#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ

image-777x583

Nguồn: Dan Steinbock, “The Decline of US Military Innovation”, Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Trần Thị Bích Thuận, Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ đánh mất lợi thế quân sự của mình. Lực lượng vũ trang của nước này vẫn có thể được coi là tiên tiến nhất thế giới khi Hoa Kỳ chi hơn gấp hai lần vào việc nghiên cứu và phát triển quân sự so với các cường quốc lớn khác như Pháp hay Nga, và hơn gấp chín lần so với Trung Quốc và Đức. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục dẫn đầu về công nghệ của Hoa Kỳ đã không còn được đảm bảo nữa.

Từ năm 2005, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cắt giảm 22% chi tiêu về nghiên cứu và phát triển (R&D) quân sự. Năm 2013, như một phần của thỏa thuận để ngăn chặn tranh cãi về trần nợ công, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu cắt giảm chi tiêu tự động 1,2 ngàn tỷ đô la. Continue reading “Sự suy giảm đổi mới trong Quân đội Hoa Kỳ”

George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô

george kennan

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).

George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung. Continue reading “George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô”

Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon

10974212_945727245450960_8086250894284981668_o

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới

zbigniew-brzezinski

Nguồn: Zbigniew Brzezinski, “America’s Global Balancing Act”, Project Syndicate, 21/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea, biên giới giữa Iraq và Syria bị phá vỡ và Trung Quốc ngày càng hành động xác quyết hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã kết thúc trong năm 2014. Liệu điều này có đúng?

Kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh không thực sự là một “kỷ nguyên”, nó giống với một giai đoạn chuyển tiếp từng bước từ trật tự hai cực thời Chiến tranh Lạnh sang một trật tự quốc tế phức tạp hơn mà bản chất là vẫn tiếp tục xoay quanh hai siêu cường thế giới. Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay quanh Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với sự ganh đua thời Chiến tranh Lạnh: không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hòa thuận với nhau. Continue reading “Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới”

#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ

kveus5944s

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Creature Comes to America”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 16.

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America), ngân hàng trung ương đầu tiên của nước Mỹ vốn được thành lập thậm chí trước khi Hiếp pháp được soạn thảo, và câu chuyện về Ngân hàng Đệ Nhất Hoa Kỳ (First Bank of the United States), ngân hàng trung ương thứ hai vốn ra đời năm 1791; cuộc lạm phát nặng nề do hai ngân hàng này gây nên, và lý do chúng chấm dứt hoạt động.

Thật đáng ngạc nhiên rằng ngân hàng nhà nước đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời trước khi Hiến pháp được soạn thảo. Ngân hàng này được Quốc Hội Lục Địa cho ra điều lệ trong kỳ họp Mùa xuân năm 1791 và đi vào hoạt động một năm sau đó. Tại thời điểm đó, nhiều người hy vọng Canada sẽ sớm tham gia cuộc nổi dậy của các thuộc địa để thành lập một liên minh thống nhất trên toàn Bắc Mỹ. Với dự đoán này, thể chế tài chính mới ra đời được mang tên Ngân Hàng Bắc Mỹ. Continue reading “#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ”

Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?

newyork_2569619b

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The End of Republican Obstruction”, Project Syndicate, 19/1/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng thời gian hai tháng qua đã tạo nên một sự khác biệt rõ ràng. Khi Đảng Cộng hòa giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, cách lý giải được chấp nhận rộng rãi là do các cử tri đã bày tỏ sự chán nản và bực bội trước thành tích kém cỏi của nền kinh tế. Quả thật là khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, phần lớn họ đã có chung suy nghĩ rằng tình trạng kinh tế đang xấu đi trầm trọng, nhiều người đã cho rằng trách nhiệm thuộc về Tổng thống Barack Obama và đã bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ của ông.

Nhưng giờ đây, mọi người đột nhiên lại phát hiện ra rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở tình trạng khá tốt – tốt đến mức Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng Viện Hoa Kỳ, đã chuyển từ đổ lỗi cho Obama vì gây nên tình trạng kinh tế yếu kém sang đòi được ghi nhận công lao (của Đảng Cộng hòa) vì mang lại một nền kinh tế hiệu quả. Continue reading “Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?”

Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình

John Kerry waves after delivering speech in Tokyo

Nguồn: John Kerry, “Alliances for Peace”, Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Biên tập: Phạm Trang Nhung

Tôi lớn lên trong bóng tối của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, và vào lúc bình minh của Chiến tranh Lạnh.

Công việc làm viên chức ngoại giao của cha tôi đã cho tôi một cơ hội để chứng kiến lịch sử một cách sát sao: Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh dạo chơi cùng ông trên các bãi biển vùng Normandy và quan sát xác những con tàu (đổ bộ) Higgins bị cháy rụi vẫn còn nằm trên những bờ biển đó, mới chỉ vài năm sau khi rất nhiều thanh niên đã ngã xuống để thế giới được tự do. Cũng như vậy, tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác rờn rợn khi đạp xe qua cổng Brandenburg từ khu Tây vào khu Đông Berlin, và thấy được sự tương phản giữa những người tự do và những người bị mắc lại phía sau Bức màn Sắt. Continue reading “Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình”

Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ

Nguồn: BBC

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Inequality and the American Child”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Hà Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trẻ em từ lâu đã được công nhận là một nhóm đặc biệt. Chúng không được chọn cha mẹ, chưa nói đến việc lựa chọn hoàn cảnh được sinh ra. Chúng không có khả năng tương tự như người lớn để bảo vệ hoặc chăm sóc cho bản thân. Đó là lý do vì sao Hội Quốc Liên phê chuẩn Tuyên bố Geneva về Quyền Trẻ em vào năm 1924, và cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước về Quyền Trẻ em vào năm 1989.

Đáng buồn thay, Hoa Kỳ đang không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, cho đến ngày hôm nay Hoa Kỳ thậm chí vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em. Nước Mỹ, với hình ảnh được ca ngợi như là một vùng đất của cơ hội, đáng ra phải là một hình mẫu đầy cảm hứng về cách đối xử đúng đắn và gương mẫu đối với trẻ em. Thay vào đó, nó lại là một biểu tượng của sự thất bại – một đất nước góp phần vào tình trạng trì trệ toàn cầu về quyền trẻ em trên trường quốc tế. Continue reading “Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ”

Cuba: Bước đột phá của Obama

Barack Obama

Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.

Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy. Continue reading “Cuba: Bước đột phá của Obama”

Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông

movahedian20120713160853420

Nguồn: Chirstopher R. Hill, “America’s Middle East Challenges”, Project Syndicate, 29/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Diệu Hương | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Trong tháng 11 này, những lợi ích tiềm tàng của việc chuyển hướng chính sách đối ngoại Mỹ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trở nên rõ ràng. Tiếp sau chuyến đi tham dự Diễn đàn APEC thành công tại Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama đã gặt hái nhiều thành quả trong chuyến dừng chân tại Myanmar với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị tại quốc gia này trước khi kết thúc chuyến công du bằng một cuộc họp đặc biệt hiệu quả của G-20 tại Brisbane.

Tuy nhiên, Mỹ đã không gặp suôn sẻ tại Trung Đông, nơi mà những rủi ro dường như đang tăng lên hàng tuần. Thật vậy, dường như không có sự đồng thuận trong việc xác định hướng đi tiếp theo. Continue reading “Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc

china_and_us_flag__130304062631

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “China’s New Global Leadership”, Project Syndicate, 21/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Thảo | Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Tin tức kinh tế quan trọng nhất trong năm nay đến không quá bất ngờ: Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như thông tin từ những chuyên gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Và trong khi vị thế địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với tiềm lực kinh tế to lớn của nó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phung phí vai trò lãnh đạo thế giới của mình, vốn xuất phát từ sự tham lam vô tội vạ của giới thượng lưu kinh tế và chính trị trong nước cũng như bị mắc vào cái bẫy tự tạo trong cuộc chiến triền miên ở Trung Đông. Continue reading “Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc”