Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ

ma-xi

Nguồn: Gideon Rachman, “China is sailing into a sea of troubles”, Financial Times, 09/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.

Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ”

Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất

8EF99ECC-06EA-4187-9195

Nguồn: Christopher Bodeen, “Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance”, AP, 6/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài. Continue reading “Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất”

Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã

ma-xi-meet

Nguồn: Jonathan Sullivan, “The strategic intentions behind Xi Jinping’s meeting with Ma Ying-jeou”, South China Morning Post, 06/11/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Khi Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) bắt tay vào ngày thứ Bảy tại Singapore, đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử chủ tịch nước và tổng thống đương nhiệm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc trực tiếp gặp nhau, dù họ sẽ không gọi nhau bằng những chức danh như vậy. Ý nghĩa biểu tượng này là rất lớn, đặc biệt là về phía Trung Quốc, nơi mà hình ảnh của một Đài Loan trở về với đất mẹ luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn cả cảnh ông Tập đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama hay được đón tiếp trang trọng bởi nữ hoàng Anh. Cuộc gặp rõ ràng là một thành tích đối với ông Mã, người được thúc đẩy bởi một cảm nhận về một dân tộc Trung Hoa và vai trò của cá nhân ông trong việc bảo tồn nó. Đó cũng sẽ là một tin tuyệt vời đối với Bắc Kinh để phổ biến cho người dân trong nước, khi tờ Hoàn cầu Thời báo tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan không còn là một vấn đề nữa”. Continue reading “Ý định chiến lược đằng sau cuộc gặp Tập – Mã”

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 

viettrung

Nguồn: Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, The China Quarterly, Vol. 184 (12/2005), pp. 851-874.

Biên dịch: Thời Đại Mới

Lời người dịch: Thấm thoát đã hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là mình đã thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn còn rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công trình học thuật đáng chú ý về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đã cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đã được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này. Continue reading “Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 “

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình

428_435_5919

Nguồn: David Ignatius, “Can Xi Jinping control China’s wave of change?”, The Washington Post, 27/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một số các cửa hàng sang trọng dọc phố Des Voeux (Hong Kong) có vẻ gần như trống rỗng, có lúc không có khách hàng Trung Quốc nào ghé thăm vào cuối tuần qua. Với chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở đại lục, đây rõ ràng không phải là thời điểm phù hợp để người Trung Quốc thả tay mua sắm.

“Đảng siết tay kiềm chế các tiếng nói bất đồng,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã chạy tít như vậy hôm thứ Sáu. Bài viết kể lại rằng những quy tắc mới nhất của Đảng Cộng sản đã cấm quan chức chơi golf, ăn uống tiệc tùng, lập bè phái trong đảng và có các mối “quan hệ tình ái không đứng đắn”. Ngoài ra còn có một lệnh cấm chung chống lại “việc đánh giá một cách không phù hợp về các chính sách lớn của đảng, gây tổn hại tới sự thống nhất của đảng.” Continue reading “Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính

3000

Nguồn: Michael Sheridan, “Coup whispers sour Xi’s return“, London Sunday Times, 25/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà. Continue reading “Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc

cctv_beijing_oma_220307_12

Nguồn: Gene Frieda, “China’s Debt Termites”, Project Syndicate, 19/08/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có phép ẩn dụ nào về những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt tốt hơn là kiệt tác kiến trúc mang hơi hướng tương lai được thiết kế để làm trụ sở của Đài truyền hình nhà nước của quốc gia này, đài CCTV. Vài tháng trước khi tòa nhà này được hoàn thành năm 2009, các quan chức của đài đã cho phép tiến hành một màn bắn pháo hoa trái phép làm bùng lên một đám cháy thiêu rụi một tòa nhà nhỏ hơn trong khu phức hợp, vốn có hình chiếc nêm mà người dân Bắc Kinh đặt biệt danh là Tổ Mối.

Đám cháy đã làm trì hoãn việc hoàn thành trụ sở CCTV mãi tới năm 2012. Tổ Mối vẫn chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng; sự toàn vẹn trong kết cấu tòa nhà nhỏ hơn đã bị ảnh hưởng bởi đám cháy nhưng nó không thể được tháo dỡ xuống do lo ngại ảnh hưởng tới tòa tháp lớn hơn. Phần còn tốt của kết cấu này không thể chống đỡ nổi gánh nặng của những phần xấu. Continue reading “Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc”

Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ

China-Economy-upswing-wide-horizontal

Nguồn: Shang-jin Wei, “A False Alarm about China”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Lê Thái Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số chuyên gia cho rằng phép màu nền kinh tế Trung Quốc – điều đã đưa 300 triệu người thoát khỏi đói nghèo và thay đổi trọng tâm địa chính trị thế giới –  đang đi đến hồi kết đầy bất ổn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán biến động và sự phá giá “bất ngờ” của đồng nhân dân tệ là những dấu hiệu của sự sụp đổ kinh tế đang đến gần, bởi các khoản đầu tư mạo hiểm và mức nợ công cao đã bắt đầu kìm hãm sự tăng trưởng sản lượng nhanh chóng như trong những thập niên qua.

May mắn thay, chỉ có rất ít lý do để tin vào những dự đoán bi quan này, hoặc quan điểm cho rằng những biến động thị trường đằng sau các tít báo gần đây không chỉ là những biến động ngắn hạn đơn thuần. Suy cho cùng, biến động giá cổ phiếu là một chỉ dấu dự báo tồi về hoạt động của một nền kinh tế thực. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”

01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa

maozedong

Nguồn:Mao Zedong proclaims People’s Republic of China,” History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tự phong mình là nguyên thủ quốc gia; Chu Ân Lai được chỉ định giữ chức vụ thủ tướng. Tuyên bố độc lập này là cao trào của những năm nội chiến giữa các lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, người được hỗ trợ tiền bạc và vũ khí từ chính phủ Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc, đất nước lớn nhất ở châu Á, rơi vào tay cộng sản là một đòn đau đối với Hoa Kỳ, vốn vẫn đang choáng váng trước vụ thử hạt nhân của Liên Xô một tháng trước đó.[1]

Trước khi diễn ra sự kiện này, các quan chức trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Harry S. Truman đã cố gắng chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước điều tồi tệ nhất khi họ công bố một bản “sách trắng” vào tháng 8 năm 1949. Bản báo cáo cho rằng chế độ của Tưởng Giới Thạch đã quá mục nát, thiếu hiệu quả, và không được lòng dân đến nỗi Hoa Kỳ có viện trợ nhiều đến đâu cũng không thể cứu vãn được nữa. Continue reading “01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”