Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?

Nguồn: Zaki Laïdi, “Why Is Europe Afraid of Defending Itself?”, Project Syndicate, 11/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte ca ngợi hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại The Hague là một thành công tuyệt đối, Mỹ đã đình chỉ một lô hàng thiết bị quân sự dự kiến ​​viện trợ cho Ukraine và nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng Nga. Kể từ đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã đảo ngược quyết định này, vốn do Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đưa ra. Nhưng không ai biết mức độ và thời gian của sự đảo ngược mới này. Chính sách của Mỹ vẫn vô cùng khó đoán. Và đây chính là điều khiến người châu Âu lo sợ. Do đó, bất chấp sự khúm núm của Rutte, Trump đang phát tín hiệu rằng các cam kết an ninh của Mỹ không còn gắn liền với nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các nước châu Âu. Continue reading “Tại sao châu Âu lại ‘sợ’ tự chủ quốc phòng?”

Iran và logic của chiến tranh hạn chế

Nguồn: Raphael S. Cohen, “Iran and the Logic of Limited Wars”, Foreign Policy, 14/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc không chiến của Israel chống lại Iran— “Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy” —có thể đã kết thúc, nhưng những tranh cãi xung quanh các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Một câu hỏi quan trọng là liệu các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Esfahan, được mệnh danh là “Chiến dịch Búa Đêm”, đã thành công trong việc xóa sổ hoàn toàn địa điểm Fordow được chôn sâu hay chỉ làm nó tê liệt trong vài tháng. Mức độ thiệt hại đối với chương trình hạt nhân của Iran, tất nhiên, rất quan trọng từ góc độ tác chiến. Nhưng lời chỉ trích rộng hơn—rằng chiến dịch không kích kéo dài 12 ngày bằng cách nào đó là liều lĩnh vì nó có thể không phá hủy vĩnh viễn chương trình hạt nhân của Iran—đã bỏ lỡ điểm mấu chốt. Continue reading “Iran và logic của chiến tranh hạn chế”

Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?

Nguồn: Andrea Kendall-Taylor, Jim Townsend, và Kate Johnston, “How Russia Could Exploit a Vacuum in Europe”, Foreign Affairs, 10/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức hai tuần trước tại The Hague đã đáp ứng đúng những kỳ vọng thấp mà các đồng minh đã đặt ra cho nó. Giữa những lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây xáo trộn chương trình nghị sự thông thường, các nhà lãnh đạo NATO đã cắt giảm đáng kể kế hoạch, loại bỏ các cuộc thảo luận khó khăn về những vấn đề như hỗ trợ Ukraine, quan hệ NATO-Nga và các cuộc tấn công hỗn hợp của Nga ở châu Âu. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc với một thỏa thuận lịch sử giữa hầu hết các đồng minh (Tây Ban Nha là một ngoại lệ đáng chú ý) về việc tăng chi tiêu quốc phòng của các thành viên lên 5% GDP trong mười năm tới, trong đó 3,5% dành cho chi tiêu quân sự cốt lõi và 1,5% dành cho việc củng cố cơ sở hạ tầng dân sự và khả năng chống chịu tổng thể. Continue reading “Nga có thể lợi dụng khoảng trống Mỹ để lại ở châu Âu như thế nào?”

Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?

Nguồn:How drones and video-game techniques are coming together in Ukraine’s war”, The Economist, 08/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc chiến của Ukraine đã trở thành một môi trường thúc đẩy đổi mới quân sự. Một trong những điểm đáng chú ý là việc áp dụng các “chính sách khuyến khích từ trò chơi điện tử” nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Hệ thống này đảm bảo rằng những người điều khiển drone thành công sẽ được ưu tiên nhận drone mới hơn so với những đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả. Hiện tại, quy trình này đang được nâng cấp với một hệ thống mà ông Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, gọi là “Amazon dành cho quân đội” – một cơ chế cho phép các đơn vị mua sắm trang bị chiến trường bằng cách sử dụng số điểm họ kiếm được từ việc phá hủy các phương tiện và mục tiêu khác của Nga. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine kết hợp drone và kỹ thuật chơi game như thế nào?”

Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?

Nguồn: Henry Tugendhat và James Palmer, “China Isn’t Ready to Replace USAID”, Foreign Policy, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi chính quyền Trump bắt đầu giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy cơ hội cho Trung Quốc. Họ lập luận rằng Bắc Kinh sẽ “lấp đầy khoảng trống” do Washington để lại và đang “vui mừng” trước sự tan rã của cơ quan này. Nỗi lo ngại Trung Quốc sẽ thay thế viện trợ nước ngoài của Mỹ đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng trong giới phân tích Mỹ trong nhiều năm. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu cắt giảm USAID, Trung Quốc đã can thiệp để thay thế các dự án của Mỹ ở một vài quốc gia, chẳng hạn như Nepal và Campuchia. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể thay thế USAID?”

Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường

Nguồn: Michael C. Horowitz, Lauren A. Kahn, và Joshua A. Schwartz, “What Drones Can—and Cannot—Do on the Battlefield”, Foreign Affairs, 04/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong vòng hai tuần của tháng 6, lực lượng vũ trang Ukraine và Israel đã thực hiện hai trong số những chiến dịch táo bạo nhất trong lịch sử quân sự gần đây. Vào ngày 1 tháng 6, Ukraine đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái (drone) được đưa sâu vào lãnh thổ Nga để gây hư hại đáng kể hoặc phá hủy ít nhất 11 máy bay ném bom chiến lược của Nga trong khuôn khổ Chiến dịch Mạng Nhện (Operation Spider’s Web). Sau đó, bắt đầu từ ngày 13 tháng 6, trong Chiến dịch Sư Tử Trỗi Dậy (Operation Rising Lion), Israel đã sử dụng drone được buôn lậu từng bộ phận vào Iran để phá hủy hệ thống phòng không của Iran, giúp Israel giành quyền kiểm soát hoàn toàn không phận Iran. Trong mỗi trường hợp, những chiếc drone có giá không quá vài nghìn USD mỗi chiếc đã có thể xóa sổ hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu USD giá trị của các hệ thống vũ khí tiên tiến không thể dễ dàng thay thế. Continue reading “Những lợi thế và hạn chế của drone trên chiến trường”

Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?

Nguồn: Can Donald Trump force a ceasefire in Gaza?”, The Economist, 07/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hai tuần sau cuộc chiến đầy kịch tính giữa Israel và Iran, Benjamin Netanyahu đang tới Washington để tận hưởng vinh quang cùng với Donald Trump. Nhưng để có một buổi tiếp đón của người chiến thắng tại Nhà Trắng, thủ tướng Israel có thể phải nhượng bộ tổng thống Mỹ về một vấn đề khác.

Khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 7 tháng 7, ông Trump hy vọng có thể thông báo chấm dứt cuộc chiến ở Gaza. Cách Washington hàng nghìn km, tại Doha, các nhà đàm phán của Israel và Hamas, phong trào Hồi giáo đã bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ và vụ thảm sát 21 tháng trước, sẽ tiến hành các cuộc đàm phán sốt sắng để chốt thỏa thuận kịp thời cho chuyến thăm Mỹ của ông Netanyahu. Continue reading “Liệu Donald Trump có thể áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza?”

Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump’s ‘Big, Beautiful Bill’ Will Make China Great Again”, The New York Times, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bạn có nghe thấy không – tiếng gầm lớn từ phương Đông? Đó là tiếng cười của 1,4 tỷ người Trung Quốc đang cười nhạo Mỹ.

Người Trung Quốc đang không thể tin vào vận may của họ: ngay khi kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tiêu thụ lượng điện khổng lồ bắt đầu, Tổng thống Mỹ và đảng của ông lại quyết định thực hiện một trong những quyết sách tự gây tổn hại mang tính chiến lược một cách không tưởng. Họ đã thông qua một dự luật khổng lồ mà, cùng với những điều vô lý khác, cố ý phá hoại khả năng sản xuất điện của Mỹ thông qua năng lượng tái tạo – đặc biệt là năng lượng mặt trời, pin và năng lượng gió. Continue reading “Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào?”

Bên trong nền kinh tế thời chiến của Iran

Nguồn:Inside Iran’s war economy”, The Economist, 03/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Ngay cả trước khi bom bắt đầu rơi, nền kinh tế Iran đã trong tình trạng tồi tệ. Sáu trong số mười người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Giá cả đã tăng 35% trong năm qua. Khoảng 18% dân số đang sống dưới ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Mặc dù xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ, các quan chức Iran phải đốt dầu mazut, một sản phẩm phụ tinh chế cấp thấp, để duy trì nguồn điện. Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu sau đó đã nhắm vào các mục tiêu kinh tế. Ngoài các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự và cơ sở hạt nhân, máy bay Israel đã ném bom ít nhất hai mỏ khí đốt, một vài mỏ dầu và một nhà máy ô tô. Continue reading “Bên trong nền kinh tế thời chiến của Iran”

Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?

Nguồn: Ryan Hass, “Possible Conflict in the Taiwan Strait: Southeast Asia Can Help US Maintain Focus”, Fulcrum, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã làm dấy lên tranh luận về những tác động đối với Eo biển Đài Loan. Nếu việc Mỹ sử dụng vũ lực buộc Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân, điều này sẽ là một lời nhắc nhở về sức mạnh của Mỹ, qua đó có thể tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc trong việc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ngược lại, nếu Mỹ lại sa lầy vào một cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, Bắc Kinh có thể sẽ nghĩ rằng mình có cơ hội dễ dàng hơn để thôn tính Đài Loan. Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong việc theo đuổi mục tiêu thống nhất hai bờ Eo biển Đài Loan. Continue reading “Đông Nam Á có vai trò thế nào đối với Mỹ trong vấn đề Đài Loan?”

Tại sao Đài Loan không cần phải tuyên bố ‘độc lập’?

Nguồn: Nathan Attrill, “Every day is Independence Day in Taiwan”, The Strategist, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong bài phát biểu khởi động chuỗi “10 bài nói chuyện về Đất nước” vào ngày 22 tháng 6, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã tuyên bố rằng Đài Loan “tất nhiên là một quốc gia”, viện dẫn hệ thống dân chủ, lịch sử riêng biệt và việc Bắc Kinh không có quyền tài phán đối với hòn đảo này. Đây là một trong những lời khẳng định rõ ràng nhất của ông về bản sắc quốc gia của Đài Loan: không phải là lời kêu gọi thay đổi, mà là một tuyên bố về thực tế hiện tại.

Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội. Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đã lên án những nhận xét của ông Lại là “tuyên bố độc lập của Đài Loan” chứa đầy “những luận điệu sai lạc”, cáo buộc ông kích động ly khai và “đẩy Đài Loan đến chiến tranh”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng những bài phát biểu như vậy sẽ “bị chôn vùi trong đống rác của lịch sử”, và nói thêm rằng những nhận xét gây hấn của ông Lại đã phớt lờ mong muốn mạnh mẽ về hòa bình của công chúng Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Loan không cần phải tuyên bố ‘độc lập’?”

Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?

Nguồn: “How to win peace in the Middle East”, The Economist, 26/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Donald Trump đã đánh cược. Nhưng liệu ông ấy có thắng? Ông đã ném bom chương trình hạt nhân của Iran và ngay lập tức áp đặt lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran, mà không có bất kỳ thương vong nào từ phía Mỹ. Đây là lời biện minh cho những người, bao gồm cả tờ báo này, lo sợ rằng Iran sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, rủi ro chỉ là một nửa của bài toán: yếu tố còn lại là liệu Mỹ có thể lợi dụng một cuộc tấn công để ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân hay không. Cách tốt nhất để đạt được điều đó bây giờ là ông Trump đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với chế độ này. Ông có thể củng cố điều đó bằng cách thúc đẩy Trung Đông giải quyết các vấn đề của mình thông qua thương mại và đầu tư, thay vì chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh. Đó là những nhiệm vụ khó khăn, nhưng nếu ông Trump thậm chí hoàn thành một phần trong số đó, ông sẽ giành được một phần thưởng mà những người tiền nhiệm của ông đã bỏ lỡ. Continue reading “Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?”

Lý do các nước NATO phải nâng mức chi tiêu quốc phòng

Nguồn: To keep Russia out and America in, NATO must spend more”, The Economist, 19/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Tổng thư ký đầu tiên của NATO, Hastings “Pug” Ismay, được cho là đã nói rằng mục đích của liên minh là “ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô, duy trì sự hiện diện của Mỹ và kiềm chế sức mạnh của Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in and the Germans down”). Ngày nay, không nước nào muốn kiềm chế Đức nữa. Nhưng khi 32 thành viên của NATO tụ họp tại The Hague vào ngày 24 tháng 6, hầu hết đều đồng ý rằng nhiệm vụ thiết yếu ngăn sự bành trướng của Nga vẫn đòi hỏi phải duy trì sự hiện diện của Mỹ. Và điều đó không còn đơn giản nữa. Continue reading “Lý do các nước NATO phải nâng mức chi tiêu quốc phòng”

Đã đến lúc khép lại cơ hội gia nhập NATO của Ukraine

Nguồn: Charles Kupchan, “Close NATO’s Door to Ukraine”, Foreign Affairs,  20/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Tổng thống Donald Trump đã trở lại Nhà Trắng với lời hứa sẽ kết thúc cuộc chiến ở Ukraine “trong 24 giờ”. Kể từ đó, chính quyền của ông đã không thể xử lý hiệu quả các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn. Trump đã đánh giá thấp quyết tâm của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc chinh phục Ukraine và do đó đã không gây áp lực cưỡng chế cần thiết lên Kremlin để ngăn chặn hành động gây hấn đang diễn ra.

Tuy nhiên, giữa những nỗ lực ngoại giao vụng về tại Ukraine, chính quyền Trump đã có một quyết định chiến lược đúng đắn: đã đến lúc đưa việc Ukraine gia nhập NATO ra khỏi bàn đàm phán. Sau nhiều năm hứa hẹn đưa Ukraine vào liên minh, Washington cuối cùng cũng đang thay đổi hướng đi. Vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth tuyên bố rằng “Mỹ không tin rằng việc Ukraine gia nhập NATO là một kết quả thực tế của một thỏa thuận đàm phán”. Continue reading “Đã đến lúc khép lại cơ hội gia nhập NATO của Ukraine”

Lý do tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia bùng phát trở lại

Nguồn: Susannah Patton, “A border skirmish and leaked phone call sees the Thailand-Cambodia dispute surge back to life”, The Interpreter, 20/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Khi các cuộc chiến ở Trung Đông và Châu Âu leo thang và mang một chiều hướng mới, và khi một thỏa thuận ngừng bắn được duy trì giữa Ấn Độ và Pakistan, một cuộc đối đầu cũ ở biên giới đất liền Thái Lan-Campuchia có nguy cơ làm tăng thêm danh sách các cuộc xung đột giữa các quốc gia.

Giống như nhiều cuộc xung đột, tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, trên khu vực đất xung quanh quần thể đền Preah Vihear rộng lớn thời Angkor, có nguồn gốc từ việc tranh chấp bản đồ thời thuộc địa. Mặc dù Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết vào năm 1962 rằng Preah Vihear thuộc về Campuchia, nhưng 195 km đường biên giới đất liền phía bắc khu phức hợp này vẫn chưa được phân định. Continue reading “Lý do tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia bùng phát trở lại”

Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran

Nguồn: Ilan Goldenberg, “America’s War With Iran”, Foreign Affairs, 22/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Mỹ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi ông Trump gợi ý rằng ông có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong vài tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo vào ngày 21 tháng 6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở nằm sâu dưới lòng đất ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận các cuộc tấn công đã diễn ra. Mặc dù Trump khẳng định các địa điểm này đã bị “san bằng”, nhưng vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của các cuộc tấn công. Continue reading “Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran”

Tại sao Nga không bảo vệ Iran?

Nguồn: Hanna Notte, “Why Isn’t Russia Defending Iran?”, The Atlantic, 18/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Iran đang hứng chịu liên tiếp các cuộc tấn công, và Nga, nước ủng hộ mạnh mẽ nhất của họ, dường như không sẵn lòng làm gì nhiều để giúp đỡ.

Không lâu trước đây, việc ủng hộ cường quốc ít được phương Tây ưa thích nhất ở Trung Đông có những lợi ích của nó. Trong việc tiến hành cuộc chiến tiêu hao ở Ukraine, Vladimir Putin đã biến việc đối đầu với phương Tây thành nguyên tắc tổ chức chính sách đối ngoại của ông. Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần Iran và các đối tác trong “Trục kháng chiến” là điều hợp lý. Continue reading “Tại sao Nga không bảo vệ Iran?”

Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran

Nguồn: “The Arab world thinks differently about this Iran war”, The Economist,  17/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội ở Lebanon là những video về tên lửa đạn đạo xé toạc bầu trời đêm. Các tên lửa này, do Iran phóng vào Israel, đã trở thành phông nền đầy kịch tính cho các bữa tiệc tại gia, những buổi tối ngoài trời và thậm chí là một vài đám cưới. Một số người chia sẻ những đoạn clip đó vui mừng khi thấy các cuộc tấn công vào Israel, quốc gia đã gây chiến ở Lebanon vào năm ngoái. Nhiều người khác thì đơn giản là nhẹ nhõm vì tên lửa đang bay sang nơi khác. Cảm giác thứ hai là một cảm giác mới lạ, không chỉ ở Lebanon mà còn trên khắp thế giới Ả Rập. Một cuộc chiến tranh khu vực đã nổ ra – nhưng lần này, nó không liên quan đến các quốc gia Ả Rập (ít nhất là chưa). Continue reading “Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran”

Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’

Nguồn: Michael L. Ross và Erik Voeten, “Petrostate America”, Foreign Affairs, 12/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sức ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn, nổi bật với cuộc chiến thương mại, việc rút khỏi các hiệp ước quốc tế và sự khinh miệt đối với các đồng minh truyền thống. Phần lớn sự hỗn loạn này bắt nguồn từ quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và xu hướng dân túy của ông. Nhưng một yếu tố khác, thường bị bỏ qua và hầu như không liên quan đến những sở thích riêng của Trump, cũng đang tác động. Trong 15 năm qua, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc với những tác động địa chính trị sâu rộng. Sau nhiều thập kỷ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã nổi lên như là nước xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Kể từ đó, quốc gia này đã bắt đầu hành xử ít giống một bá quyền tự do hơn và giống một quốc gia dầu mỏ cổ điển hơn. Continue reading “Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’”