khổ đó các quốc gia và thị trường tồn tại. Những mối quan hệ tài chính này ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến tất cả những thể loại tương tác giữa các quốc gia và các thị trường. Continue reading “#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế”

#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”

#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)

Gorbachev_and_Reagan_1988-11

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.[1]

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Phần còn lại của Chiến tranh Lạnh

Vào năm 1952, Dwight Eisenhower được bầu làm tổng thống với cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là kết thúc chiến tranh Triều Tiên và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng hòa cho rằng chính sách ngăn chặn là một sự thỏa hiệp hèn nhát đối với chủ nghĩa cộng sản. Chính sách đúng đắn phải là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng, thực tế đã cho thấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản là quá nguy hiểm vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Sau khi Stalin mất năm 1953, các mối quan hệ vốn đóng băng trở nên ấm lên dần dần. Continue reading “#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)”

#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)

the-cold-war-era

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với nửa đầu đầy bạo lực, đặc điểm nổi bật nhất của nửa sau thế kỷ 20 là sự vắng bóng của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh, một thời kỳ thù địch căng thẳng mà không có cuộc chiến nào trên thực tế. Sự thù nghịch này căng thẳng đến mức mà nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa các siêu cường. Giao tranh đã xảy ra nhưng chỉ ở khu vực ngoại biên mà không diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)”

#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế

Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “International Trade,” in D.N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 87-106.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn  Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Thương mại quốc tế là một trong những chủ đề cổ điển nhất và gây nhiều tranh cãi nhất của môn học kinh tế chính trị quốc tế. Thương mại quốc tế được coi là một phần của cấu trúc sản xuất của nền kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT).[1] Nhìn lại, cấu trúc sản xuất là một hệ thống các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác như các doanh nghiệp quốc tế. Những doanh nghiệp này quyết định sản xuất cái gì, Continue reading “#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế”

#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA

Nguồn:  David J. Sousa,  “Democracy and Markets: The IPE of NAFTA,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education), 2001, pp. 254-271.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Vấn đề tự do thương mại với Mexico đã khuấy động những quan tâm hiếm thấy trong nền chính trị Mỹ. Đối với một số người, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) biểu hiện việc Mỹ chấp nhận sự toàn cầu hóa của nền kinh tế toàn cầu và đánh dấu điểm xuất phát cho nỗ lực hội nhập kinh tế Bắc Mỹ để đối phó với các thách thức kinh tế từ Châu Âu và Châu Á trong thế kỷ 21. Tự do thương mại với Mexico sẽ rất có lợi cho Mỹ, đảm bảo cho thương nhân vào thị trường Mexico tự do hơn và tạo ra hàng ngàn công việc dựa trên hoạt động xuất khẩu. Continue reading “#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA”